Bám sát quan điểm của Đảng, yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh và đặc điểm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 97 - 99)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.1. Bám sát quan điểm của Đảng, yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh và đặc điểm của

điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Ở mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng, Đảng luôn nêu rõ những yêu cầu cụ thể về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị và thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Để lãnh đạo công tác ĐT&BDLLCT cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã bám sát và quán triệt sau sắc đƣờng lối, các quan điểm, chủ trƣơng, Nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị; tập trung trí tuệ, vận dụng sáng tạo phù hợp vào hoàn cảnh của địa phƣơng; đề ra những chính sách, giải pháp đƣa công tác vào thực tiễn; tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức về công tác giáo dục lý luận chính trị, thực hiện nghiêm túc Quy định 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Khắc phục một cách có hiệu quả tình trạng lƣời học tập, ngại học tập lý luận chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Ðảng bộ tỉnh đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị.

Trong những năm 1997- 2005, các nội dung quan trọng về đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở của Đại hội VIII, Đại hội IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5, Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6 (lần 2, khóa VIII)... về công tác cán bộ, về công tác ĐT&BDLLCT cho cán bộ với những quan điểm chỉ đạo nổi bật: “không ngừng đẩy mạnh giáo dục lý luận chính trị cho đảng viên”; “học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên”; “nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị phù hợp và đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”... đã đƣợc Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng vào điều kiện của địa phƣơng, để xây dựng những chủ trƣơng đẩy mạnh công tác ĐT&BDLLCT. Có thể khẳng định, quan điểm về công tác ĐT&BDLLCT của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hƣớng quan trọng, đồng thời là nền tảng, chỗ dựa để Đảng bộ tỉnh xác định mục tiêu, nhiệm vụ,

phƣơng hƣớng của hoạt động đào tạo cán bộ của địa phƣơng, vừa triển khai các biện pháp đẩy mạnh công tác trong toàn tỉnh, đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Trong giai đoạn xây dựng CNXH và thực hiện công cuộc đổi mới trong thời kỳ CNH, HĐH, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở địa phƣơng cần đƣợc đào tạo vừa cơ bản vừa chuyên sâu. Đội ngũ cán bộ cần đƣợc trang bị những kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; những hiểu biết về quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa, những nhận thức mới về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, những mục tiêu của CNXH mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu thực hiện; những kiến thức về quản lý kinh tế trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; những kiến thức về quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền; những hiểu biết cần thiết về các ngành khoa học và công nghệ hiện đại. Sự nghiệp đổi mới và đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngƣời cán bộ phải có hiểu biết toàn diện, có tƣ duy sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng và nhạy bén, có phẩm chất đạo đức trong sáng, đồng thời có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, năng lực hành động có hiệu quả.

Chính quyền xã, phƣờng, thị trấn là của chính quyền Nhà nƣớc ở cơ sở, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nƣớc. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nƣớc. Họ là những cán bộ trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trên địa bàn dân cƣ, duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn cơ sở. Nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công chức cả về phẩm chất và năng lực

là một công tác quan trọng bên cạnh việc tạo ra những cơ chế hoạt động hiệu quả để nâng cao đƣợc chất lƣợng của bộ máy chính quyền trong vai trò quản lý và điều hành hoạt động của cả xã hội, giữ vững sự nghiêm minh của luật pháp, trật tự kỷ cƣơng, công bằng xã hội. Tuy nhiên, đội ngũ này có trình độ học vấn chƣa cao, trình độ quản lý, khả năng vận động, tuyên truyền trong thực tế còn hạn chế; trình độ LLCT, khả năng tiếp thu, quán triệt đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc còn chƣa cao. Chính vì vậy, tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng LLCT cho đội ngũ này là vô cùng bức thiết và cần kíp.

Quán triệt, vận dụng quan điểm về ĐT&BDLLCT cho cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh; đồng thời, nắm bắt đặc thù của đội ngũ cán bộ cơ sở, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra những chủ trƣơng, giải pháp, biện pháp thực hiện công tác ĐT&BDLLCT cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở không chỉ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chỉ đạo, hoạt động thực tiễn, mà thông qua đó phải giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ. Đây chính là yêu cầu hết sức quan trọng trong việc ĐT&BDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Chỉ trên cơ sở học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần quan điểm, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cán bộ mới có thể có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)