Khối lượng dự kiến mẫu nước phân tích

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp Nghệ An. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Quang Minh và xã Quang Hưng huyện Qùy Hợp – Nghệ An với lưu lượng 2000m3ngày. Thời gian thi công 12 (Trang 94 - 98)

Loại mẫu Hút nước thí nghiệm đơn Hút khai thác thử Quan trắc động thái Tổng Mẫu toàn phần 18 2 16 36 Mẫu vị lượng 18 2 16 36 Mẫu nhiễm bẩn - - 16 16 Mẫu vi sinh 18 2 - 20

6.4. Nội dung tiến hành

6.4.1. Mẫu đất đá

Mẫu đất đá được lấy trong quá trình khoan và lấy bằng ống mẫu nòng đơn Ф110mm để xác định địa tầng của vùng nghiên cứu. Mẫu đất đá được lấy bằng cách sau khi khoan đến chiều sâu lấy mẫu, trước tiên phải làm sạch lỗ khoan, sau đó đưa dụng cụ lấy mẫu xuống đến chiều sâu cần lấy mẫu. Các mẫu phải có etiket ghi rõ vị trí, độ sâu, thời điểm lấy mẫu, số lượng mẫu, yêu cầu phân tích và người lấy mẫu. Các mẫu phải bảo quản trong thùng đựng mẫu theo quy định và vận chuyển cẩn thận đến nơi phân tích. Riêng các mẫu đất để xác định hệ số thấm thì phải đảm bảo tính ngun dạng và đặc trưng của lớp.

- Mẫu phân tích: Cứ 3m lấy một mẫu, mẫu lấy lên được bảo quản trong ống đựng mẫu để đảm bảo mẫu giữ nguyên trạng thái tự nhiên. Mẫu đất được dùng để phân tích: thành phần thạch học, mức độ nứt nẻ của đất đá, đánh giá mức độ chứa nước của đất đá.

6.4.2. Mẫu nước

6.4.2.1. Lấy mẫu

Trước khi lấy mẫu cần rửa chai (can) bằng axit clohydric 1%, tráng lại 3 lần bằng nước định lấy mẫu, không lấy đầy chai mà phải để cách miệng chai từ 3 – 5 cm.

+ Nếu mẫu phân tích tồn diện thì đựng vào can 3 lít. + Mẫu phân tích nhiễm bẩn đựng vào chai hoặc can 1 lít.

+ Nếu mẫu phân tích vi trùng thì lấy vào chai đã được khử trùng với thể tích 0.3 lít/mẫu.

Đối với lỗ khoan khai thác thì lấy trong thời gian bơm thí nghiệm, lấy vào thời điểm giữa đợt bơm và trước khi dừng bơm. (Lấy ngay tại vòi phun).

Đối với các lỗ khoan quan sát và quan trắc thì lấy mẫu trong thời gian quan trắc.

6.4.2.2. Bảo quản

+ Đối với mẫu phân tích hố học thì nước được lấy đến gần đầy chai, chai cần đậy nút có gắn paraphin hoặc cuốn vải màn để nơi thoáng mát. Thời gian lấy mẫu đến khi phân tích khơng được q 3 ngày.

+ Đối với mẫu vi sinh thì nước phải lấy đến đầy cổ chai, dùng đèn cồn nung nóng nút chai rồi đạy thật nhanh, chai mẫu được bỏ vào trong bình lạnh và trong khoảng thời gian từ khi lấy mẫu đến khi phân tích khơng được q 12h.

- Kỹ thuật lấy mẫu, ghi số hiệu mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu đến nơi xét nghiệm theo đúng quy trình, quy phạm ĐCTV và TCVN đã ban hành.

Nội dung nhãn của mẫu đất đá và nước bao gồm: - Tên đồn thăm dị: ……………………………. - Vị trí lấy mẫu: ………………………………… - Số hiệu mẫu: ………………………………….. - Chiều sâu lấy mẫu: ……………………………. - Ngày lấy mẫu: ………………………………… - Yêu cầu phân tích: …………………………….

