Những thành tựu cơ bản trong lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước hiện nay (Trang 40 - 63)

2.1. Thực trạng

2.1.1. Những thành tựu cơ bản trong lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

2.1. Thực trạng

2.1.1. Những thành tựu cơ bản trong lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Nhà nước

2.1.1.1. Đảng tiếp tục bổ sung và phát triển tư duy lý luận về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước là một q trình, vì vậy địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao nhận thức, bổ sung và phát triển tư duy lý luận, đúc kết kinh nghiệm trong thực tiễn. Qua mỗi kỳ Đại hội, quan điểm về xây dựng Nhà nước của Đảng được bổ sung, phát triển và từng bước hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền đã được Đảng lần đầu tiên đề cập đến trong Văn kiện Đại hội đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam”. Ngay từ thời điểm này, quan điểm vừa xây dựng, vừa hoàn

thiện Nhà nước pháp quyền của Đảng đã được xác định với những nội dung quan trọng về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quản lý xã hội bằng pháp luật, kiên định phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Sau Đại hội này, những quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN tiếp tục được bổ sung và phát triển được thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng:

- Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hồn thiện Nhà nước Cộng hịa

XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính” của Đảng

được thơng qua tại Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (1995).

- Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII năm 1997: xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là quan điểm chỉ đạo, chi phối tồn bộ

nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đại hội IX (2001) Đảng khẳng định: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ quan trọng trong cải cách và tổ chức hoạt động của Nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

- Văn kiện Đại hội X (2006) của Đảng tiếp tục nêu ra phương hướng

“Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” là bước quan trọng trong tiến

trình xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN.

- Văn kiện Đại hội XI (2011) nêu rõ đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với bốn nhiệm vụ quan trọng:

+ Một là, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

+ Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. + Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

+ Bốn là, tích cực thực hành tiết kiệm, phịng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.

Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII, Đảng nêu ra 12 nhiệm vụ tổng quát để phát triển đất nước trong 5 năm từ 2016-2021, trong đó có nhiệm vụ:

“Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm” [6,

tr.23]. Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN một lần nữa lại được đề cập đến trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng. Không

phải ngẫu nhiên mà kể từ Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ năm 1994 của Đảng cho đến nay, lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền luôn được nhắc đến trong các văn bản quan trọng, thể hiện sự kiên định mục tiêu và quyết tâm về chính trị rất lớn của Đảng. Bởi chỉ có xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN thì dân chủ XHCN mới được xác lập và thực thi một cách đầy đủ và Nhà nước Việt Nam hiện nay mới thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Quan điểm về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước tiếp tục được bổ sung, phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận và làm sâu sắc hơn những luận điểm quan trọng. Văn kiện Đại hội XII khẳng định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà

nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” [31,tr.175]. Quan điểm này khẳng định rõ ràng về vai

trò lãnh đạo của Đảng trong q trình xây dựng, hồn thiện Nhà nước, mặt khác thể hiện đây là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính ở nước ta hiện nay. “Nhà nước pháp quyền XHCN” không phải là sự gán ghép khiên cưỡng, cơ học giữa xây dựng “nhà nước pháp quyền” với mục tiêu “XHCN” mà là một trong những nguyên tắc xây dựng Nhà nước Việt Nam

một mặt vừa đảm bảo tính pháp quyền trong hoạt động của Nhà nước, mặt khác vừa đảm bảo nguyên tắc giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Việc lãnh đạo xây dựng, hoàn thiện Nhà nước phải tiến hành từng bước, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm bởi mơ hình nhà nước pháp quyền XHCN là một mơ hình mới, chưa từng có tiền lệ. Một mặt phải đảm bảo kế thừa các giá trị tích cực của mơ hình nhà nước pháp quyền trên thế giới; mặt khác phải đảm bảo kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong suốt tiến trình lãnh đạo đất nước.

2.1.1.2. Đảng lãnh đạo hoàn thiện tổ chức, nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước. Triển khai và thực hiện Hiến pháp 2013, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định vấn đề trọng tâm trong lãnh đạo xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước là: “Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước” [31,tr.177]. Với tư cách là đảng cầm quyền, thực hiện

quyền lực chính trị để cải tạo, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tồn diện và trực tiếp cơng cuộc này.

* Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, Quốc hội có tầm quan trọng đặc biệt trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay. Thực hiện ba chức năng cơ bản: một là, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;

hai là, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước; ba là, thực hiện giám sát

tối cao các hoạt động của Nhà nước. Với các chức năng quan trọng như vậy, tổ chức và hoạt động của Quốc hội luôn được Đảng quan tâm lãnh đạo bằng các chỉ thị, nghị quyết, thơng qua Đảng đồn Quốc hội lãnh đạo thực hiện tốt chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Văn kiện Đại hội XII khẳng định: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đảm bảo

Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước” [31,tr.177].

Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội được thể hiện ở các phương thức cơ bản như sau: thơng qua Đảng đồn Quốc hội; thơng qua hoạt

động lập pháp; thông qua hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và hoạt động giám sát tối cao. “Đảng lãnh đạo Quốc hội vừa là sự lãnh

đạo đối với một thiết chế Nhà nước, vừa là Nhân dân, Quốc hội là một tổ chức thể hiện sinh động hình ảnh “Nhân dân thu nhỏ” và là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được thống nhất dưới hình thức Nhà nước”

[41, tr.147].

