Nội dung của “Bình đẳng dân tộc”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng v i lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 46)

1.2.2 .Cơ sở thực tiễn

1.3. Nội dung tƣ tƣởng V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc

1.3.2. Nội dung của “Bình đẳng dân tộc”

Bàn về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong phạm vi nội bộ quốc gia, V.I.Lênin khẳng định quyền này không chỉ được thừa nhận mà còn phải được đảm bảo thực thi trong thực tế, đấu tranh với những hiện tượng vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc: “Trong phạm vi những quan hệ nội bộ của quốc gia, chính sách dân tộc của Quốc tế cộng sản không thể chỉ giới hạn trong việc đơn giản thừa nhận, - một cách hoàn toàn hình thức, đơn thuần bằng những lời tuyên bố suông và không có trách nhiệm gì trên thực tế, - quyền bình đẳng giữa các dân tộc, như bọn dân chủ tư sản vẫn làm và cho thế là đủ…trong toàn bộ công tác tuyên truyền và cổ động của các đảng cộng sản - ở diễn đàn nghị viện cũng như ở ngoài – không những phải luôn luôn không ngớt tố cáo những việc vi phạm thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và những sự đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong tất cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa, bất chấp những hiến pháp “dân chủ” ở những nước ấy; mà còn phải: một là, luôn luôn chứng minh rõ rằng chỉ có chế độ Xô viết là chế độ có thể thật sự đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bằng cách thực hiện trước hết sự đoàn kết tất cả những người vô sản, rồi đến toàn thể quần chúng lao động, trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản; và hai là, tất cả các đảng cộng sản phải trực tiếp ủng hộ các phong trào cách mạng của những dân tộc phụ thuộc hoặc không được hưởng đầy đủ quyền bình đẳng (chẳng hạn như Airolen, những người da đen ở Mỹ…) và các thuộc địa” [47, tr.201 – 202].

V.I.Lênin chỉ rõ, quyền bình đẳng dân tộc là quyền chính đáng, hợp pháp của tất cả mọi dân tộc, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, quốc gia dân tộc lớn hay nhỏ, trình độ phát triển xã hội cao hay thấp, giàu hay nghèo, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc…

Đặc biệt V.I.Lênin nhấn mạnh quyền bình đẳng dân tộc phải thể hiện nổi bật ở việc bảo đảm quyền, lợi ích của các dân tộc thiểu số. Mọi sự coi nhẹ và xâm phạm đến lợi ích của các dân tộc thiểu số là vi phạm nguyên tắc bình đảng dân tộc không thể chấp nhận được.

Trong tình hình hiện nay, bình đẳng giữa các dân tộc đặt lên hàng đầu là việc xóa bỏ áp bức dân tộc, tạo điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển trên các lĩnh vực của đời sống giữa các dân tộc và là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.

Nội dung các nguyên tắc bình đẳng dân tộc bao gồm toàn diện các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ...Việc tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực vừa là một mục tiêu, nhiệm vụ phải phấn đấu trong thực tế để khắc phục sự chênh lệch, bất bình đẳng gữa các dân tộc vừa là thái độ ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc và phương thức thực hiện đoàn kết dân tộc.

Bình đẳng về kinh tế là tiền đề, là nền tảng sâu xa nhất có ý nghĩa bền

vững nhất của bình đẳng dân tộc. Ở phương diện này, bình đẳng dân tộc phụ thuộc vào sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc, cốt lõi là sự phát triển đồng đều về lực lượng sản xuất. Vì vậy, không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, vượt qua tình trạng lạc hậu về kinh tế, vươn lên trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại là con đường đưa dân tộc lên địa vị bình đẳng với các dân tộc khác.

Theo V.I.Lênin, thực hiện bình đẳng về kinh tế phải gắn lợi ích kinh tế với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia, bởi vậy, giải quyết các mối quan hệ liên quan đến dân tộc – quốc gia, dân tộc – tộc người đều phải tính đến quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế. Bất cứ sự áp đặt nào trong hợp tác, giao lưu, liên kết, bất kỳ đặc quyền kinh tế nào dành riêng cho các dân tộc, tộc người đều dẫn đến việc vi phạm lợi ích của các dân tộc, dẫn đến sự bất bình đẳng dân tộc.

