4. Nội dung nghiên cứu
3.3.2. Ảnh hưởng của các phương thức bổ sung NaCl đến số lá của cây Giọt băng
Phương thức bổ sung NaCl ở mức cao ngay lập tức có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh lá ở cây Giọt băng. Số lá ở nghiệm thức PT3 có xu hướng phát sinh chậm hơn ở hai nghiệm thức còn lại là PT1 và PT2. Tại 28 ngày khi cây ở phương thức bổ sung PT3 đã thích nghi với điều kiện môi trường thì quá trình phát triển về số lá gần như không chênh lệch ở ngày thứ 28 (bảng 3.8, hình 3.8).
Bảng 3.6. Số lá của cây Giọt băng trồng ở phương thức bổ sung NaCl khác nhau (lá).
Phương thức bổ sung NaCl
Số lá của cây theo thời gian ( ngày)
7 14 21 28
PT1 4.20 ± 0.28a 4.80±0.56a 7.05±2.05bc 7.90±1.09c
PT2 4.28±0.11a 5.00±0.56a 7.24±2.60c 7.79±1.79c
PT3 4.09±0.12a 4.60±0.28a 6.40±2.60b 7.68±1.25c
Ghi chú. Các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (Ducan‘ S test).
33
Hình 3.10. Số lá của cây Giọt băng trồng ở phương thức bổ sung NaCl khác nhau. 3.3.3. Ảnh hưởng của phương thức bổ sung NaCl khác nhau đến khối lượng tươi của cây Giọt băng
Hình 3.11. Cây Giọt băng trồng ở các loại phương thức bổ sung NaCl khác nhau.
Chú thích: Cây Giọt băng trồng ở PT1(A); cây Giọt băng trồng ở PT2 (B); cây Giọt băng trồng ở PT3(C). 0 2 4 6 8 10 12
0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
Số l
á
(lá)
Thời gian theo dõi (ngày)
PT1 PT2 PT3
34
Hình 3.12.Khối lượng tươi cây Giọt băng trồng ở các phương thức bổ sung NaCl.
Kết quả cho thấy khối lượng tươi khi thu hoạch ở cây Giọt băng đạt khối lượng cao nhất ở nghiệm thức PT1 là 5,21g cao hơn 2 nghiệm thức còn lại PT3 và PT2 là 2,27 và 2,31g (bảng 3.9). Qua đây cho thấy phương thức bổ sung NaCl có ảnh hưởng đến khối lượng tươi của cây Giọt băng khi thu hoạch. Có thể giải thích khối lượng tươi của cây Giọt băng chịu ảnh hưởng bởi chiều cao và số lá trên cây, khi cây chịu ảnh hưởng của các phương thức bổ sung NaCl khác nhau thì quá trình tăng trưởng về chiều cao và số lá khác nhau ở các nghiệm thức.
Nghiên cứu này đã cho thấy phương thức bổ sung NaCl khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng và khối lượng tươi của cây Giọt băng nuôi trồng thủy canh. Phương thức bổ sung NaCl ở nghiệm thức PT2 và PT3 có xu hướng ức chế sinh trưởng của cây Giọt băng trong giai đoạn ban đầu do chênh lệch về áp suất thẩm thấu bên trong cây. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của E. Klados và N.Tzortzakis (2014) về ảnh hưởng của NaCl đến chiều cao, số lá và khối lượng của thực vật trồng thuỷ canh (Klados & Tzortzakis, 2014).
3.4. Ảnh hưởng của nồng độ nước biển bổ sung đến sinh trưởng của cây Giọt băng trồng thuỷ canh tại Đà Nẵng trồng thuỷ canh tại Đà Nẵng
3.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ nước biển bổ sung đến chiều cao của cây Giọt băng
Độ mặn trong nước gây ra những bất lợi đối với canh tác cây trồng như: giảm sản lượng, thất thoát sinh khối. Việc áp dụng các loài cây có khả năng chống chịu và tận
5.21 2.31 2.27 0 1 2 3 4 5 6 PT1 PT2 PT3 Khối lư ợng tươi (g/cây )
35
dụng tài nguyên nước mặn việc làm có ý nghĩa cho thực tiễn (Duarte et al., 2014). Nước biển là tài nguyên có thể sử dụng để canh tác nhưng không thể áp dụng đối với cây trồng truyền thống. Cây Giọt băng là một ngoại lệ vì đặc tính sinh trưởng có khả năng thích nghi trong điều kiện mặn. Hơn nữa, trong môi trường mặn cây thường tăng cường nồng độ nội sinh của các hợp chất dinh dưỡng cao (Atzori et al., 2017). Nghiên cứu này tiến hành đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung các nồng độ nước biển đến sinh trưởng của cây Giọt băng trồng thuỷ canh hồi lưu tại 7, 14, 21, 28 ngày.
