Phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để tiến hành công tác đào tạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 99 - 102)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.2. Phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để tiến hành công tác đào tạo,

đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị một cách thực chất, tránh bệnh hình thức

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh nói chung và công tác ĐT&BDLLCT nói riêng, một trong những nguyên nhân quan trọng và có ý nghĩa quyết định là phải có sự phối kết hợp của các sở, ban ngành, đoàn thể để thực hiện công tác ĐT&BDLLCT một cách thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, nhằm mang lại những kết quả tích cực trong việc nâng cao trình độ, năng lực nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ cơ sở. Trên cơ sở đƣờng lối, chính sách của Trung ƣơng và các Nghị quyết, chƣơng trình hành động, kế hoạch, đề án... của Đảng bộ tỉnh đã đƣợc đề ra nhằm thúc đẩy hoạt động đào tạo, bồi

dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh về các mặt kinh tế- văn hóa- xã hội.

Tuy nhiên, công tác này chỉ dựa vào sự nỗ lực của Đảng bộ tỉnh là chƣa đủ, chủ trƣơng, đƣờng lối do Đảng bộ đề ra chỉ có thể đƣợc hiện thực hóa nhờ sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể. Vì thế, để công tác ĐT&BDLLCT đạt hiệu quả cao, yêu cầu góp mặt của nhiều yếu tố: Xây dựng cơ sở đào tạo, tổ chức bộ máy lãnh đạo; đƣa ra chƣơng trình đào tạo chi tiết, thực hiện đổi mới chƣơng trình; quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên; đầu tƣ trang thiết thị phục vụ công tác giảng dạy... Để có thể hoàn thành những nội dung trên, cần có sự thống nhất, kết hợp giữa các ban ngành, cơ quan nhƣ: huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy nhằm tích cực xây dựng chƣơng trình hành động của từng cấp đối với sự nghiệp ĐT&BDLLCT cho cán bộ cơ sở. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cơ sở thông qua chƣơng trình công tác của cấp uỷ, phân công uỷ viên thƣờng vụ phụ trách, cấp uỷ viên trực tiếp phụ trách cơ sở. Tập thể Ban Thƣờng vụ huyện, thành, thị uỷ thực hiện chế độ giao ban với cấp uỷ xã, phƣờng, thị trấn, kịp thời giải quyết những việc phát sinh, vƣớng mắc ngay tại cơ sở. Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc và hƣớng dẫn giúp cấp uỷ cơ sở xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên.

Trong những năm 1997- 2005, công tác ĐT&BDLLCT tại tỉnh Thái Nguyên dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh đã đƣợc sự ủng hộ của các ban ngành, cơ quan trên mọi lĩnh vực.

Thƣờng trực Tỉnh uỷ đã thông qua phƣơng hƣớng về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, về tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức, biên chế, quy mô tổng thể, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đối với Trƣờng Chính trị Thái Nguyên. Theo phƣơng hƣớng đó, nhà trƣờng sẽ tăng cƣờng liên kết với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia và các

trƣờng đại học mở các lớp cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, trung cấp hành chính để góp phần nâng cao trình độ và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ của tỉnh. Đây là một sự kiện quan trọng thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo của Ban Trƣờng vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh đối với công tác công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của địa phƣơng nói chung, đối với Trƣờng Chính trị Thái Nguyên nói riêng. Đó cũng là một sự ghi nhận những thành tựu của nhà trƣờng đã đạt đƣợc trong công tác đào nhiều năm qua. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giảng viên từng bƣớc đƣợc nâng lên, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới. Trong gần 10 năm qua, Nhà trƣờng đã đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc một số lƣợng lớn cán bộ cho tỉnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và các chức danh công chức cấp xã, từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuẩn hoá đội ngũ cán bộ của tỉnh. Đảng bộ nhà trƣờng nhiều năm liền đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Các đoàn thể chính trị hoạt động có hiệu quả. Cơ sở vật chất từng bƣớc đƣợc củng cố.

Bên cạnh đó, các TTBDCT cũng hoạt động một cách hiệu quả khi có sự quan tâm, chỉ đạo từ các cấp ủy huyện, thị, thành. Ban Tuyên giáo các huyện, thành, thị uỷ đã tăng cƣờng công tác tham mƣu, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động của trung tâm, kịp thời đề xuất với cấp uỷ giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ; Tiếp tục kiện toàn, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các TTBDCT, đảm bảo đủ số lƣợng biên chế đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn cách mạng mới; Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập để không ngừng nâng cao chất lƣơng của các TTBDCT; Từng bƣớc quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các TTBDCT nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Đây chính là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng cán bộ cơ sở trong toàn tỉnh, nhờ công tác ĐT&BDLLCT đƣợc thực hiện tại

trƣờng Chính trị và các TTBDCT đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)