Một số thành tựu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 81 - 91)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.1. Nhận xét tổng quát

3.1.1. Một số thành tựu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

Một là, Đảng bộ tỉnh đã có chủ trƣơng, biện pháp, chính sách kịp thời, phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tiễn nhằm định hƣớng cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Trên tinh thần, quan điểm của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX; Nghị quyết lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa VIII “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa IX “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”; Quyết định 100-QĐ/TW ngày 3/6/1995 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng; Quy định số 54- QĐ/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng về “Chế độ học tập lý luận trong Đảng... Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành những Nghị quyết, Quyết định... về nâng cao chất lƣợng công tác ĐT&BDLLCT cho cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh; bên cạnh đó, cũng đƣa ra hƣớng dẫn, chỉ đạo hoạt động cụ thể về trách nhiệm, nhiệm vụ, nội dung chƣơng trình đào tạo, quy chế và bộ máy của Trƣờng Chính trị tỉnh và các TTBDCT huyện, thị xã nhằm tiếp tục đẩy mạnh nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Để hiện thực hóa các chủ trƣơng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ban thƣờng vụ tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 26/2/1997 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ từ nay đến năm 2000”; Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 30/3/2001 “Về một số nhiệm vụ trong tâm trong công tác xây dựng Đảng năm 2001”; Kế hoạch số 42- KH/TU ngày 5/11/2004 về “Sơ kết

việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; Chƣơng trình hành động số 06-CTr/TU “Về thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa IX”; Đề án số 05- ĐA/TU ngày 7/12/2006

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, phường, thị trấn”....

Đây chính là những định hƣớng nhằm nâng cao chất lƣợng ĐT&BDLLCT cho cán bộ trong toàn tỉnh nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng, từ đó giúp cho Trƣờng Chính trị tỉnh và các TTBDCT cụ thể hóa thành các nội quy, quy định, quy chế phù hợp với điều kiện của đơn vị và đƣa hoạt động giáo dục, rèn luyện, học tập đi vào nề nếp, đạt đƣợc những kết quả nổi bật trong giai đoạn từ năm 1997- 2005. Từ đó, tạo tiền đề cho công tác ĐT&BDLLCT trong giai đoạn tiếp theo thu đƣợc thành tựu vƣợt bậc.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có chủ chƣơng và giải pháp phù hợp gắn xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở với công tác đào tạo và bồi dƣỡng lý luận chính trị

Nhằm thực hiện mục tiêu” Đổi mới cơ bản chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hƣớng đào tạo cơ bản, bồi dƣỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực” [22, tr.5] ... Đặc biệt quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đảng viên và củng cố các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhân tố quan trọng bảo đảm thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [22, tr.6-7]. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định công tác lý luận trƣớc hết phải hƣớng vào những vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, góp phần bổ sung, hoàn thiện đƣờng lối của Đảng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiều đƣợc con đƣờng đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam là tất yếu; đồng thời tăng cƣờng công tác ĐT&BDLLCT cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán

bộ cơ sở. Quán triệt những quan điểm đó, nhất là nhằm đáp ứng những nhiệm vụ của tỉnh Thái Nguyên sau khi thực hiện chia, tách tỉnh với điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân chƣa ổn định, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, trong thời gian ngắn phải xây dựng cả về số lƣợng và chất lƣợng nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh, đó là một thách thức lớn đặt ra cho Đảng bộ tỉnh. Từ yêu cầu của tình hình mới, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục của công tác tƣ tƣởng, lý luận, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động, củng cố niềm tin vững chắc vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vào sự lãnh đạo của Đảng. Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị đối với Trƣờng Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện trên cơ sở đổi mới phƣơng pháp dạy và học, gắn lý luận với thực tiễn. Thực hiện chế độ học tập lý luận bắt buộc đối với các đối tƣợng cán bộ, đảng viên theo quy định của Trung ƣơng; bên cạnh đó xây dựng các đề án, kế hoạch cụ thể nhằm phát huy tốt đa hoạt động của Trƣờng Chính trị tỉnh và các TTBDCT huyện, thị xã.

