Các tầng chứa nước khe nứt

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp Nghệ An. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Quang Minh và xã Quang Hưng huyện Qùy Hợp – Nghệ An với lưu lượng 2000m3ngày. Thời gian thi công 12 (Trang 27 - 34)

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG QUỲ HỢP

3.2.2. Các tầng chứa nước khe nứt

3.2.2.1. Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong trầm tích lục nguyên – carbonat, hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng trên (t22).

Các trầm tích của hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng trên (t22) phân bố rải

rác thành các khoảnh nhỏ ở phía Nam và phía Đơng Bắc vùng nghiên cứu, diện lộ khoảng 17km2 .

Thành phần thạch học gồm: cát kết, bột kết, sét vơi, đá vơi xen kẹp ít phiến sét màu nâu, nâu nhạt, xám xanh. Đá cấu tạo phân lóp trung bình đến dày, khá cứng chắc, nứt nẻ trung bình. Chiều dày tầng chứa nước đạt khoảng 66,3m.

Khảo sát ĐC - ĐCTV tổng hợp đã phát hiện 2 điểm lộ có lưu lượng 0,06 - 0,081/s.

Khảo sát 42 giếng đào, cho kết quả: chiều sâu 4,5 -19,0m, mực nước tĩnh dao động 2,50-16,50m.

Kết quả hút nước thí nghiệm giếng đào 435 sâu 7,0m như sau: Ht = 4,50m ; Q = 0,301/s ; s = l,40m ; q = 0,2141/s.m ; K = l,50m/ng.

Hút nước thí nghiệm lỗ khoan 655B tại xã Châu Thái, thuộc Báo cáo Lập bản đồ ĐCTV- ĐCCT vùng Quỳ Hợp - Nghĩa Đàn sâu 80,0m cho kết quả: Q = 0,011/s, Ht = 0,3- 5m, s = 24,55m.

Qua kết quả hút nước thí nghiệm có thể coi đây là tầng nghèo nước.

Chất lượng nước: kết quả phân tích thành phần hố học 2 mẫu nước trong giếng đào cho thấy: độ pH 7,8 - 8,3: nước thuộc loại kiềm yếu; tổng độ khoáng hoá 0,10-0,1 lg/1: thuộc loại siêu nhạt; loại hình hố học nước: bicacbonat canxi và clorua bicacbonat canxi.

Công thức Kurlov thể hiện kết quả phân tích nước của mẫu giếng đào 637 như sau :

Nước trong tầng vận động khơng áp, hoặc có áp cục bộ. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa rơi trên diện lộ, nước từ các tầng nằm trên ngấm xuống và từ các dòng mặt chảy qua diện lộ. Miền thốt là các sơng suối và thấm xuống tầng nằm dưới. Động thái nước thay đổi theo mùa.

3.2.2.2: Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên, hệ tầng Đồng Trầu, tập dưới ( t21).

Các trầm tích của hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng dưới (t21) phân bố thành 2 khoảnh ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, diện lộ khoảng 5 km2.

Thành phần thạch học gồm: cát kết, bột kết, dăm kết, sạn kết xen kẹp phiến sét màu xám, xám nâu, nâu tím. Đá ít nút nẻ, khả năng chứa và thấm nước kém.

Chiều dày tầng chứa nước khoảng 66,3m.

Trong khảo sát ĐC - ĐCTV phát hiện kết quả khảo sát 3 điểm lộ cho lưu lượng 0,07 -0,151/s.

Do diện phân bố nhỏ nên tầng chứa nước này chưa được nghiên cứu bằng các cơng trình khoan và hút nước thí nghiệm.

Căn cứ vào đặc điểm đất đá, diện phân bố có thể xếp vào tầng nghèo nước. Kết quả quan trắc tại điểm lộ 392 như sau: lưu lượng nhỏ nhất 0,2371/s (ngày 3/2/2009); lưu lượng lớn nhất 0,3691/s (ngày 30/10/2008); biên độ dao động 0,1321/s.

Chất lượng nước: kết quả phân tích thành phần hố học 2 mẫu lấy tại điểm lộ 392 (trong quan trắc và mẫu kiểm tra) cho thấy: độ pH 7,75 - 8,5: nước thuộc loại kiềm yếu, tổng độ khoáng hố 0,06 - 0,13g/l: thuộc loại siêu nhạt. Loại hình hố học nước là bicarbonat calci.

Cơng thức Kurlov thể hiện kết quả phân tích nước của mẫu giếng đào 392 như sau :

Nước trong tầng vận động khơng áp, hoặc có áp cục bộ. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa rơi trên diện lộ, từ các tầng nằm trên ngấm xuống. Miền thốt là các sơng suối trong vùng và thấm xuống tầng nằm dưới. Động thái nước thay đổi theo mùa.

3.2.2.3: Tầng chứa nước khe nứt karst trong trầm tích carbonat, hệ tầng Bắc Sơn ).

