Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 53)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố

2.2.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự

Suy luận logic giữ một vai trò không thể thiếu trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Vì cứ khi nào cần đến những kết luận là những tri thức mới được rút ra từ những tri thức đã biết thì khi đó phải sử dụng đến suy luận logic. Ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, nhờ có suy luận logic mà các cơ quan có thẩm quyền tố tụng mới đưa ra được những kết luận xác định về việc có hay không có dấu hiệu tội phạm hoặc việc xác định tội danh ban đầu của vụ án để từ đó đi đến quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu có sự việc xảy ra thì phải

xem sự việc có hay không có dấu hiệu tội phạm. Để kết luận được sự việc đó có dấu hiệu tội phạm hay không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải tiến hành những điều tra, kiểm tra, xác minh ban đầu. Bằng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với hàng loạt các phương pháp khác: quan sát, đo đạc, phân tích, thống kê… nhằm thu thập tất cả các dấu vết, chứng cứ, tình tiết riêng lẻ để lại tại hiện trường xảy ra vụ việc. Trên cơ sở đó cơ quan điều tra sẽ xâu chuỗi chúng lại theo một trật tự logic nhất định để tiến hành suy luận nhằm rút ra kết luận ban đầu mang tính khái quát nhằm xác định dấu hiệu của tội phạm và xác định tội danh. Vậy, để đưa ra những kết luận đó thì điều tra viên nhất thiết phải sử dụng suy luận logic.

Ví dụ: vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước

Diễn biến vụ án: khoảng 7h sáng ngày 7/7/2015 tại tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, bà Đoàn Thị Cẩm Loan là người làm thuê cho ông Lê Văn Mỹ khi đến nhà ông Mỹ thì thấy cửa phía sau khóa. Bà Loan đi lên cửa phía trước thì thấy cửa khép hờ, đẩy cửa bước vào thì bà Loan phát hiện nhiều vết máu và nhìn thấy 3 người là ông Lê Văn Mỹ, bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga vợ ông Mỹ, Lê Quốc Anh con trai ông Mỹ chết tại phòng ngủ. Bà Loan chạy lên lầu phát hiện Lê Thị Ánh Linh là con gái ông Mỹ và Dư Ngọc Tố Như là cháu gái ông Mỹ chết tại phòng ngủ. Bà Loan đã tri hô và trình báo công an địa phương. Khi lực lượng công an đến hiện trường phát hiện thêm Dư Minh Vỹ cháu trai ông Mỹ nằm chết ở cổng nhà. Một cháu bé gái 18 tháng tuổi, là con gái út của ông Mỹ đã may mắn sống sót sau vụ thảm sát này.

Ở vụ án này để đi đến quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án trên. Cơ quan điều tra đã trực tiếp đến hiện trường xảy ra vụ án để tiến hành một số điều tra, xác minh ban đầu. Qua quan sát và khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thấy có dấu hiệu nào thể hiện là gia đình ông Mỹ tự tử và đã phát hiện tất cả các nạn nhân đều bị giết bằng phương thức cắt

cổ. Mặt khác, tại hiện trường, cơ quan điều tra nhận thấy một số thứ đồ đạc, tư trang cá nhân, tài sản đã có dấu hiệu bị lục lọi và phát hiện có dấu hiệụ bị mất mát một số tài sản của gia đình nạn nhân. Từ đó có cơ sở để cơ quan điều tra ban hành quyết định khởi tố vụ án với tội danh “giết người” và “cướp tài sản” để tiếp tục điều tra, truy xét bắt hung thủ gây án.