Bảng 3.7. Chiều cao của cây Giọt băng trồng ở các nồng độ nước biển (cm).
Nồng độ nước biển
Chiều cao của cây theo thời gian ( ngày)
7 14 21 28
NĐ1 2.38±0.41a 3.22±0.44b 3.44±0.52b 5.20±1.03d
NĐ2 2.40±0.37a 3.20±0.42b 3.60±0.51c 4.60±0.51c
NĐ3 2.18±0.40a 3.20±0.42b 3.40±0.51b 4.25±0.46c Ghi chú. Các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (Ducan‘ S test)
Hình 3.13. Chiều cao của cây Giọt băng trồng ở các nồng độ nước biển khác nhau.
0 1 2 3 4 5 6 7
0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
Chiều
cao (cm
)
Thời gian theo dõi (ngày)
36
Kết quả cho thấy ảnh hưởng nồng độ nước biển khác nhau không có sự khác biệt từ ngày bắt đầu đến ngày thứ 21. Tại 21 ngày chiều cao của cây ở cả ba nồng độ nước biển lần lượt từ NĐ1 đến NĐ3 là 3,44, 3,60, 3,40cm. Từ ngày 21 đến ngày 28 chiều cao của cây có xu hướng tăng ở nghiệm thức NĐ1 (5,20 cm) và cao hơn chiều cao hai nghiêm thức còn lại NĐ1 và NĐ2 (bảng 3.7, hình 3.13).
3.4.2. Ảnh hưởng của bổ sung nồng độ nước biển khác nhau đến số lá của cây Giọt băng băng
Ảnh hưởng của stress mặn sẽ dẫn đến thay đổi về số lượng và hình thái lá của các loài thực vật (Atzori et al., 2017). Ở nồng độ mặn khác nhau cây trồng có các cơ chế phát sinh lá riêng biệt để thích nghi. Nghiên cứu này đã đánh giá số lá của cây Giọt băng trồng thuỷ canh ở các nồng độ nước biển được theo dõi tại 7, 14, 21, 28 ngày.
Bảng 3.8. Số lá của cây Giọt băng trồng ở các nồng độ nước biển.
Nồng độ nước biển
Số lá của cây theo thời gian ( ngày)
7 14 21 28
NĐ1 4.66±1.00a 4.66±1.00a 7.77±1.00c 7.60±1.57c
NĐ2 4.18±0.60a 4.18±0.60a 6.40±0.84b 8.00±0.00c
NĐ3 4.00±0.00a 4.00±0.00a 6.60±0.96b 8.00±0.00c
Ghi chú. Các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cây 95% (Ducan‘ S test)
37
Hình 3.14. Số lá của cây Giọt băng trồng ở các nồng độ nước biển.
Kết quả cho thấy số lá của cây ở các nồng độ nước biển không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức từ 0 đến 14 ngày. Tại 21 ngày số lá ở NĐ1 cho kết quả số lá cao nhất là 7,74 lá cao hơn hai nghiệm thức NĐ2 và NĐ3 (bảng 3.8; hình 3. 4). Tại 28 ngày số lá ở cả 3 nghiệm thức không có sự chênh lệch đáng kể. Từ kết quả cho thấy nồng độ nước biển bổ sung không ảnh hưởng đến sự phát sinh lá ở cây Giọt băng.
3.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ nước biển bổ khác nhau đến khối lượng tươi của cây Giọt băng Giọt băng
Nồng độ nước biển khác nhau có ảnh hưởng đến khối lượng tươi của một số loại cây ưu mặn (Atzori et al., 2019). Trong nghiên cứu này ở nghiệm thức NĐ1 cho khối lượng tươi cây giọt băng cao nhất. Cụ thể, khối lượng tươi của cây Giọt băng lần lượt ở ba nghiệm thức NĐ1,NĐ2 và NĐ3 là 6,03, 4,79 và 3,42g (Hình 3.15). 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
Số lá
(lá)
Thời gian theo dõi (ngày)
38
Hình 3.15. Khối lượng tươi cây Giọt băng trồng ở các nồng độ nước biển khác nhau.
Hình 3.16. Cây Giọt băng trồng ở các nồng độ nước biển bổ sung khác nhau.
