- Nhận xét
Qua kết quả trên ta thấy, nếu tiến hành theo SGK thì các cốc được tạo ra có kích thước không bằng nhau, không thẩm mĩ. Khó tiến hành quá trình khoét bỏ ruột trong của cốc do mẫu vật là củ khoai lang cứng. Nồng độ hóa chất không
được xác định rõ nên cho mực nước trong củ khoai lang thay đổi chưa rõ ràng. Bất tiện trong quá trình đun nấu do không có nồi nấu ở trường THPT.
- Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK
Bảng 3.11. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK
Tiêu chí Nhận xét Đề nghị
Mẫu vật
- Dùng củ khoai lang - Dùng mẫu vật là cà rốt vì dễ tạo
cốc và dễ quan sát sự thay đổi mực nước trong khoang cốc. Ngoài ra có thể dùng khoai tây, củ cải hoặc su hào.
- Không nên dùng khoai lang vì khoai lang sống cứng, rất khó tạo cốc.
Hoá chất
- Dung dịch đường đậm đặc
- Không định lượng lượng nước cho vào đĩa Petri
- Định lượng nồng độ dung dịch đường đậm đặc là 50% để mực nước trong khoang cốc thay đổi rõ ràng hơn.
- Định lượng mực nước cho vào đĩa petri.
Dụng cụ
- Chưa nêu rõ số lượng dụng cụ dùng cho 1 nhóm HS.
- Thiếu một số dụng cụ như: kiềng đun, lưới amiăng, cốc đong 50 ml, đèn cồn, ống nhỏ giọt. - Dùng nồi đun cách thuỷ khó thao tác TN.
- Định rõ số lượng cần thiết cho 1 nhóm HS.
- Bổ sung các dụng cụ còn thiếu.
- Thay thế bằng cốc nước đun sôi cách thuỷ.
Cách tiến hành
- Không nêu rõ các bước tạo cốc, các bước tiến hành thí nghiệm - Theo dõi mực nước trong 24h
- Nêu rõ các bước tạo cốc, nêu rõ các bước tiến hành TN.
41
30
TN nước trong 12h đã cho kết quả.
- Thử nghiệm phương án cải tiến
- Mẫu vật
Cà rốt 1củ
- Hoá chất
Bảng 3.12. Thống kê hóa chất chuẩn bị cho một nhóm TH
Hoá chất Nồng độ Số lượng
Đường 50% 10 ml
Nước cất - 100 ml
- Dụng cụ
Bảng 3.13. Thống kê hóa chất chuẩn bị cho một nhóm TH
STT Dụng cụ Số lượng STT Dụng cụ Số lượng
1 Đĩa petri 3 cái 7 Cốc đong 50 ml 1 cái
2 Kiềng đun 1 cái 8 Lưới amiăng 1 cái
3 Tăm nhọn 2 cái 9 Dụng cụ tạo cốc 1 bộ
4 Đèn cồn 1 cái 10 Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 100ml 1 cái
5 Dao cắt 1 cái 11 Tăm nhọn chia vạch tới 20mm 1 cái
6 Bút ghi 1 cái 12 Ống nhỏ giọt 1 cái
- Các bước tiến hành
* Tạo cốc:
Các bước để tạo 1 cốc làm TN được tiến hành như sau:
1 - Cắt 1 đầu củ cà rốt.
2 - Cắt 1 đoạn củ có độ dài 15 mm (đo
bằng tăm nhọn đã chia vạch).
3 - Lấy đi phần lõi bên trong khoang cốc
bằng dụng cụ khoét cốc.
Hình 3.8. Kích thước của cốc
(Đơn vị: mm)
4 Luộc chín 1 cốc trong nước sôi 5 phút.
* Cách tiến hành
Bước Nội dung
1 - Lấy 3 đĩa petri, đánh dấu các đĩa Petri để 3 cốc A, B và C.
- Đánh dấu mực nước định mức trên đĩa petri là 10mm.
2
- Đặt các cốc vào các đĩa petri tương ứng: + Đĩa A và B: Đặt cốc sống.
+ Đĩa C: Đặt cốc chín.
3 - Đổ nước vào đĩa petri đến vạch định mức.
4 - Nhỏ 5 giọt dung dịch đường 50% vào khoang cốc B, C.
5 - Dùng tăm nhọn đánh dấu mực nước đường.
6 - Quan sát sự thay đổi mực nước trong 12h.
* Lưu ý:
- Chọn củ cà rốt có đường kính ≥30 mm, thuôn dài đều
- Chọn dao nhỏ, phẳng để dễ cắt gọt. - Trong quá trình tạo đáy cốc và mặt cốc, nên dùng dao vừa cắt vừa lăn tròn.
Một số hình ảnh đối chứng TN theo SGK và TN chuẩn: