Về hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 91 - 96)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.1. Nhận xét tổng quát

3.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Một là, Đảng bộ tỉnh ở một số thời điểm chƣa nhận thức thật sự đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng công tác tƣ tƣởng, lý luận trong tình hình mới nên thiếu sự quan tâm, chỉ đạo thƣờng xuyên liên tục. Chƣa có sự đầu tƣ thỏa đáng về công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị, từ đó chƣa nhận thức rõ ràng đây là hoạt động đầu tƣ cho phát triển và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phƣơng, cơ sở lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, thời gian đầu khi mới thành lập, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, đội ngũ cán bộ giảng viên còn hạn chế, chƣa đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, ảnh hƣởng đến hoạt động giảng dạy, đào tạo. Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng chƣa quán triệt sâu

sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển đào tạo và bồi dƣỡng lý luận chính trị trong tình hình mới, chƣa cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách để thực hiện tốt chủ trƣơng của Đảng về công tác cán bộ ở địa phƣơng trong giai đoạn thực hiện CNH, HĐH.

Từ năm 1997 đến năm 2005, mặc dù đƣợc đầu tƣ, xây dựng nhƣng trƣờng Chính trị tỉnh và các TTBDCT huyện có nhiều hạng mục và công trình trong giai đoạn cải tạo và xây dựng mới, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo phân cấp rất lớn, nên nhà trƣờng không đủ điều kiện để đáp ứng, đặc biệt là các lớp theo hệ tập trung và tại chức tại trƣờng. Nguồn kinh phí đƣợc cấp hạn chế, nên số lƣợng lớp trung cấp lý luận chính trị tập trung chƣa đáp ứng đủ yêu cầu thực tiễn địa phƣơng đề ra.

Nhìn chung, chất lƣợng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong nhiều giai đoạn còn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu và nhiệm vụ của địa phƣơng.

Hai là, trong quá trình lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với Trƣờng Chính trị và các Trung tâm còn những tồn tại nhất định về chƣơng trình đào tạo, nội dung giảng dạy.

Cùng với những kết quả đạt đƣợc thì công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dƣỡng của Trƣờng Chính trị tỉnh Thái Nguyên và các TTBDCT huyên, thị xã còn bộc lộ những hạn chế. Trong giai đoạn này, tuy số lớp đào tạo theo chƣơng trinh trung cấp LLCT ngày một tăng, hình thức đào tạo tập trung đƣợc coi trọng song số lƣợng lớp khai giảng vẫn thấp do cơ sở hạ tầng còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của học viên. Trên thực tế, nội dung chƣơng trình ĐT&BDLLCT còn trùng lặp, chồng chéo, nặng về lý thuyết, chƣa gắn với thực tiễn đổi mới của đất nƣớc và địa phƣơng.

Chương trình Sơ cấp lý luận chính trị:

Kiến thức chƣơng trình này còn ở mức sơ lƣợc, giảng viên chủ yếu là kiêm chức nên không có nhiều thời gian nghiên cứu, sƣu tầm tài liệu, vì vậy những nội dung đƣa đến cho học viên còn hạn chế...

Đối với học phần Triết học:

Đây là nội dung có nhiều khái niệm trừu tƣợng, học viên chủ yếu là cán bộ vùng sâu, vùng xa, ngƣời dân tộc thiểu số, lần đầu tiên nghiên cứu nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp thu kiến thức. Tài liệu hƣớng dẫn chƣa đƣợc biên soạn kỹ, đồng thời thời gian để giảng viên có thể giúp ngƣời học nhập môn, giải thích các khái niệm, có thể dùng phƣơng pháp hỏi đáp, trao đổi để kịp thời làm rõ thêm những vấn đề học viên còn thiếu do phân phối chƣơng trình chƣa phù hợp.

Đối với học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh:

Tài liệu đáp ứng cho việc nghiên cứu những nội dung cơ bản về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và việc vận dụng tƣ tƣởng của Bác trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc còn thiếu và chƣa đƣợc bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng với tình hình mới của đất nƣớc. Thời gian thảo luận trên lớp để khắc sâu kiến thức những vấn đề còn chƣa rõ và cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.

Nhƣ vậy, các chƣơng trình giáo dục lý luận chính trị còn nặng nề, khi trình bày thiên về lý luận chung, phần bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác còn hạn chế, phƣơng pháp giảng dạy, truyền đạt chậm đổi mới, chủ yếu thuyết giảng.

Mặc dù các đơn vị đã đƣợc trang bị thiết bị giảng dạy hiện đại, đáp ứng khoa học- công nghệ nhƣng còn hạn chế và thiếu, vì vậy phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phƣơng pháp thuyết trình, diễn giải; việc áp dụng phƣơng pháp giảng dạy tích cực còn hạn chế; chƣa gắn lý luận với thực tiễn nên nội dung các bài học còn thiếu sức hút và không thu hút đƣợc chú ý của ngƣời học. Học viên tiếp thu kiến thức còn hạn chế, chƣa phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong

quá trình học và nghiên cứu nên ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng và hiệu quả của việc nâng cao trình độ nhận thức; năng lực thực tiễn.

Ba là, chế độ chính sách đối với ngƣời dạy, ngƣời học chƣa phù hợp. Ngân sách dành cho công tác giáo dục lý luận chính trị có nơi còn hạn chế, lại chƣa đƣợc quy định cụ thể, chƣa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Chế độ chính sách, kinh phí hỗ trợ cán bộ tham gia học tập còn chƣa đáp ứng nhu cầu cụ thể. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có những quy định cụ thể về chế độ trợ cấp cho các đối tƣợng đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng. Đối với cán bộ cấp xã, phƣờng học tập tại trƣờng Chính trị tỉnh và các TTBDCT huyện, thị xã đƣợc nhận phụ cấp 10.000đ/1 ngày đối với nam; 15.000/1 ngày đối với cán bộ nữ. Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND, thƣờng trực Đảng ủy... đi học đại học đƣợc phụ cấp 300.000/1 tháng trong thời gian thực học ở trƣờng. Chính sách này đã thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng, là nguồn động viên lớn đối với cán bộ đƣợc cử đi học. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn thì mức phụ cấp này còn chƣa phù hợp, chƣa thực sự tạo thành đòn bảy để góp phần thúc đẩy cán bộ tự giác, hăng hái học tập.

Đội ngũ cán bộ cơ sở phần lớn xuất thân từ nông dân, họ là lao động chính và là chủ trong gia đình. Một thực tế đối với cán bộ cơ sở là họ hƣởng chế độ lƣơng còn thấp (một số chỉ hƣởng định suất), nên họ phải tham gia lao động sản xuất bảo đảm cuộc sống gia đình. Vì thế, với chế độ phụ cấp nhƣ hiện nay cán bộ cơ sở còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tham gia học tập, tu dƣỡng.

Bên cạnh những tồn tại chủ yếu đã nêu trên, còn có thể kể đến: Nhu cầu học tập của cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng ngày càng cao do yêu cầu thực tiễn công việc nhƣng khả năng đáp ứng của Trƣờng Chính trị và các TTBDCT còn hạn chế; Địa hình của một số nơi trong tỉnh còn khó khăn

trong việc đi lại, chính vì vậy việc tham gia học tập của nhiều cán bộ, đảng viên còn chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.

Nguyên nhân

Những hạn chế, tồn tại nêu trên của tỉnh Thái Nguyên do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, có nhiều nguyên nhân chung nhƣng cũng có những nguyên nhân mang tính đặc thù của một tỉnh trung du, miền núi, trình độ dân trí còn chƣa đồng đều giữa các vùng.

Hoàn cảnh kinh tế xã hội, trình độ dân trí không đồng đều đã ảnh hƣởng tiêu cực đến việc nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Thái nguyên là một tỉnh trung du miền núi, trình độ năng lực, học vấn của cán bộ cơ sở còn thấp và có sự chênh lệch giữa các đơn vị thành thị và nông thôn; các xã miền núi khó khăn và các phƣờng, xã có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển. Chính vị vậy công tác đào tạo và bồi dƣỡng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Trình độ học vấn thấp là một trở ngại không nhỏ cho cán bộ cơ sở trong quá trình học tập.

Phong tục, tập quán lạc hậu cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả của công tác ĐT&BDLLCT. Một bộ phận cán bộ, đảng viên đang sinh sống và sinh hoạt tại các xã vùng sâu, vùng xa... của tỉnh còn chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phong kiến, lỗi thời, họ thỏa mãn với các kinh nghiệm, hiểu biết đã tích lũy trong cuộc sống và quá trình công tác. Chính vì vậy, việc học tập, trau dồi kiến thức về lý luận chính trị không đƣợc quan tâm, chú ý. Trong quá trình làm việc tại nhiều địa phƣơng, do vị nể, do mối quan hệ “trọng tình” nên trình độ của đội ngũ cán bộ ít đƣợc đề cao, mà chủ yếu là quan tâm đánh giá dựa trên hiệu quả công việc đã đƣợc hoàn thành.

Nhìn chung, đa số cán bộ, đảng viên, đội ngũ lãnh đạo các cấp, các ngành luôn kiên định lập trƣờng, quan điểm chính trị vững vàng, không dao động trƣớc mọi khó khăn thử thách trên con đƣờng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và

nhân dân đã lựa chọn. Tuy nhiên, còn một bộ phận cán bộ, lãnh đao thiếu tu dƣỡng, rèn luyện tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống... có biểu hiện thiếu ý chí quyết tâm, chƣa có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết để nâng cao trình độ lý luận chính trị và hoạt động của công tác ĐT&BDLLCT. Chính vì vậy, công tác lãnh đạo, tuyên truyền và học tập nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ các cấp còn nhiều bất cập. Những chủ trƣơng, đƣờng lối đƣa ra còn máy móc, rập khuôn; không nghiên cứu để đảm bảo phù hợp với từng địa phƣơng, từng xã, phƣờng, thị trấn với điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau; trình độ cán bộ chƣa đồng đều dẫn đến chất lƣợng lãnh đạo còn hạn chế. Chính vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên cần tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn... có nhƣ vậy mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng giao phó và chỉ đạo tốt hoạt động nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị tại địa phƣơng.

Từ những ƣu điểm và tồn tại, hạn chế nêu trên, để thực hiện tốt công tác ĐT&BDLLCT tại tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo cần có những hệ thống đồng bộ các giải pháp, nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy ƣu điểm đang có. Do vậy, việc tổng kết rút ra kinh nghiệm sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình thực hiện công tác ĐT&BDLLCT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho cán bộ cơ sở trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)