Các trầm tích của tầng chứa nước (c-p) phân bố khá rộng rãi ở phía Tây Bắc, phía Bắc, trung tâm vùng nghiên cứu và rải rác thành các chỏm nhỏ, diện lộ khoảng 45km2.

Thành phần thạch học gồm: đá vôi màu xám trắng, xám ghi, xám xanh. Đá cứng chắc, nứt nẻ mạnh, trong đá có một số hang hốc karst nên khả năng thấm và chứa nước tốt. Chiều dày tầng chứa nước: 52,5m.

Trong khảo sát ĐC - ĐCTV phát hiện được 10 điểm lộ có lưu lượng 0,14 – 100 1/s (điểm lộ số 106); trong số 10 điểm lộ có 6 điểm Q> 1,0 1/s: thuộc loại giàu nước.

-16,00m; các giếng tương đối giàu nước..

Tầng chứa nước này đã có 12 lỗ khoan nghiên cứu, và hút nước thí nghiệm. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan cho thấy: mực nước tĩnh: 1,94 - 18,24m, lưu lượng thay đổi 1,75 - 9,391/s, tỷ lưu lượng 2,6 - 20,051/s.m. Trong số 12 lỗ khoan có 7 lỗ khoan Q > 5,01/s.

Bảng 3.5: Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng c-p

Stt Số hiệu lỗ khoan Chiều sâu (m) Mực nước tĩnh (m) Lưu lượng Trị số hạ thấp mực nước (m) Tỷ lưu lượng q (l/s.m) Hệ số thấm K (m/ng) l/s M3/ng 1 681B 101 1,94 3,39 811 14,84 0,633 2 Q8 28,0 11,30 9,33 806 7,12 1,310 8,79 3 45 43,2 9,90 8,51 735 3,14 2,710 4 Q4 80,0 6,00 7,23 625 2,60 2,781 1,51 5 606 120,3 14,40 7,14 617 4,55 1,569 6 Q2 77,0 3,17 6,79 587 10,580 0,642 3,36 7 610 72,2 1,9 6,45 557 12,83 0,503 8 Q3 85,0 2,6 4,20 363 17,10 0,246 0,34 9 Q7 70,2 8,40 3,90 337 13,67 0,285 2,61 10 56 68,5 18,24 3,85 333 9,84 0,390 11 Q1 90,0 3,10 2,63 227 13,55 0,194 1,08 12 Q6 35,7 12,25 1,75 151 20,05 0,087 0,28

Căn cứ vào các số liệu trên xếp tầng này vào loại giàu nước.

Nước trong tầng vận động thường khơng áp hoặc có áp cục bộ. Nguồn cung cấp là nước mưa rơi trên diện lộ, các tầng nằm trên thấm xuống và các dòng mặt chảy qua diện lộ. Miền thốt là các sơng suối, khe rãnh xâm thực và thấm xuống tầng nằm dưới. Động thái nước dưới đất thay đổi theo mùa. Tài liệu quan trắc tại 2 lỗ khoan cho thấy biên độ dao động mực nước 2,23 - 3,70m.

Bảng 3.6: Bảng biến đổi mực nước trong các lỗ khoan

Stt Số hiệu

lỗ khoan

Mực nước nông nhất Mực nước sâu nhất

Biên độ dao động (m) m Ngày m Ngày 1 Q1 0,00 27/9/2009 3,70 6/4/2010 3,70 2 Q7 6,30 18/10/200 8,53 23/12/200 2,23

8 8

Kết quả quan trắc tại điểm lộ 197 như sau: lưu lượng nhỏ nhất 2,041/s (ngày 28/4/2009); lưu lượng lớn nhất 3,131/s (ngày 6/7/2008); biên độ dao động 1,091/s.

Chất lượng nước: phân tích thành phần hoá học 19 mẫu cho kết quả: độ pH 7,02 - 8,9: nước thuộc loại trung tính đến kiềm, tổng độ khống hố 0,09 - 0,36g/l: thuộc loại siêu nhạt đến rất nhạt; loại hình hố học nước đa số là bicarbonat calci.

Công thức Kurlov thể hiện kết quả phân tích mẫu nước lấy tại lỗ khoan Q4 xã Châu Quang như sau :

Chất lượng nước qua kết quả phân tích các loại mẫu nước, vi lượng và vi trùng đều đảm bảo.

3.2.2.4. Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst trong trầm tích lục nguyên – carbonat, hệ tầng La Khê ().

Tầng chứa nước khe nút - khe nút karst, hệ tầng La Khê (C1) phân bố thành các khoảnh ở phía Bắc và góc phía Tây Nam vùng với diện tích lộ khoảng 6 km2.

Thành phần thạch học: đá phiến silic, đá vôi silic xen kẹp bột kết màu xám tro, xám xanh, xám đen. Đá cứng chắc, nứt nẻ trung bình, khả năng thấm và chứa nước trung bình. Chiều dày tầng chứa nước: 22,2m.

