Lực lượng thực hiện “Bình đẳng dân tộc”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng v i lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 53)

1.2.2 .Cơ sở thực tiễn

1.3. Nội dung tƣ tƣởng V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc

1.3.4. Lực lượng thực hiện “Bình đẳng dân tộc”

Theo V.I.Lênin, thực hiện bình đẳng dân tộc đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống động lực nhằm thực hiện có hiệu quả hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là chính sách dân tộc trên thực tế. Trong đó, hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là động lực quan trọng; tuy nhiên, động lực trực tiếp xét đến cùng có ý nghĩa quyết định chính là sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc. Hệ thống động lực này bao hàm cả đồng bào dân tộc đa số, dân tộc thiểu số, đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị. Ngoài ra, cần có sự đoàn kết, giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ và các dân tộc khác trên thế giới.

Chủ thể thực hiện bình đẳng dân tộc bao gồm Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị các cấp, lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc. Trong đó, Đảng, Nhà nước, đội ngũ cán bộ nắm vững bản chất cốt lõi của tư tưởng V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc và vận dụng sáng tạo vào hoạch định hệ thống chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc thù về lịch sử địa lý – tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc điểm từng dân tộc. Hệ thống chính trị các cấp cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả và bền vững là khâu có tính chất quyết định mức độ bình đẳng giữa các dân tộc.

Khách thể thụ hưởng bình đẳng dân tộc theo tư tưởng V.I.Lênin là tất cả các dân tộc cùng sinh sống. Đó là việc đảm bảo các dân tộc có quan hệ bình đẳng trong tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội; giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau. Để phát huy động lực của chính bản thân, các dân tộc thiểu số phải khắc phục tư tưởng tự ti, tự cho mình là kém để vươn lên nắm bắt, tận dụng cơ hội nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Chỉ có phát huy nội lực của bản thân đồng bào các dân tộc thiểu số mới kết hợp được với ngoại lực (sự giúp đỡ của dân tộc đa số, lực lượng vũ trang…).

Như vậy, động lực thực hiện bình đẳng dân tộc là kết hợp sức mạnh tổng hợp các chủ thể, các lực lượng, là sự kết hợp giữa chủ thể và khách thể, giữa nội lực và ngoại lực để từng bước hiện thực hóa tư tưởng V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc trong mọi mặt của đời sống xã hội trên thực tế.

Thực hiện quyền bình đẳng dân tộc cũng là nhân tố quyết định để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Khi một dân tộc này chà đạp, ép buộc các dân tộc khác thì sớm hay muộn cũng tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc. Mặt khác, khi các dân tộc được đối xử bình đẳng cả về nghĩa vụ và quyền lợi sẽ tạo ra tiếng nói chung và tạo nên sự đồng thuận giữa các dân tộc và ngược lại. Vì thế nếu không bảo đảm và không có những chính sách và hành động cụ thể để thực hiện bình đẳng dân tộc, làm cho bình đẳng dân tộc ngày

càng trở thành hiện thực thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị lung lay, làm ảnh hưởng đến sự tập hợp lực lượng của cách mạng.

Như vậy, để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, cần phải có một xã hội mà ở đó quyền bình đẳng giữa các dân tộc có điều kiện và cơ sở để thực hiện.Xã hội đó không thể khác là xã hội xã hội chủ nghĩa.

Chƣơng 2

SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG V.I.LÊNIN VỀ BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Vận dụng theo nghĩa chung nhất là đem những tri thức, lý luận áp dụng vào thực tiễn. Theo đó, sự vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam có nghĩa là, trên cơ sở nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc, đặc điểm tình hình dân tộc và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra quan điểm, chính sách và tổ chức thực hiện thắng lợi quan điểm, chính sách bình đẳng dân tộc nhằm khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực; tăng cường, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng v i lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 53)