Chú thích: Cây Giọt băng trồng ở NĐ1(A); cây Giọt băng trồng ở NĐ2 (B); cây Giọt băng trồng ở NĐ3(C)
Kết quả cho thấy nồng độ nước biển không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao và số lá của cây Giọt băng. Độ mặn sẽ kéo dài giai đoạn sinh dưỡng của cây Giọt băng do cây cần thời gian thích nghi với điều kiện mặn. Vì vậy khối lượng tươi ở nghiệm thức trồng có bổ sung nồng độ nước biển có thể thấp hơn cây trồng không bổ sung. Nếu kéo dài
6.025 4.79 3.42 0 1 2 3 4 5 6 7 ND1 ND2 ND3 khối lượng tươi ( g/cây ) Nồng độ nước biển A B C A B C
39
thời gian nuôi trồng thuỷ canh có thể cây Giọt băng sẽ sinh trưởng tốt trong điều kiện nước biển ở cả hai nghiệm thức thí nghiệm. Theo nghiên cứu của Giulia Atzori và Cs về cây Giọt băng thì sinh khối, độ mọng nước của lá thậm chí còn tăng khi độ mặn tăng lên. Khả năng thích nghi của cây có thể mở đường cho việc sử dụng cây Giọt băng làm cây trồng mặn có giá trị cao (Atzori et al., 2017). Một nghiên cứu khác trên của Atzori và cộng sự trên cây rau diếp xoăn đã trồng thử nghiệm thủy canh và đất (chậu) trong điều kiện muối: đã chứng minh rằng trồng rau diếp xoăn với 10% nước biển trong thủy canh cho sinh khối cao hơn (Atzori et al., 2019).
3.5. Ảnh hưởng của thời gian thay dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây Giọt băng trồng thuỷ canh tại Đà Nẵng trồng thuỷ canh tại Đà Nẵng
Cây Giọt băng có thể phát triển trong đất cát và đất mùn thoát nước tốt, thậm chí đất nghèo dinh dưỡng và nhiễm mặn. Trong nuôi trồng thuỷ canh thời thay dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sinh khối của cây cũng như kinh phí sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thay dinh dưỡng sẽ giúp hạn chế thất thoát dinh dưỡng dư thừa cũng như chi phí sản xuất rau thuỷ canh. Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng thời gian thay dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây Giọt băng tại 7, 14, 21 và 28 ngày.
Bảng 3.9. Chiều cao của cây Giọt băng trồng ở các thời gian thay dinh dưỡng.
Thời gian thay dinh dưỡng
Chiều cao của cây theo thời gian ( ngày)
7 14 21 28
TG1 2.94±0.16a 4,14±0.37b 4,37±0.51b 5,62±0,52d
TG2 3,18±0.37a 4,57±0.53b 5,75±0,46c 5.75±0.66c
40
Hình 3.17. Chiều cao của cây Giọt băng trồng ở các thời gian thay dinh dưỡng.
Kết quả cho thấy, chiều cao cây ở TG2 tăng trưởng nhanh tại giai đoạn từ 0 đến 21 ngày và có sự khác nhau ở các nghiệm thức. Ở thời gian thay dinh dưỡng TG2 đạt giá trị cao nhất 5,75 cm ở 21 ngày (bảng 3.9; hình 3.17). Đến ngày thứ 28 thì chiều cao cây Giọt băng tương đối đồng đều ở các nghiệm thức.
Bảng 3.10. Số lá của cây Giọt băng trồng ở các thời gian thay dinh dưỡng.
Phương thức bổ sung NaCl
Số lá của cây theo thời gian ( ngày)
7 14 21 28 PT1 4.20 ± 0.28a 4.80±0.56a 7.05±2.05bc 7.90±1.09c PT2 4.28±0.11a 5.00±0.56a 7.24±2.60c 7.79±1.79c PT3 4.09±0.12a 4.60±0.28a 6.40±2.60b 7.68±1.25c 0 1 2 3 4 5 6 7
0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
chiều
cao (cm
)
Thời gian theo dõi (ngày)
41
Hình 3.18. Số lá của cây Giọt băng trồng ở các thời gian thay dinh dưỡng.
Số lá của cây Giọt băng ở các nghiệm thức thí nghiệm theo thời gian không có sự khác biệt. Cụ thể, số lá của cây Giọt băng ở các nghiệm thức TG1 đến TG3 là 7,90; 7,79; 7,68 lá ở 28 ngày (bảng 3.10; hình 3.17).
Hình 3.19. Khối lượng tươi cây Giọt băng trồng ở các thời gian thay dinh dưỡng
0 2 4 6 8 10 12
0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
Số lá
(lá)
Thời gian theo dõi (ngày)
TG1 TG2 TG3 5.12 6.35 5.79 0 1 2 3 4 5 6 7 TG1 TG2 TG3 Khối lư ợng tươi (g/cây )
42
Tóm lại, nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thay dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây Giọt băng cho thấy thời gian thay dinh dưỡng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để chọn thời gian thay dinh dưỡng nhằm hạn chế thất thoát về dinh dưỡng cũng như giảm chi phí trong sản xuất mà vẫn đảm bảo quá trình sinh trưởng của cây Giọt băng.