Trong quá trình khảo sát phát hiện đươc 5 điểm lộ có lưu lượng từ 0,04 đến 0,821/s, trong đó có 3 điểm lộ có lưu lượng > 0,5 l/s: thuộc loại trung bình.

Khảo sát 4 giếng đào cho kết quả: chiều sâu từ 3,0 - 10,0m, mực nước tĩnh từ 2,50 - 8,00m. Các giếng nghèo nước thường chỉ đủ dùng cho gia đình về mùa khơ.

Tiến hành bơm thí nghiệm giếng đào số 50 cho kết quả: mực nước tĩnh Ht =

7,00m; Q = 0,121/s; s = l,3m; q = 0,0921/s.m; K = 0,84m/ng.

Tầng chứa nước này có 2 lỗ khoan nghiên cứu và hút nước thí nghiệm. Kết quả hút nước thí nghiệm ở các lỗ khoan cho thấy: mực nước tĩnh 0,42 -18,75m; lưu lượng 1,51 - 5,31/s; tỷ lưu lượng 0,054 - 7,361/s.m. Trong số 2 lỗ khoan có 1 lỗ khoan Q > 51.

Bảng 3.8. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng C1.

Stt Số Chiều Mực Lưu lượng Trị số Tỷ lưu Hệ số

hiệu lỗ khoan sâu (m) nước tĩnh (m) hạ thấp mực lượng q (l/s.m) thấm k (m/ng) 1 604 135,0 0,42 1,51 130 27,72 0,054 2 Q5 73,0 18,75 5,30 458 0,72 7,36 104,56

Căn cứ vào kết quả khảo sát và đặc điểm đất đá có thể xếp đây là tầng chứa nước mức độ trung bình, rất khơng đồng nhất về tính thấm.

Chất lượng nước: phân tích 5 mẫu lấy trong của tầng C1 cho thấy: độ pH 8,12 - 8,7: nước kiềm yếu, tổng độ khoáng hoá 0,09 - 0,25g/l: siêu nhạt, thuộc loại hình bicarbonat calci.

Cơng thức Kurlov thể hiện kết quả phân tích mẫu lấy tại lỗ khoan Q5 xã Châu Thái như sau :

Chất lượng nước qua kết quả phân tích các loại mẫu vi lượng, trùng đều đảm bảo.

Nước trong tầng vận động thường không áp hoặc có áp cục bộ. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa rơi trên diện lộ, các tầng nằm trên thấm xuống và các dòng mặt chảy qua gần diện lộ. Miền thốt là các sơng suối, khe rãnh xâm thực và tầng nằm dưới. Động thái nước dưới đất thay đổi theo mùa. Tài liệu quan trắc tại lỗ khoan Q5 (có bị sự cố) cho kết quả: mực nước nông nhất 16,98m (ngày 23/10/2008); sâu nhất 19,85m (ngày 10/8/2008); biên độ dao động mực nước 2,87m. Tài liệu quan trắc điểm lộ 197 cho kết quả: lưu lượng nhỏ nhất 2,041/s (ngày 28/4/2009); lưu lượng lớn nhất 3,131/s (ngày 6/7/2008); biên độ dao động l,09m.

Kết luận: Dựa vào đặc điểm địa chất thủy văn đã mô tả ở trên, tôi thấy tầng chứa

nước khe nứt – karst trong trầm tích lục nguyên- carbonat, hệ tầng Bắc Sơn (c-p) là tầng chứa nước triển vọng, phân bố ở phía tây bắc, phía trung tâm vùng Qùy Hợp, phân bố với diện tích lớn là 160km2. Thành phần thạch học: đá vơi, đá của tầng bị nứt nẻ mạnh, có nhiều hang hốc chứa nước tốt, chiều dày tầng chứa nước 52,5m. Đây là tầng chứa nước triển vọng trong vùng và là đối tượng nghiên cứu để phục vụ

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

Như đã trình bày trong chương Đặc điểm địa chất thủy văn, khu vực nghiên cứu tồn tại 6 tầng chứa nước, tuy nhiên chỉ có tầng chứ nước khe nứt Karst trong các trầm tích carbonat, hệ tầng Bắc Sơn (c-p) có diện phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu với diện tích khoảng 160km2,chúng lộ ra chủ yếu ở phía Tây bắc, phía Bắc vùng nghiên cứu, có diện lộ khá rộng khoảng 45km2,khả năng chứa nước phong phú. Vì vậy, tầng chứa nước (c-p) được lựa chọn để đánh giá chất lượng và trữ lượng phục vụ phương án điều tra đánh giá nước dưới đất. Để đánh giá khả năng cung cấp nước của tầng chứa nước Bắc Sơn, chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất cho tầng chứa nước triển vọng này.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp Nghệ An. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Quang Minh và xã Quang Hưng huyện Qùy Hợp – Nghệ An với lưu lượng 2000m3ngày. Thời gian thi công 12 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w