VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 34)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu 5 yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Giọt băng trồng thuỷ canh hồi lưu tại Đà Nẵng bao gồm: giá thể, dinh dưỡng, phương thức bổ sung NaCl, nồng độ nước biển và thời gian thay dinh dưỡng.

Các dung dịch dinh dưỡng Hoagland, MS và Hydroponic G9 có thành phần các nguyên tố như trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Hàm lượng các nguyên tố cơ bản trong các dung dịch thuỷ canh (ppm)

Chú thích: nd = khơng xác định, “–“ = khơng có

Các loại giá thể nghiên cứu: Xơ dừa, Vermiculite, Perlite.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trại thực nghiệm, Khoa Sinh – môi trường, trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Mơ hình thí nghiệm thuỷ canh hồi lưu

Hệ thống thủy canh hồi lưu được áp dụng theo nguyên tắc hoạt động kỹ thuật màng ding dưỡng (Nutrient Film Technique).

❖ Chuẩn bị vật liệu thuỷ canh hồi lưu:

- Các máng chứa dịch dinh dưỡng bằng ống nhựa uPVC có hình lục giác chun dụng trong việc trồng thủy canh. Ống này dày 3mm được khoét lỗ theo tiêu chuẩn (đường kính lỗ 45mm, vừa với rọ 55mm), tâm lỗ cách nhau 15cm (phù hợp với rau ăn lá).

18

- Sử dụng ống nhựa PVC có kích thước Ø21 phân phối dịch dinh dưỡng đến các máng và thùng nhựa có thể tích là 20 lít để chứa dung dịch dinh dưỡng phân phối cho hệ thống cây và dung dịch sau khi thu hồi.

Hình 2.1. Mơ hình thuỷ canh hồi lưu

❖ Giá thể:

- Giá thể: Xơ dừa, Xơ dừa + Vermiculite, Xơ dừa + Perlite + Vermiculite. ❖ Ươm cây con

+ Hạt giống cây Giọt băng được gieo invitro trên mơi trường MS cơ bản sau đó đưa vào phịng ni cấy ở nhiệt độ 25oC. Sau 3 tuần tiến hành trồng vào các khay có loại giá thể thí nghiệm.

+ Sau khi trồng 3 tuần cây đạt chiều cao 2 cm được cho vào các rọ thuỷ canh và Chuyển các cây giống lên giàn thuỷ canh thuỷ canh hồi lưu.

19

Hình 2.2. Cây Giọt băng 3 tuần tuổi

❖ Pha dung dịch dinh dưỡng

- Dung dịch dinh dưỡng Hoagland và Amon.

- Dung dịch thuỷ canh MS (Murashige and Skoog medium). - Dung dịch thuỷ canh G9 hydroponic.

2.3.2. Ảnh hưởng của loại giá thể thuỷ canh khác nhau đến sinh trưởng cây Giọt băng băng

Cây Giọt băng sau khi ra đất được 3 tuần tuổi tiến hành trồng lên các giàn thuỷ canh hồi lưu trong 3 loại giá thể khác nhau là: Xơ dừa, Xơ dừa + Vermiculite với tỉ lệ (2:1), Xơ dừa + Vermiculite + Perlite (2:1:1). Tiến Hành trồng trên dung dịch thuỷ canh 1/2 Hoagland. Mỗi nghiệm thức tiến hành trồng 10 cây và lặp lại 3 lần và pH của dung dịch thuỷ canh được duy trì trong khoảng 6–6,5.

Các cơng thức thí nghiệm: - CT1: 100% Xơ dừa (GT1)

- CT2: 100% Xơ dừa + 50% Vermiculite với tỉ lệ (2:1) (GT2)

20

2.3.3. Ảnh hưởng của loại dung dịch thuỷ canh khác nhau đến sinh trưởng cây Giọt băng Giọt băng

Cây Giọt băng sau khi ra đất được 3 tuần tuổi tiến hành trồng lên các giàn thuỷ canh hồi lưu với loại giá thể 100% Xơ dừa +50% Vermiculite +50% Perlite (2:1:1) trong 3 loại dung dịch dinh dưỡng khác nhau là: 1/2 MS, 1/2 Hoagland (1/2HL), Hydroponic G9 (G9). Mỗi nghiệm thức tiến hành trồng 10 cây và lặp lại 3 lần và pH của dung dịch được duy trì trong khoảng 6–6,5.