Bên cạnh đó, người lao động của các dân tộc có cơ hội như nhau trong tìm kiếm việc làm, nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động và đều được hưởng

lợi ích kinh tế trên cơ sở đóng góp công sức lao động và vốn liếng của mình. Các dân tộc có trình độ phát triển kém hơn sẽ được ưu tiên, giúp đỡ để phát triển kinh tế.

Có thể thấy, bình đẳng về kinh tế là nội dung cốt lõi để rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống giữa các dân tộc. Thực hiện bình đẳng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của việc giải quyết vấn đề dân tộc phải thông qua việc đề ra và tổ chức thực hiện thắng lợi các chính sách kinh tế, xã hội, trong đó cần đặc biệt quan tâm đên các chính sách, ưu tiên, ưu đãi, hỗ trợ kinh tế - xã hội đối với các dân tộc thiểu số, các vùng, miền mà đời sống kinh tế, xã hội chậm phát triển và nhiều khó khăn.

Bình đẳng về chính trị là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc, tộc người. Theo V.I.Lênin, bình đẳng về chính trị, trước hết, các dân tộc đều có quyền độc lập, tự quyết, chống mọi đặc quyền của bất kỳ quốc gia nào đối với bất kỳ dân tộc nào, không thừa nhận quan hệ có tính chất áp đặt giữa các dân tộc, chủ trương xây dựng quan hệ tự nguyện giữa các dân tộc, xây dựng tinh thần đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc. Đồng thời xóa bỏ sự không tin cậy, sự xa lánh và thù địch giữa các dân tộc, thúc đẩy giai cấp vô sản trong các dân tộc liên hiệp lại thực hiện sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.

Bình đẳng chính trị là điều kiện tiên quyết của bình đẳng dân tộc. Đối với các dân tộc bị áp bức, bị lệ thuộc, đấu tranh giành quyền bình đẳng về chính trị chính là điều kiện để có bình đẳng trên các phương diện khác của đời sống xã hội. Mọi biểu hiện của tư tưởng dân tộc cực đoan, sôvanh nước lớn, sự kỳ thị, phân biệt, đối xử giữa các dân tộc – tộc người đều là những mưu đồ chính trị của các thế lực phản động nhằm đồng hóa các dân tộc nhỏ, yếu. Việc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, dân tộc đều vi phạm quyền bình đẳng chính trị của các dân tộc. Đó cũng chính là quyền tự quyết dân tộc – một nội dung trước hết của bình đẳng về chính trị.

Nhận thức và giải quyết đúng vấn đề bình đẳng chính trị và quyền tự quyết trong các quốc gia cụ thể, nhất là các quốc gia đa dân tộc là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với giai cấp vô sản và những người mác xít chân chính trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Để thực hiện bình đẳng về chính trị, những người mác xít phải đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phản động dưới mọi hình thức. V.I.Lênin chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác không thể điều hoà được với chủ nghĩa dân tộc, dù là chủ nghĩa dân tộc “công bằng, thuần khiết, tinh vi và văn mình đến đâu nữa” [44,tr.167]. Bình đẳng chính trị được thể hiện rõ nhất chính là sự bình đẳng về quyền làm chủ đất nước; là sự thừa nhận về mọi thể chế và pháp lý quyền bình đẳng dân tộc; là sự tham gia bình đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc vào việc xây dựng, tổ chức, quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mọi người dân thuộc các dân tộc khác nhau, không phân biệt đa số hay thiểu số, hay giữa các dân tộc thiểu số với nhau cũng như miền xuôi và miền ngược, nếu không vi phạm pháp luật Nhà nước đều có thể tham gia vào chính quyền Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Bình đẳng về chính trị bao hàm các quyền dân chủ chính trị của mọi thành viên. Việc thừa nhận,tôn trọng quyền bình đẳng chính trị của các thành viên cộng đồng dân tộc là sự bảo đảm về mặt công cụ quyền lực nhà nước để thực hiện bình đẳng dân tộc và đấu tranh với mọi biểu hiện vi phạm quyền bình đẳng đó trong đời sống xã hội. Thực hiện bình đẳng chính trị là khâu then chốt cho bình đẳng dân tộc.Bình đẳng về chính trị luôn được thực hiện nhất quán để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người, đối với các dân tộc tiến tới bình đẳng toàn diện.

