Ảnh hưởng của các giá thể đến sinh trưởng của cây Giọt băng

Một phần của tài liệu (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các giá thể đến sinh trưởng của cây Giọt băng

3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây Giọt băng

Chiều cao là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, đồng thời cũng góp phần tạo nên sinh khối. Trong các hệ thống thuỷ canh, giá thể có vai trị quan trọng và có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao của cây (Istiqomah, 2016). Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến chiều cao của cây Giọt băng tại 7, 14, 21 và 28 ngày.

Bảng 3.1. Chiều cao của cây Giọt băng trồng ở các loại giá thể khác nhau (cm).

Loại giá thể Chiều cao của cây theo thời gian ( ngày)

7 14 21 28

GT1 3,90±0,67a 3,90±0,78ab 4,80±0,40cd 5,10±0,53dc

GT2 3,50±0,50a 4,20±0,80bc 5,30±0,45dc 5,50±0,50e

GT3 3,50±0,50a 4,70±0,41a 5,10±0,78dc 5,30±0,64de

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (Ducan‘ S test)

23

Hình 3.1. Chiều cao của cây Giọt băng trồng ở các loại giá thể khác.

Kết quả cho thấy, ở các loại giá thể khác nhau có sự tăng trưởng về chiều cao tăng dần qua các giai đoạn. Giai đoạn cây có 2 lá thật cho đến 7 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao khá chậm và bằng nhau ở các nghiệm thức (bảng 2.1; hình 3.1). Tại 14 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao ở GT3 cho kết quả cao hơn hai loại giá thể còn lại. Cụ thể, chiều cao của cây tại 14 ngày, trồng ở giá thể GT3 cho kết quả cao nhất là 4,7 cm cao hơn cây trồng ở giá thể GT1 (3,9 cm) và GT2 (4,2 cm). Giai đoạn từ 14 – 21 ngày cây trồng ở giá thể GT1 và GT2 có tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng dần từ 3,9 và 4,2 cm lên 4,8 và 5,3 cm. Giai đoạn từ 21 – 28 ngày sự tăng trưởng chiều cao của cây trồng ở các loại giá thể khơng có khác nhau nhiều.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy giá thể có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao của cây Giọt băng ở giai đoạn đầu từ 0 đến 14 ngày tuổi. Ở giá thể GT3, cây Giọt băng tăng trưởng về chiều cao nhanh hơn 2 loại giá thể còn lại ở giai đoạn 14 ngày. Điều này có thể lý giải do tính chất vật lý ở giá thể kết hợp với Perlite có sự thống khí, giữ ẩm và chứa các bóng khí bên trong để chứa khơng khí. Bên cạnh đó đá Perlite có cấu tạo từ silic cho phép nước dư thừa thốt di dễ dàng nên có khả năng tiêu thoát nước tốt hơn (Patil et al., 2020).

3.1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến số lá của cây Giọt băng

Lá là sản phẩm thu hoạch chính của cây Giọt băng, cơ quan quang hợp và là nơi dự trữ chất dinh dưỡng. Số lá trên cây là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất cây.

0 1 2 3 4 5 6 7

0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày

Chiều

cao (cm

)

Thời gian theo dõi (ngày)

24

Những loại giá thể khác nhau có khả năng giữ ẩm và thành phần chất khống khác nhau góp phần thúc đẩy trình ra lá của cây. Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến số lá của cây Giọt băng theo dõi qua 7, 14, 21 và 28 ngày.

Bảng 3.2. Số lá của cây Giọt băng trồng ở các loại giá thể khác nhau (lá).