- Về tổ chức:

Trong những năm qua, Đảng đoàn Quốc hội đã thể hiện rõ là cơ quan lãnh đạo Quốc hội thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ theo sự phân cấp của Bộ Chính trị; kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về hoạt động của Quốc hội, kiến nghị xử lý đảng viên là đại biểu Quốc hội vi phạm nguyên tắc, kỷ luật của Đảng trong hoạt động của Quốc hội… Đảng đoàn Quốc hội đã thể hiện vai trò và chức năng lãnh đạo của mình, chịu trách nhiệm trước Đảng về các vấn đề thuộc phạm vi, thẩm quyền phụ trách; kịp thời kiến nghị xử lý các vướng mắc liên quan đến nhân sự của Quốc hội và các đoàn đại biểu quốc hội.

Năm 2016, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng : Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị Việt Nam, từng bước khẳng định quyền làm chủ của nhân dân. Theo Báo cáo tổng kết của Hội đồng Bầu cử Quốc gia: “Cuộc bầu cử đại biểu

Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 đã thu được kết quả tốt đẹp. Tổng số cử tri cả nước: 67.485.482 cử tri. Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu: 67.049.091 cử tri, đạt 99,35%” [38,tr.9].

Với việc cử tri tham gia bỏ phiếu rất cao, điều này thể hiện ý thức về dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân đã được thực hiện rất tốt, nhân dân tích cực

tham gia vào xây dựng Nhà nước, bởi kết quả của Cuộc bầu cử là điều kiện, cơ sở để kiện toàn các cơ quan của bộ máy nhà nước. Đây là khâu rất quan trọng trong việc xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, làm cơ sở cho việc đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Việt Nam được hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trong những năm qua, dưới dự lãnh đạo của Đảng đoàn Quốc hội, chất lượng bộ máy giúp việc của Quốc hội được nâng cao, thu hút các chuyên gia giỏi, tính chun mơn hóa ngày càng được nâng cao. Cơ chế phối hợp hoạt động giữa Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, giữa các cơ quan của Quốc hội với hội đồng nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội được xây dựng chặt chẽ, mang tính thường kỳ, hàng năm có tổng kết đánh giá để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này nhằm đảm bảo cho Quốc hội Việt Nam hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu của cử tri.

- Về hoạt động:

Hoạt động lập pháp là một trong những vai trò quan trọng nhất của

Quốc hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm qua Quốc hội Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong hoạt động lập pháp. Các luật, pháp lệnh, nghị quyết được Quốc hội thông qua đều quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra, tạo cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh của thực tiễn đời sống và công cuộc phát triển đất nước, đảm bảo tính đồng bộ, hợp hiến và hợp pháp trong việc ban hành pháp luật.

Những quan điểm cơ bản trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 2013 về nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, mơ hình tổ chức bộ máy nhà nước … Điều này thể hiện vai trị lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hồn thiện Nhà nước đã được Quốc hội thể chế hóa thành Hiến pháp và pháp luật. Sau 5 năm triển khai và

thi hành Hiến pháp 2013 từ năm 2014-2019: “Tổng số lượng luật, pháp lệnh

đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua từ tháng 01/2014 đến hết ngày 14/06/2019 thì Quốc hội đã thơng qua 107 luật, bộ luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 4 pháp lệnh” [17, tr.11]. Trong lĩnh vực

xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước: “Tính đến hết tháng 6/2019, Quốc hội đã

ban hành 20/26 luật, pháp lệnh về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị” [17,tr.12]. Quốc hội đã chủ động bám sát và thể chế

hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.

Hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Trong

những năm qua, Quốc hội đã làm tốt vai trị và trách nhiệm của mình về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước như việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định thu – chi ngân sách nhà nước; quy định hoặc bãi bỏ các loại thuế, quyết định phê chuẩn các công ước, hiệp định mà Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tham gia như: ngày 12/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan,

ngày 14/6/2019 Quốc hội thông qua công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập

thể … Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội cho dừng xem xét thông qua một số dự án luật còn nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận và nhân dân để có thêm thời gian nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, phát huy nền dân chủ nhân dân rộng rãi.

Về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội: vai trò lãnh đạo của Đảng

đối với hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là nhằm định hướng và tạo điều kiện để Quốc hội thực hiện chức năng của mình. Theo khoản 1, Điều 4

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, quyền giám sát của Quốc hội được quy định cụ thể: Quốc hội giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Viện Kiểm sát và Tịa án Nhân dân tối cao… Hàng năm, Quốc hội còn chọn những chương trình giám sát chuyên đề về việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị định của Quốc hội.

Đảng thường xuyên chú trọng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, vì vậy mà hoạt động của Quốc hội đã có những bước tiến mới: sinh hoạt nghị trường sôi nổi, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã trở thành tâm điểm, thu hút sự quan tâm của cử tri và nhân dân cả nước, niềm tin của nhân dân vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ngày càng được nâng cao. Các đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân cả nước, bám sát thực tiễn, thường xuyên tiếp xúc cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để kiến nghị với các cơ quan chức năng; hoạt động tiếp xúc cử tri được diễn ra định kỳ trước, trong và sau các kỳ họp Quốc hội hàng năm nhằm tăng cường gắn kết giữa đại biểu và nhân dân và thực hiện tốt chức năng đại diện của nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước hiện nay (Trang 40 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)