1.2.2 .Cơ sở thực tiễn
1.3. Nội dung tƣ tƣởng V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc
1.3.1. Vị trí, vai trò của “Bình dẳng dân tộc”
Các tác phẩm của V.I.Lênin đã luận chứng một cách khoa học cho những luận điểm có tính chất cương lĩnh của Đảng mácxít về vấn đề dân tộc; về quyền bình đẳng của các dân tộc và về quyền của các dân tộc thiểu số; về ngôn ngữ và quyền bình đẳng của các ngôn ngữ…Với V.I.Lênin, vấn đề dân tộc luôn được xem xét khi đặt nó trong tiến trình của cách mạng xã hội chủ nghĩa, coi nó như là một bộ phận thống nhất, không thể tách rời của cuộc cách mạng đó. Từ đó, một mặt ông nhấn mạnh rằng vấn đề dân tộc là vấn đề bộ
phận, phụ thuộc vào vấn đề giai cấp, vào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mà ông phê phán xu hướng tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc, đặt vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai cấp trong toàn bộ tiến trình cách mạng. Tuy nhiên, mặt khác, V.I.Lênin cũng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, giải quyết đúng vấn đề dân tộc sẽ góp phần có ý nghĩa quyết định vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giai cấp, của cách mạng xã hội chủ nghĩa và ông kiên quyết đấu tranh chống xu hướng coi nhẹ vấn đề dân tộc, chỉ thấy vấn đề giai cấp mà không thấy vấn đề dân tộc. Điều đó cũng chứng minh rằng, trong thực tế khi giải quyết vấn đề dân tộc thì sẽ có tác động tích cực trở lại đối với vấn đề giai cấp, góp phần quyết định vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giai cấp, của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện bình đẳng dân tộc là một trong ba nội dung cơ bản trong
Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin. Trong Cương lĩnh dân tộc được nêu ra vào đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin cũng chỉ rõ: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại” [43,tr.375]. Theo V.I.Lênin, các dân tộc dù lớn hay nhỏ (kể cả bộ tộc hay chủng tộc), không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp, đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa…Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Tiếp đó phải từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch trong sự phát triển của các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc còn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của chính mình cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em phát triển nhanh trên con đường tiến bộ. Như vậy, theo V.I.Lênin, bình đẳng dân tộc về thực chất là xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để từ đó xóa bỏ tình trạng dân tộc này có đặc quyền đặc lợi so với dân tộc khác, dân tộc này đi áp bức dân tộc khác. V.I.Lênin chỉ rõ: “Ý nghĩa thật sự của việc đòi quyền bình đẳng, chung quy là đòi thủ tiêu giai cấp” [46, tr.136]. Chính vì thế mà V.I.Lênin đã
xem bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
Sự bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…phải được ghi nhận về mặt pháp lý và quan trọng hơn là phải được thực hiện trong thực tiễn. Bình đẳng giữa các dân tộc cũng chính là kết quả đấu tranh của nhân dân lao động các nước. Theo V.I.Lênin: “Nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc bảo đảm quyền lợi của các dân tộc thiểu số…bất cứ một thứ đặc quyền nào dành riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc thiểu số đều bị bác bỏ” [42, tr.179]. Đó là lý do V.I.Lênin xem việc giải quyết vấn đề bình đẳng dân tộc như một bộ phận không thể thiếu trong cương lĩnh cách mạng nhằm thực hiện bình đẳng xã hội nói chung. Việc thực hiện bình đẳng xã hội nói chung là mục tiêu bao trùm, do đó có ý nghĩa quyết định việc thực hiện bình đẳng dân tộc; ngược lại việc thực hiện bình đẳng dân tộc sẽ góp phần thực hiện bình đẳng xã hội, là một trong những nhân tố thúc đẩy thực hiện bình đẳng xã hội. Không xóa bỏ bất bình đẳng giữa người với người thì bất bình đẳng về dân tộc không bao giờ được xóa bỏ; ngược lại không xóa bỏ bất bình đẳng về dân tộc thì việc xóa bỏ bất bình đẳng xã hội không bao giờ được thực hiện triệt để, đầy đủ. Bình đẳng dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực để giải quyết vấn đề dân tộc của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bình đẳng dân tộc chỉ có thể thực hiện từng bước trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa trong mỗi dân tộc, quốc gia dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân nhằm cải tạo xã hội một cách toàn diện, triệt để.
Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng, đồng thời là mục tiêu phấn đấu, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số; đó cũng chính là tiền đề, điều kiện để xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc. Như vậy, tôn trọng quyền bình đẳng của các dân tộc nói chung và của các dân tộc – tộc người trong một quốc gia đa dân tộc nói riêng chính là tạo điều kiện xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nô dịch hay đồng hóa
đối với các dân tộc, đồng thời khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.