Loại giá thể Số lá của cây theo thời gian ( ngày)

7 14 21 28

GT1 4,80±0,97a 6,80±0,98bc 7,20±0,97bc 8,00±0,89cd

GT2 5,60±0,80a 6,60±0,91b 7,60±0,80bcd 8,00±0,89cd

GT3 5,00±1,00a 6,80±0,97b 8,00±2,00cd 8,40±1,49d

Hình 3.2. Số lá của cây Giọt băng trồng ở các loại giá thể khác nhau.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, số lá ở tất cả các cơng thức thí nghiệm tăng dần theo thời gian. Số lá ở cơng thức thí nghiệm giá thể GT3 đạt giá trị cao nhất 8.4±1.49 lá và ở giá thể GT1 đạt giá trị thấp nhất 7.4±0.91 tại thời gian 28 ngày (bảng 3.2: hình 3.2). Ở các lần theo dõi (7,14,21,28 ngày) giá trị P đều lớn hơn 0,05 nên sự khác biệt về số lá ở

0 2 4 6 8 10 12

0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày

Số lá

(lá)

Thời gian theo dõi (ngày)

25

các nghiệm thức là khơng có ý nghĩa. Qua đây cho ta thấy giá thể không ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh lá ở cây Giọt băng trồng thuỷ canh.

3.1.3. Ảnh hưởng của giá thể đến khối lượng tươi của cây Giọt băng

Hình 3.3. Khối lượng tươi cây Giọt băng trồng sau 28 ngày.

Kết quả khối lượng tươi sau 28 ngày cao nhất 7,31g ở GT3 cao hơn khối lượng ở GT1 (5,12g) và GT2 (5,39g) (hình 3.3). Kết quả này cho thấy giá thể có ảnh hưởng đến khối lượng tươi của cây Giọt băng khi thu hoạch.

Hình 3.4. Cây Giọt băng trồng ở các loại giá thể khác nhau.

Chú thích. Cây Giọt băng trồng ở GT1(A); cây Giọt băng trồng ở GT2(B); cây Giọt

băng trồng ở GT3(C) A B C 5.12 5.395 7.315 0 1 2 3 4 5 6 7 8 GT1 GT2 GT3 Khối lư ợng tươi (g/cây ) Loại giá thể c B

26

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến sinh trưởng của cây Giọt băng cho thấy rằng chiều cao của cây phát triển tốt nhất ở cơng thức thí nghiệm GT2 – 5,5cm. Mặt khác, số lá và khối lượng tươi của cây ở cơng thức thí nghiệm GT3 đạt cao nhất 8,4 lá và 7,31g. Qua quan sát thực tế ở cơng thức thí nghiệm GT3 cho hình thái cây có sự phát triển về diện tích lá và số lá lơn hơn ở cơng thức GT2 từ đó dẫn đến khối lượng tươi cao nhất khi thu hoạch 28 ngày. Theo nghiên cứu của Hamid R. Roosta và Simin Afsharipoor cho thấy ở giá thể hỗn hợp có phối hợp với Perlite trong trồng dâu thuỷ canh cho hiệu quả cao nhất và được khuyến khích trong canh tác thuỷ canh (Roosta & Afsharipoor, 2012). Một nghiên cứu của Majdi và cs, (2012) đã đánh giá hiệu quả của chất nền như: vermiculite +cát, than bùn + Perlite và đá len trên các chỉ số tăng trưởng của tiêu xanh và họ kết luận rằng chất nền than bùn + Perlite có tác dụng tốt nhất đến sinh trưởng và năng suất cây (Majdi et al., 2012). Trong một nghiên cứu khác của Yasser Mahmoud Awad và cs đã chỉ ra rằng việc sử dụng giá thể có sự kết hợp của Perlite cho kết quả về khối lượng tươi và số lá cao hơn việc sử dụng giá thể khơng có sự kết hợp với Perlite ở trồng thuỷ canh rau cải (Mahmoud et al., 2017). Các kết quả cũng chỉ ra rằng việc sử dụng giá thể thủy canh kết hợp với Perlite có thể là một giải pháp thay thế và hiệu quả công nghệ để quản lý tốt hơn sự phát triển không mong muốn của tảo trong các dung dịch dinh dưỡng tạo thuận lợi cho cây trồng hấp thu tốt các loại khoáng chất trong dung dịch thuỷ canh.

3.2. Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây Giọt băng trồng thuỷ canh tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Trang 34 - 38)