- Người lấy mẫu: ………………………………..

6.4.2.3. Vận chuyển mẫu

Khi vận chuyển mẫu đất đá cũng như mẫu nước phải cẩn thận tránh làm vỡ hay đổ mẫu.

Mẫu có thể vận chuyển bằng các phương tiện giao thơng, khi đưa đi phân tích cần có cán bộ áp tải.

6.5. Các chỉ tiêu phân tích

- Đối với mẫu đất đá: phân tích thành phần hạt.

- Đối với nước: các chỉ tiêu phân tích hóa tồn phần, vi lượng, nhiễm bẩn và vi sinh vật được trình bày trong bảng 7.3.

Bảng 7.3: Các chỉ tiêu phân tích với mẫu nước

STT Loại mẫu Các chỉ tiêu phân tích

1 Hố tồn

phần

pH, độ đục, màu, mùi, vị, tổng các chất rắn hoà tan (TDS), độ kiềm, CO2 tự do, H2S, chất hữu cơ, độ cứng, HCO3-, CO32-, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-, Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Fets, Mn2+, NH4+

2 Vi lượng Nhơm, Asen, Cadimi, Crơm, Đồng, Xianua, Chì, Thuỷ ngân, Kẽm, Selen, Florua

3 Nhiễm bẩn NO2-, NO3-, NH4+, PO43-

4 Vi sinh vật Colifom tổng số, Ecoli, Fecal Coliform, vi khuẩn kị khí

6.6. Chỉnh lý tài liệu phân tích mẫu

Các kết quả phân tích nước đều được kiểm tra và ghi vào sổ phân tích, lập các phiếu mẫu, vẽ đồ thị đánh giá quy luật biến đổi thành phần hoá học nước. Kết quả được biểu diễn dưới dạng công thức Kurlov hoặc đồ thị Stiff và được tổng hợp đánh giá bằng các chương trình phần mềm Aquifer Scheme, GWW, …

Từ đó rút ra được kết luận về tầng chứa nước, chất lượng nước đối với vấn đề cung cấp nước.

CHƯƠNG 7

CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA 7.1. Mục đích, nhiệm vụ

Xác định tọa độ, cao độ của các điểm khảo sát địa chất – địa chất thủy văn, lỗ khoan, tuyến đo địa vật lý, điểm quan trắc.

Đưa vị trí các điểm, các cơng trình đó từ bản đồ ra thực tế và ngược lại.

7.2. Phương pháp tiến hành

Công tác đo đạc được tiến hành bằng các máy đo kinh vĩ, máy thuỷ bình, máy định vị GPS. Quy trình kỹ thuật đo được tiến hành theo đúng quy phạm hiện hành.

7.2.1. Xác định toạ độ cơng trình

Dựa vào mục đích u cầu cũng như địa hình thực tế của khu vực nghiên cứu. Tôi chọn phương pháp toạ độ cực, phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác cao.

Để xác định được tọa độ, sử dụng các mốc trắc địa của các lỗ khoan hay những mốc nhà nước đã xác định từ trước.

Xác định tọa độ điểm nghiên cứu bằng máy kinh vĩ, đo theo phương pháp tọa độ trên cơ sở các mốc trắc địa đã biết trước hoặc các mốc Quốc gia.

Cách tiến hành:

Giả sử biết tọa độ điểm A( XA,YA), tìm tọa độ điểm B(XB,YB). Dùng máy kinh vĩ

Đặt máy tại A ngắm về phía B ta được góc ỏAB Tọa độ điểm C được xác định:

XB = XA + XAB = XA + SAB Cosα 1 YC = YB + YAB = YA + SAB Cosα 1

Ngoài ra, để xác định tọa độ các đối tượng của công tác này, tôi sử dụng mấy GPS cầm tay Garmin Etrex Legend HCx. Các thông số kỹ thuật của máy thể hiện ở

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp Nghệ An. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Quang Minh và xã Quang Hưng huyện Qùy Hợp – Nghệ An với lưu lượng 2000m3ngày. Thời gian thi công 12 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w