Bình đẳng về văn hóa – xã hội cũng là nội dung thiết yếu trong Cương

lĩnh dân tộc của V.I.Lênin. Đó chính là thể hiện sự tôn trọng những giá trị, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc, tạo điều kiện để văn hóa các dân tộc phát triển hài hòa trong sự phát triển chung của một nền văn hóa đa dân tộc.

V.I.Lênin cho rằng bình đẳng về văn hóa không tách rời bình đẳng về kinh tế, chính trị. Đó là lý do V.I.Lênin phê phán khẩu hiệu “tự trị dân tộc về văn hoá” của những người dân chủ xã hội Áo và những người thuộc phái Bun. Đó là mưu đồ chính trị của những kẻ cơ hội, bằng cách ban cho các dân tộc bị áp bức được hưởng một số quyền lợi nào đó về văn hóa như duy trì lễ hội dân gian, một số quy định về “quyền tự do” báo chí, bảo tàng…để mị dân, tạo ra cái vỏ độc lập bề ngoài, lừa dối rằng quyền tự quyết và bình đẳng dân tộc luôn được tôn trọng. Song thực chất, việc làm trên nhằm duy trì ách áp bức, bóc lột về kinh tế đối với các dân tộc bị áp bức. V.I.Lênin cho rằng khẩu hiệu đòi “tự trị dân tộc về văn hóa” chính là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tinh vi và độc hại nhất. Theo ông: “khẩu hiệu tự trị dân tộc về văn hóa đối lập một cách căn bản với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Khẩu hiệu của giai cấp vô sản không phải là “văn hóa dân tộc”, mà là văn hóa quốc tế của chủ nghĩa vô sản và của phong trào công nhân quốc tế” [41, tr.536 – 537]. Do đó, bình đẳng về văn hóa phải gắn liền với bình đẳng về kinh tế, chính trị.

Chính vì lẽ đó, V.I.Lênin khẳng định: “Đối với những người mácxít, vấn đề “khẩu hiệu văn hóa” dân tộc có một ý nghĩa to lớn, chẳng những vì nó xác định nội dung tư tưởng của toàn bộ công tác tuyên truyền và cổ động của chúng ta về vấn đề dân tộc mà còn vì toàn bộ cái cương lĩnh về tự trị dân tộc về văn hóa trứ danh đều dựa trên khẩu hiệu đó” [42, tr.166].

Trong quan hệ dân tộc và đoàn kết dân tộc, yếu tố văn hóa – xã hội có vai trò đặc biệt. Văn hóa, bản sắc văn hóa là vấn đề cốt lõi của mọi dân tộc, liên quan trực tiếp đến tính đặc thù, tính bền vững, tính đa dạng, phong phú về đời sống tinh thần xã hội của mỗi dân tộc. Hơn thế nữa, văn hóa là một đặc trưng, tiêu chí để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là một nhân tố quyết định đến sức mạnh tiềm ẩn, trường tồn về phát triển dân tộc.

Trong bình đẳng văn hóa, theo V.I.Lênin, phải thật sự tôn trọng và đảm bảo quyền sử dụng và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ là một đặc trưng của dân tộc, một yếu tố nổi trội của văn hóa, giá trị thiêng liêng của mỗi dân

tộc. Bởi vậy, quyền bình đẳng về ngôn ngữ sẽ góp phần tích cực trong việc xích lại gần nhau giữa các dân tộc, tạo ra sự đoàn kết nhân dân giữa các dân tộc. Ý thức rõ điều này, V.I.Lênin khẳng định: “Tất cả các dân tộc trong nước đều tuyệt đối bình đẳng và mọi đặc quyền của bất cứ dân tộc nào hoặc ngôn ngữ nào đều bị coi là không thể dung thứ và trái với hiến pháp” [43, tr.158].