43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Giá thể có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Giọt băng trồng thuỷ canh hồi lưu. Kết quả cho thấy rằng chiều cao của cây phát triển tốt nhất ở loại giá thể Xơ dừa + Vermiculite – 5,5cm. Ở giá thể Xơ dừa + Vermiculite + Perlite cây Giọt băng có số lá, khối lượng tươi đạt cao nhất 8,4 lá và 7,31g.
- Môi trường dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Giọt băng. Ở môi trường dinh dưỡng 1/2 MS cây Giọt băng đạt chiều cao, số lá và khối lượng tươi cao nhất lần lượt là 6,20 cm; 7,80 lá; 6,72g. Môi trường 1/2 MS có thể là một lựa chọn bên cạnh khi muốn thay đổi dung dịch thuỷ canh truyền thống là 1/2 Hoagland.
- Các phương thức bổ sung NaCl có xu hướng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Giọt băng theo thời gian. Cây Giọt băng bị ức chế sinh trưởng trong hai tuần đầu tiên khi ở nồng độ NaCl cao là 100mM. Cây Giọt băng đạt chiều cao, số lá và khối lượng tươi cao nhất ở phương thức bổ sung tăng dần từ 50 mM lên 100mM trong hai tuần đầu. Cụ thể cây đạt chiểu cao là 4,30 cm, số lá là 7,9 lá và khối lượng tươi là 5,21g.
- Môi trường dinh dưỡng có bổ sung nước biển ở các hàm lượng khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao và số lá của cây Giọt băng. Hơn nữa, độ mặn nước biển sẽ kéo dài giai đoạn sinh dưỡng của cây Giọt băng và khối lượng tươi ở nghiệm thức trồng có bổ sung nồng độ nước biển có thể thấp hơn do cây cần thời gian thích nghi với điều kiện mặn. Nếu kéo dài thời gian nuôi trồng thuỷ canh có thể cây Giọt băng sẽ sinh trưởng tốt trong điều kiện nước biển ở cả hai nghiệm thức thí nghiệm.
- Thời gian thay dinh dưỡng khác nhau không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Giọt băng. Có thể thay dinh dưỡng ở 14 ngày để đảm bảo cây sinh trưởng và cho sinh khối tốt nhất.
2. Kiến nghị
- Cần có những nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy, thời gian thu hoạch và cách thức thu hoạch với cây Giọt băng trồng thuỷ canh.
- Cần thiết kế những mô hình trồng thử nghiệm cây Giọt băng ở địa bàn có nước nhiễm mặn và nồng độ mặn trong không khí cao khó có thể canh tác các loại rau truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Báo cáo tình hình xâm nhập mặn năm 2015-2016 vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ở Miền Trung, Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp khắc phục”, 2017.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
Nhật bản hỗ trợ trồng cây có tác dụng trị máu nhiễm mỡ tại An Giang, Tạp chí thông tin đối ngoại - ban tuyên giáo trung ương.
Võ Thi Bạch Mai (2003), Thủy canh cây trồng, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch, NXB Khoa học và
kỹ thuật Hà Nội.
Dương Tấn Nhựt (2005), Giáo trình thủy canh, Đại học Đà Lạt.
Dương Tấn Nhựt (2008), Công trình nghiên cứu hệ thống nuôi cấy thủy canh tự động tại Phân viện sinh học Đà Lạt
Võ Thị Kim Oanh (1996), Nghiên cứu khả năng ứng dụng kỹ thuật trồng cây trong dung dịch cho một số cây rau ở vùng Gia Lâm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
Lê Tấn Phước (1996), “Trồng rau trên không ở Singapore”, báo khoa học và đời sống, số 53, Tr 10.
Đỗ Thị Trường (2009), “Thử nghiệm ảnh hưởng của một số môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của rau cải xanh bằng kỹ thuật thủy canh tại Đà Nẵng”, tạp chí KH&CN Đại học Đà Nẵng, số 5(34), tr 103-109.
Hoàng Thị Sản (2003), Phân loại học thực vật, NXB Giáo dục.
Phạm Ngọc Sơn (2006), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh và khí canh trong sản xuất rau cải xanh và xà lách ở Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
Trung tâm thông tin, Bộ nông nghiệp và công nghệ thực phẩm (1992), Trồng trọt không dùng đất trong nghề làm vườn, TR.12, 16-18, 122, 129 – 150.
Benton Jonhnes Jr (2005), Hydroponics – A Practical Guide for the Soilless Grower, CRC press.
Chow, K.K., Price, T.V., and Hanger, B.C. (1988), Commercial Hydroponics in Australia. J.Aust.Inst.Agric.Sci.Apr-May, pp 32-35.
Howard, M.Resh, pH.D. (1991), Plant nutrient, In: Hydroponic food production, Published