Đảng bộ tỉnh đặt ra yêu cầu trong tình hình mới, đó là: Ngƣời cán bộ lãnh đạo phải gƣơng mẫu, đoàn kết, tập hợp, phát huy đƣợc sức mạnh tập thể, tạo đƣợc chuyển biến và kết quả cụ thể trong ngành, địa phƣơng, đơn vị mình phụ trách; bản thân không quan liêu, tham nhũng, kiến quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng ngƣời có đức, có tài. Thay thế kịp thời những cán bộ kém năng lực, phẩm chất, không đủ uy tín, có khuyết điểm nghiêm trọng. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ, tạo thế chủ

động trong công tác cán bộ. Gắn công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển và sử dụng cán bộ. Quan tâm đào tạo cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ cơ sở; thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch đi đôi với đánh giá hiệu quả công tác luân chuyển.

Với những chỉ đạo kịp thời nhằm gắn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở với công tác ĐT&BDLLCT của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Trƣờng Chính trị tỉnh và các TTBDCT đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đào tạo- bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị- xã hội ở cấp cơ sở (xã, phƣờng, thị trấn): mở ba lớp đào tạo chƣơng trình trung cấp lý luận chính trị tập trung tại trƣờng; năm lớp bồi dƣỡng cán bộ các đoàn thể nhân dân cho Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc cơ sở [63, tr.160].

Ba là, đặt trọng tâm chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vào chỉ đạo hoạt động của Trƣờng Chính trị và các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, thị xã.

Sau khi tỉnh Thái Nguyên đƣợc tái lập, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Thái Nguyên cũng sớm ra quyết định thành lập Trƣờng Chính trị Thái Nguyên trên cơ sở Trƣờng Chính trị Bắc Thái và các TTBDCT huyện, thị xã. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cũng đƣợc tỉnh đầu tƣ quan tâm đặc biệt. Do nhu cầu công tác của tỉnh mới, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo về tổ chức Đảng, ban giám đốc... Sau khi có quyết định của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về bộ máy của nhà trƣờng theo mô hình mới, nhà trƣờng đã tiến hành sắp xếp, điều chỉnh, đề bạt một số cán bộ giữ các chức vụ trƣởng khoa, phó khoa; trƣởng phòng, phó phòng. Đồng chí Đặng Văn Lâm vẫn làm hiệu trƣởng nhà trƣờng. Trong Ban Giám hiệu có thêm đồng chí Tô Viết Hảo là Phó Trƣởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Bắc Thái đƣợc điều động về

làm phó hiệu trƣởng. Tổng số cán bộ công nhân viên nhà trƣờng có 44 ngƣời, trong đó có 22 giảng viên trực tiếp giảng dạy tại bốn khoa: Khoa Lý luận cơ sở, Khoa Dân vận, Khoa Quản lý nhà nƣớc, Khoa Xây dựng Đảng. Các đơn vị chức năng có Phòng Đào tạo - tổ chức, Phòng Hành chính - quản trị, Phòng Khoa học - tƣ liệu - thƣ viện [63, tr.150].

Đối với các TTBDCT huyện, thị xã đƣợc chỉ chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, cấp ủy các địa phƣơng đã nhận thức đầy đủ, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung việc thành lập TTBDCT theo Quyết định 100- QĐ/TW của Ban Bí thƣ trung ƣơng khóa VII. Từ đó, các địa phƣơng đã có sự quan tâm phù hợp đến viễ xây dựng, tổ chức, đầu tƣ kinh khí và cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao hoạt động của các Trung tâm. Để công tác bồi dƣỡng lý luận chính trị giữa các trung tâm có sự thống nhất trong toàn tỉnh, Ban Thƣờng vụ tỉnh uỷ giao cho Ban Tuyên giáo và Ban Tổ chức tỉnh uỷ hƣớng dẫn, triển khai chƣơng trình sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên chƣa qua trình độ cao đẳng, đại học đang công tác tại cơ sở. Đây là một bƣớc cụ thể hoá Quy định số 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 "Về việc học tập lý luận chính trị trong Đảng".

Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới, các cấp uỷ luôn quan tâm chỉ đạo các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cán bộ, đảng viên học tập lý luận chính trị, đƣa việc học tập lý luận chính trị trở thành quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Đến nay, hoạt động của các TTBDCT đã đi vào nền nếp và đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Bốn là, Đảng bộ có sự chỉ đạo kịp thời và biện pháp hiệu quả nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trƣờng Chính trị và các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị

Dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ban giám đốc Trƣờng Chính trị tỉnh và các Trung tâm đã hoạt động tích cực, năng động với mục

tiêu cuối cùng là phấn đấu nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ các cấp. Trƣờng Chính trị Thái Nguyên và các TTBDCT huyện, thị xã đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Hàng năm Ban giám đốc của các đơn vị đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Với phƣơng châm đa dạng hoá loại hình đào tạo, bồi dƣỡng, Trƣờng Chính trị và Trung tâm luôn vƣợt mức chỉ tiêu kế hoạch mở lớp tỉnh giao cả về số lƣợng mở lớp và số lƣợng học viên. Học viên sau khi trở về công tác ở cơ sở đã phát huy kết quả học tập, trở thành những nhân tố tích cực thúc đẩy phong trào quần chúng, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Tháng 9/ 2004, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng Chương trình hành động cho hoạt động của Trƣờng Chính trị và các TTBDCT huyện, thị xã gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc và một số nghiệp vụ khác cho cán bộ, đảng viên trong tỉnh, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thúc đẩy các quá trình kinh tế - xã hội phát triển.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học; phát huy những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công tác chuyên môn, qua đó góp phần nâng cao kiến thức, trình độ tƣ duy lý luận khoa học, năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ giảng viên, viên chức đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng của trƣờng và các TTBDCT.

Đối với đội ngũ giảng viên cần phải cụ thể hoá các quan điểm mới của Trung ƣơng để đƣa vào trong các bài giảng, nhất là các môn học về dân vận, về văn hoá xã hội để tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các lớp học.

Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên; tăng cƣờng sự gắn bó giữa nhà trƣờng, các TTBDCT với cán bộ, công chức và giữa cán bộ, công chức với đơn vị.

Thƣờng xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng của Trƣờng Chính trị và các TTBDCT trên cả ba mặt chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng sáu (lần 2) khoá VIII; đẩy mạnh phê bình và tự phê bình để tạo ra sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái vô tổ chức, vô kỷ luật; nêu gƣơng điển hình của cá nhân, tập thể xuất sắc [50, tr. 2-3].

Dựa trên những kế hoạch cụ thể do Đảng bộ tỉnh triển khai, từ năm 1997-2005 Trƣờng Chính trị tỉnh và các TTBDCT huyện, thị xã đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho mọi đối tƣợng ở các trình độ khác nhau, đáp ứng đƣợc yêu cầu của tỉnh đề ra cho từng thời kỳ phát triển. Bên cạnh đó, các công tác về xây dựng chƣơng trình đào tạo; nâng cao đội ngũ cán bộ, giảng viên; hoàn thiện cơ sở hạ tầng... cũng đƣợc Trƣờng và các Trung tâm đặc biệt chú trọng nhằm phục vụ tốt nhất cho giảng dạy, đào tạo cán bộ toàn tỉnh.

Năm là, công tác ĐT&BDLLCT của tỉnh Thái Nguyên dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh dựa trên quan điểm, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại những kết quả quan trọng.

Tuy còn những khó khăn, hạn chế về điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ nhƣng đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, HĐND, UBND, Ban Tuyên giáo, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và sự quyết tâm của cán bộ, giảng viên Trƣờng Chính trị tỉnh Thái Nguyên và các TTBDCT huyện, thị, xã, từ năm 1997 đến năm 2005, công tác ĐT&BDLLCT của tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều kết quả ấn tƣợng, đặc biệt là trong giai đoạn 2000- 2005:

Chỉ tiêu kế hoạch mở lớp trong năm 2001 là 18 lớp với 1.831 lƣợt học viên. Do sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên, giáo viên của trƣờng nên đã mở đƣợc 24 lớp với tổng số lƣợt học viên là 2.245 ngƣời. Trong đó có 970 học viên các lớp đào tạo, 1.275 học viên các lớp bồi dƣỡng. Các lớp đào tạo đều đạt tỉ lệ học viên tốt nghiệp từ 95% trở lên. Học viên các lớp bồi dƣỡng đƣợc cập nhật thêm những kiến thức mới theo nội dung các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Năm 2002, nhà trƣờng đã mở ba lớp đào tạo chƣơng trình trung cấp lý luận chính trị tập trung tại trƣờng; sáu lớp đào tạo tại chức cho cán bộ thuộc Đảng bộ các cơ quan tỉnh, Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên và tại các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, thị xã Sông Công; năm lớp bồi dƣỡng kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)