Từ quan điểm như vậy, V.I.Lênin chỉ rõ rằng: “Sự bình đẳng tuyệt đối của các dân tộc và ngôn ngữ. Nhà nước bảo đảm ngôn ngữ cho dân cư địa phương” [42, tr.400]; “Nhân dân có quyền học bằng tiếng mẹ đẻ, mỗi công dân đều có quyền phát biểu bằng tiếng mẹ đẻ ở các cuộc họp và ở các cơ quan xã hội cũng như các cơ quan nhà nước” [42, tr.159].

Theo V.I.Lênin: “Việc tuyên truyền cho quyền bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc và các ngôn ngữ chỉ tập hợp được, trong mỗi dân tộc, những phần tử dân chủ triệt để (nghĩa là chỉ có những người vô sản) bằng cách liên hợp họ lại không phải theo dân tộc, mà theo nguyện vọng muốn có những sự cải thiện sâu sắc và quan trọng về cơ cấu chung của nhà nước. Trái lại, việc tuyên truyền cho sự “tự trị dân tộc về văn hóa”, mặc dù những nguyện vọng chân thành của một số người nào đó và của một vài nhóm nào đó, sẽ chia rẽ các dân tộc và trên thực tế, sẽ làm cho công nhân thuộc một dân tộc xích lại gần giai cấp tư sản thuộc dân tộc họ (tất cả các đảng tư sản Do Thái đều tán thành thứ “tự trị dân tộc về văn hóa” đó)” [42, tr.178]. Từ đó, V.I.Lênin chỉ rõ rằng người nào không thừa nhận và không bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bình đẳng giữa các ngôn ngữ, không đấu tranh chống mọi áp bức hay mọi bất bình đẳng dân tộc, người đó không phải là người mácxít, thậm chí cũng không phải là người dân chủ. V.I.Lênin còn nhấn mạnh: “giải phóng các dân tộc thuộc địa và tất cả các dân tộc bị áp bức hoặc bị bất bình đẳng, đồng thời phải đem lại cho họ quyền tự do phân lập, để bảo đảm sao cho sự nghi kỵ do chủ nghĩa tư bản để lại trong quần chúng lao động thuộc các dân tộc khác nhau và lòng căm giận của công nhân các dân tộc bị áp bức đối với

công nhân các dân tộc đi áp bức hoàn toàn tiêu tan và được thay thế bằng một sự liên minh tự giác và tự nguyện” [46, tr.136].

Song song với ngôn ngữ, để đảm bảo bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, V.I.Lênin cũng chú ý tới vấn đề bình đẳng về giáo dục và sự đầu tư cho các nhu cầu văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc. Ông viết: “Bất kỳ biện pháp nào của Hội đồng giáo dục vi phạm bất kể như thế nào đến quyền hoàn toàn bình đẳng của các dân tộc và ngôn ngữ của dân cư các địa phương hoặc đến tỷ lệ kinh phí giành chi nhu cầu văn hóa, giáo dục phù hợp với tỷ lệ các dân tộc ít người trong dân cư, đều bị coi là không có hiệu lực và phải hủy bỏ theo kháng nghị của bất cứ công dân nào trong nước không kể người đó cư trú ở đâu” [43, tr.159].

Bình đẳng về văn hóa của các dân tộc còn thể hiện ở việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị,truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kể cả các phong tục, tập quán lâu đời. Các dân tộc, một mặt phải giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, mặt khác phải tôn trọng bản sắc văn hóa và tiếp thu sáng tạo văn hóa của các dân tộc khác. Các dân tộc đều được động viên hưởng thụ những giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời phải tích cực tham gia sáng tạo giá trị văn hóa mới. Mọi sự xâm hại, xóa bỏ hay đồng hóa về văn hóa các dân tộc cần được kịp thời lên án, ngăn chặn. Các dân tộc cùng tích cực, có trách nhiệm đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa, văn hóa phản động để xây dựng xã hội văn minh. Các dân tộc có trình độ dân trí thấp hơn, văn hóa chậm phát triển được giúp đỡ, tạo điều kiện mọi mặt để phát triển hướng tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng v i lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)