2.3.4. Ảnh hưởng của phương thức bổ sung NaCl khác nhau đến sinh trưởng của cây Giọt băng cây Giọt băng

Cây Giọt băng được trồng với giá thể hỗn hợp: 100% Xơ dừa + 50% Vermiculite + 50% Perlite (2:1:1) với dung dịch thuỷ canh 1/2 HL theo 3 phương thức bổ sung NaCl khác nhau bao gồm:

- PT1: Tiến hành bổ sung 100mM NaCl vào dung dịch thuỷ canh sau 1 tuần sau khi trồng cây Giọt băng lên dàn thuỷ canh.

- PT2: Tiến hành bổ sung 50mM NaCl sau 1 tuần tiến hành tăng lên nồng độ 100mM NaCl.

- PT3: Tiến hành bổ sung 100mM NaCl ngay sau khi trồng lên dàn thuỷ canh

Mỗi nghiệm thức tiến hành trồng 10 cây và lặp lại 3 lần và pH của dung dịch được duy trì trong khoảng 6–6,5.

2.3.5. Ảnh hưởng của nồng độ nước biển đến sinh trưởng cây Giọt băng

Cây Giọt băng được trồng với giá thể hỗn hợp: 100% Xơ dừa + 50% Vermiculite + 50% Perlite (2:1:1) với dung dịch thuỷ canh 1/2 HL theo 3 nồng độ nước biển khác nhau bao gồm:

- NĐ1: Tiến hành bổ sung 0% nước biển vào dung dịch thuỷ canh trồng cây Giọt băng. - NĐ2: Tiến hành bổ sung 20% nước biển vào dung dịch thuỷ canh trồng cây Giọt băng. - NĐ3: Tiến hành bổ sung 40% nước biển vào dung dịch thuỷ canh trồng cây Giọt băng. Mỗi nghiệm thức tiến hành trồng 10 cây và lặp lại 3 lần và pH của dung dịch được duy trì trong khoảng 6–6,5.

2.3.6. Ảnh hưởng của thời gian thay dinh dưỡng khác nhau đến sinh trưởng cây Giọt băng

Cây Giọt băng được trồng với giá thể hỗn hợp: 100% Xơ dừa + 50% Vermiculite + 50% Perlite (2:1:1) với dung dịch thuỷ canh 1/2 HL theo 3 khoảng thời gian thay dinh

21

dưỡng khác nhau là 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày. Mỗi nghiệm thức tiến hành trồng 10 cây và lặp lại 3 lần và pH của dung dịch được duy trì trong khoảng 6–6,5.

2.3.7. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng

Dùng thước có chia vạch đến milimet để đo chiều cao của cây, đo từ gốc đến mút lá cao nhất của cây. Mỗi lơ thí nghiệm chọn 5 cây ngẫu nhiên để đo và đánh dấu các cây để lần sau đo.

Xác định chiều cao trung bình/ cây bằng phương pháp đo trực tiếp (cm/cây)

Xác định số lá trên mỗi cây theo phương pháp đếm trực tiếp (lá/cây)

Xác định khối lượng TB/cây bằng phương pháp cân trực tiếp (g/cây)

2.3.8. Bố trí thí nghiệm và xử lý dữ liệu

Các thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên gồm có 5 thí nghiệm. Mỗi thí

nghiệm được lặp lại 3 lần (mỗi lần lặp lại 10 cây). Riêng ở thí nghiệm 4 và 5 được lặp lại 2 lần.

Số liệu được thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm excel và được kiểm định bằng phân tích Ducan’ S test trên phần mềm SPSS 16.0.

22

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)