Thực chất, trong giai đoạn khởi tố của vụ án này, để rút ra được kết luận có hay không có dấu hiệu của tôi phạm và đi tới quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra đã phải sử dụng đến phương pháp suy luận quy nạp. Có thể sơ đồ hóa phép suy luận này như sau:

Có sáu nạn nhân đều bị giết bằng phương thức cắt cổ Một số đồ đạc, tư trang của gia đình nạn nhân bị lục lọi Trong gia đình nạn nhân bị mất mát đi một số tài sản

Các dấu hiệu này cấu thành tội “giết người” và “cướp tài sản” ├ Vậy, đây là vụ án “giết người” và “cướp tài sản”

Mặc dù vậy đây là phép suy luận quy nạp không hoàn toàn nên kết luận của suy luận này chỉ mang tính xác suất chứ chưa phải là hoàn toàn chân thực. Vì sẽ có những tình tiết được phát hiện, phát sinh thêm ở những giai đoạn sau. Song nó lại có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng cho toàn bộ quá trình điều tra sau này của vụ án. Khởi tố hình sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nó đảm bảo cho việc phát hiện nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội. Vì vậy, suy luận logic và vai trò của nó ở giai đoạn này là rất quan trọng.

Sự thể hiện vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố chủ yếu được thể hiện ở chỗ: Một là, việc sử dụng suy luận logic đúng đắn, khoa học sẽ đem lại những kết luận chuẩn xác về việc xác định dấu hiệu tội phạm cũng như xác định đúng tội danh của vụ án. Kết quả suy luận ở giai đoạn khởi tố, giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng hình sự sẽ giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra trong chính bản thân của giai đoạn này, nghĩa là nó có ảnh

hưởng trực tiếp đến việc đưa ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Mặt khác, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho các hoạt động điều tra ở giai đoạn kế tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các nhiệm vụ khác trong các giai đoạn tố tụng khác. Qua đó, góp phần tích cực vào quá trình tố tụng hình sự hay chính là giải quyết vụ án hình sự.

Ví dụ: vụ việc về người em dâu đốt nhà anh chồng làm 3 người trong một gia đình chết thảm ở thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội xảy ra đêm 24 rạng ngày 25/1/2008, tức ngày 18 tháng Chạp năm Mậu Tý.

Nội dung vụ án: khoảng 3 giờ sáng 25/1/2008, chỉ còn hơn chục ngày là tới Tết Mậu Tý, căn hộ mới xây của anh Nguyễn Chí Hưng ở xóm Kho, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đột nhiên bị phát cháy dữ dội. Vụ cháy xảy ra trong đêm vắng, trời mưa, khu vực này không có người qua lại nên hơn 30 phút sau, khi lực lượng cứu hỏa tới nơi dập tắt được đám cháy thì ngọn lửa đã gây nổ, thiêu hủy hoàn toàn 3 chiếc xe máy cùng một số tài sản, làm hư hại nhà, anh Hưng chết tại chỗ, vợ anh là Bùi Thị Thu Hà cùng cô con gái là Nguyễn Thảo Hiền mới 7 tuổi bị bỏng nặng được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện, nhưng chỉ sau 6 ngày đã tử vong.

Vụ án trên là một "bài toán" hóc búa đối với lực lượng điều tra hình sự khi tiến hành khám nghiệm hiện trường. Vì hiện trường xảy ra vụ án là một đám tro tàn nên không để lại dấu vết gì ngoài tất cả các nạn nhân của một gia đình gồm có ba người đã bị chết, vụ án không nhân chứng, không vật chứng. Nếu không kiên trì truy tìm chứng cứ, không đánh giá kỹ những vật chứng còn xót lại xung quanh hiện trường và đặc biệt nếu không sử dụng đến suy luận logic trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của vụ cháy thì sẽ không phát hiện ra được dấu hiệu của tội phạm. Bởi vì người ta dễ lầm tưởng rằng đây chỉ là một vụ tai nạn cháy bình thường bởi các nạn nhân không bị thủ phạm tấn công như những vụ án giết người, đốt xác phi tang khác đã từng xảy

ra trước đó. Tuy nhiên, nhờ có suy luận logic mà cơ quan tố tụng đã phác họa một cách tương đối chính xác về toàn bộ hiện trường của vụ án. Quá trình suy luận đó dựa trên những tiền đề xuất phát là hàng loạt những dấu vết, bằng chứng tìm thấy ở hiện trường như:

Tại hiện trường chính ở tầng một, cửa sắt được khóa nên loại trừ khả năng đối tượng đột nhập từ ngoài. Mặt khác, ba chiếc xe máy của gia đình để tại đây thuộc dòng xe Honda Dream, nên rất ít khi xảy ra hiện tượng chập cháy như những loại xe lắp đặt thêm các thiết bị bảo vệ điện tử khác và các ổ điện tại tầng một cũng không có dấu hiệu chập cháy. Do đó, loại trừ nguyên nhân cháy do bất cẩn hoặc do chập cháy điện gây ra. Hơn nữa, khi tìm kiếm khu vực gần cửa đã phát hiện dấu vết cháy xuất phát từ đó, đặc biệt mùi chất cháy để lại cho thấy đối tượng đã sử dụng xăng để đốt. Trên đường đi trước cửa nhà, phát hiện những vật dụng nghi là vật đựng chất cháy bằng nhựa, phễu…

Từ dấu vết vật chứng thu tại hiện trường, lực lượng khám nghiệm nhận định đối tượng có thể đứng từ ngoài đổ chất cháy vào nhà rồi châm lửa đốt. Với kiểu gây án như vậy thì nguyên nhân chỉ có thể do thù tức mâu thuẫn cá nhân, trong đó đặc biệt ưu tiên những mâu thuẫn như nhà đất, mâu thuẫn trong chính các thành viên của gia đình. Vụ án sau thời gian gần một năm, đến đầu tháng 10/2008 mới được kết luận, cùng với thông tin do người dân cung cấp, ba đối tượng tham gia vụ đốt nhà đã bị bắt giữ. Qua lời khai của các đối tượng chỉ vì mâu thuẫn, cô em dâu Nguyễn Thị Thuận đã nhờ hai kẻ đồng hương dùng xăng đốt nhà anh chồng để đe dọa, nhưng hậu quả xảy ra vô cùng thảm khốc.

Như vậy, thông qua một chuỗi những suy luận logic đúng đắn và sáng tạo mà lực lượng điều tra đã tìm ra nguyên nhân của vụ cháy là do có kẻ chủ mưu gây ra vì có mâu thuẫn với gia đình nạn nhân. Do đó vụ án được nhanh chóng đưa ra khởi tố kịp thời với các tội danh “giết người” và “hủy hoại tài

sản”. Thực chất suy luận trên của cơ quan điều tra về cơ bản có thể diễn đạt lại như sau:

Gọi: A là nguyên nhân của vụ cháy là do đối tượng đột nhập từ bên ngoài vào đốt; B là nguyên nhân do bất cẩn; C là nguyên nhân do chập cháy điện gây ra và D là nguyên nhân do đối tượng đứng từ ngoài đổ chất cháy vào nhà rồi châm lửa đốt.

Mà các nguyên nhân do đối tượng đột nhập từ bên ngoài vào đốt hoặc do bất cẩn hoặc do chập cháy điện gây ra đã bị loại trừ dựa vào những dấu vết thu thập được tại hiện trường vụ án.

Kết luận, khẳng định chỉ còn lại nguyên nhân do thủ phạm đứng từ ngoài đổ chất cháy vào nhà rồi châm lửa đốt.

Nhờ có suy luận trên mà cơ quan điều tra đã đưa ra quyết định khởi tố vụ án đúng đắn, kịp thời với tội danh “giết người” và “hủy hoại tài sản”, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và nó trở thành một định hướng đúng đắn cho toàn bộ quá trình điều tra tiếp theo. Vụ án sau đó được nhanh chóng giải quyết.

Hai là, việc sử dụng suy luận logic ở giai đoạn khởi tố không đúng đắn, không khoa học, tức là quá trình suy luận xuất phát từ tiền đề là các phán đoán sai lầm… thì sẽ đem lại những kết luận võ đoán, sai lầm, phiến diện, có thể làm lệch hướng quá trình điều tra của cơ quan điều tra cũng như là gây ra những khó khăn, rắc rối ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo, thậm chí sẽ dẫn tới nguy cơ bỏ lọt tội phạm, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tố tụng hình sự trong việc tìm ra sự thật khách quan về vụ án.

Thông thường những vụ án mà phát hiện nạn nhân chết vì bị thắt cổ. Do thủ phạm cố tình tạo hiện trường giả để đánh lạc hướng cơ quan điều tra, bằng cách chúng giết nạn nhân trước sau đó mới thắt cổ nạn nhân giả như một vụ nạn nhân tự tìm đến cái chết. Trong những trường hợp như vậy, nếu cơ quan điều tra không quan sát dấu vết, không đánh giá kĩ lưỡng các vật chứng

tại hiện trường xảy ra vụ việc và suy luận một cách vội vàng, thiếu căn cứ thì chắc chắn sẽ mắc phải sai lầm trong việc đưa ra kết luận trong giai đoạn điều tra ban đầu, rằng đó chỉ là một vụ tự tử thông thường. Do đó, không phát hiện được dấu hiệu của tội phạm và đương nhiên cũng không đưa vụ án ra khởi tố. Hậu quả là tội phạm bị bỏ lọt, kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Song, những vụ án kiểu như vậy ngày nay rất ít bị bỏ lọt tội phạm, nhờ có quá trình suy luận logic kết hợp với các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ khác nữa. Ví dụ: Vụ án giết vợ của tên hung thủ Bùi Xuân Khánh ở Hà Nội xảy ra vào năm 2008.

Nội dung vụ án: khoảng gần 20h ngày 18/4/2008, tên Bùi Xuân Khánh hớt hải đến trụ sở Công an phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội báo tin vợ anh ta là chị Lan Anh đã tự sát chết tại nhà trọ số 32, tổ 5 phường Việt Hưng. Ngay lập tức lực lượng điều tra xuống hiện trường vụ án để quan sát, khám nghiệm và phát hiện thấy trên chiếc giường đôi đặt ở căn phòng hẹp chỉ chừng 10m2

chị Lan Anh nằm tư thế sấp nghiêng, cổ bị thắt chặt bởi một chiếc khăn vải hoa. Đồ đạc trong buồng không xáo trộn và cũng không tìm thấy thư tuyệt mệnh của nạn nhân để lại.

Theo lời khai ban đầu trình bày với cơ quan điều tra, Bùi Xuân Khánh nói rằng chị Lan Anh đã dại dột thắt cổ tự tử chỉ vì một số mâu thuẫn nhỏ giữa hai vợ chồng. Nhưng dựa trên những dấu vết chứng cứ để lại ở hiện trường và kết quả khám nghiệm tử thi ban đầu cho thấy nạn nhân chết là do ngạt cơ học vì bị bóp cổ chứ không phải do tự thắt cổ. Cụ thể, phát hiện có vết bầm rất mờ trên cổ nạn nhân ở phía nút thắt này, đây là những vết bầm theo cơ chế siết cổ chứ không phải do thắt cổ gây nên. Vùng gáy nạn nhân có nhiều vết thương chứng tỏ cô đã bị đánh trước khi chết và nạn nhân có những thương tích bầm tụ máu ở vùng mặt, mắt, môi... Các dấu vết này không thể tự xuất hiện khi nạn nhân tự sát thắt cổ với tư thế nằm trên giường mà phải do người khác gây nên. Hơn nữa, dấu vân tay của Khánh còn để lại khá nhiều

trên vùng cổ nạn nhân và trên chính chiếc khăn mà hắn đã ngụy tạo thắt vào cổ nạn nhân. Thời điểm chết của nạn nhân là trước khi Khánh dắt xe máy ra khỏi nhà vờ đi sửa nhằm tạo chứng cứ ngoại phạm. Mặt khác, Khánh khai rằng hết buổi sáng cho tới trưa, nhìn qua phòng ngủ vẫn thấy vợ nằm im trên giường với độc một tư thế. Điều này rất vô lý, vì không ai có thể giữ nguyên được một tư thế nằm trong suốt giấc ngủ.

Như vây, nếu quy nạp tất cả những phán đoán trên lại làm tiền đề cho phép suy luận quy nạp. Cơ quan điều tra có thể rút ra kết luận một cách khá chính xác rằng. Chính tên Khánh là hung thủ giết vợ mình và cũng chính hắn đã cố tình dựng nên hiện trường giả để đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Phép suy luận đó có thể sơ đồ hóa như sau:

Nạn nhân chết là do ngạt cơ học vì bị bóp cổ chứ không phải do tự thắt cổ Vùng gáy nạn nhân có nhiều vết thương, do đã bị đánh trước khi chết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 53)