Kết quả kiểm chứng TN theo SGK

Một phần của tài liệu Xây dựng hướng dẫn một số bài thực hành thí nghiệm thuộc Chương I II III phần Sinh học tế bào môn Sinh học 10 – THPT bằng phương pháp hiện thực ảo. (Trang 37 - 38)

Lần Ống nghiệm 1 2 3 4 5 1 - - - - - 2 - - - - - 3 - - - - - 4 + + + + +

Chú thích: “+”: Chuyển màu xanh đậm

“-”: Không chuyển màu xanh đậm

- Nhận xét

Qua bảng trên ta thấy, nếu tiến hành theo SGK thì ống nghiệm 1 (để ở nhiệt độ 1000C) và ống nghiệm 3 (để ở cốc nước đá) không chuyển màu xanh đậm chứng tỏ rằng tinh bột đã bị thủy phân hoàn toàn. Nguyên nhân là do cách bố trí TN như SGK thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến cơ chất chứ không phải đến enzim. Sau khi nhỏ amilaza và để ở nhiệt độ phòng trong 15 phút, enzim vẫn hoạt động bình thường.

Ống nghiệm 2 đặt trong cốc nước 400C nên hoạt tính của amilaza được thể hiện. Do đó, tinh bột bị thuỷ phân hoàn toàn. Dung dịch trong ống nghiệm không chuyển màu xanh đậm.

Ống nghiệm 4 đặt ở nhiệt độ phòng TN, hoạt tính của amilaza bị ức chế bởi axit clohiđric nên tinh bột không bị thuỷ phân, do đó dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu xanh đậm.

Như vậy, kết quả TN theo SGK không chứng minh được ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và cao đến hoạt tính của enzim vì tất cả các ống nghiệm 1, 2 và 3 đều có sự thuỷ phân hoàn toàn tinh bột (nhỏ iot, dung dịch trong các ống nghiệm đều không chuyển màu). Sở dĩ có kết quả như vậy là do bước 4 cùng đặt các ống nghiệm ở nhiệt độ phòng TN trong 15 phút là không chính xác.

TN chứng minh ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính của amilaza mới chỉ có ống nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường axit mà thiếu ống nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường kiềm đến hoạt tính của amilaza.

- Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK

Một phần của tài liệu Xây dựng hướng dẫn một số bài thực hành thí nghiệm thuộc Chương I II III phần Sinh học tế bào môn Sinh học 10 – THPT bằng phương pháp hiện thực ảo. (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)