Stt Chỉ tiêu điều tra
2 Vấn đề môi trường tốt hơn 3 Vấn đề môi trường không đổi 4 Vấn đề môi trường kém đi
Tổng
(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra hộ gia đình)
3.3.7. Mức độ hài lòng của các hộ dân đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ
Chính sách bồi thường, hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự đồng thuận và ủng hộ của người dân đối với các hoạt động của dự án. Đồng thời, đa phần các ý kiến khiếu nại của người dân đưa ra đều liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Vì vậy, nếu chính sách đền bù, hỗ trợ thỏa đáng sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra của dự án.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án có mối liên hệ mật thiết với quyền lợi của người dân và đây là một trong những quan tâm lớn nhất của các hộ dân. Thông thường, trong tất cả các dự án có hoạt động đền bù, GPMB, người dân bao giờ cũng mong muốn được hưởng nhiều quyền lợi nhất, đơn giá đền bù cao nhất và áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ nhất. Tuy nhiên, mỗi hoạt động của dự án đều kèm theo những quy định, hướng dẫn cụ thể mang đặc thù tại mỗi địa phương và lĩnh vực tiến hành dự án. Ở những loại đất, cây cối, vật kiến trúc ảnh hưởng khác nhau thì sẽ có đơn giá đền bù, hỗ trợ khác nhau.
Bảng 3.21: Mức độ hài lòng của hộ dân về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án STT Bồi thường, hỗ trợ 1 Hài lòng 2 Bình thường 3 Không hài lòng Tổng
(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra hộ gia đình) Kết quả điều tra ý kiến của các hộ dân về mức độ rất không hài lòng chiếm 13,33% và mức độ không hài lòng chiếm 32,22%, phần lớn ý kiến của các hộ dân đều không hài lòng với các chính sách bồi thường hỗ trợ của dự án. Họ cho rằng, đơn giá đền bù không sát với giá thị trường (thường là thấp hơn so với giá thị trường). Có 36,67 % hộ dân có ý kiến bình thường và 17,78 % hộ dân cảm thấy hài lòng về công tác bồi thường, hộ trợ cảu dự án.
Trong quá trình tiến hành dự án, việc đền bù sát theo giá thị trường và đảm bảo mục tiêu giá thay thế được xác định là mục tiêu của công tác đền bù, GPMB. Trên thực tế, mặc dù đơn giá đền bù, hỗ trợ đã được điều chỉnh tăng theo hàng năm nhưng sự thay đổi này vẫn chưa theo sát xu hướng tăng lên của giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những hộ dân trong khu vực dự án.
3.4. Những khó khăn, tồn tại và giải pháp khắc phục ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến người dân
3.4.1. Khó khăn, tồn tại
Cùng với sự nỗ lực của cơ quan, Phòng, Ban, công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đạt được nhiều kết quả khả quan như: thành phố Lào Cai đã ban hành được một quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một cách chi tiết, có quy định trách nhiệm đến từng bộ phận; Thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường GPMB; Công tác tham vấn cũng được thành phố Lào Cai nghiêm túc thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các hộ dân trong công tác tham vấn. Bên cạnh đó, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở thành phố còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: mức độ hài lòng của các hộ dân được khảo sát đối với công tác như tham vấn, tuyên truyền thông tin, công tác kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng, chính sách bồi thường, hỗ trợ, công tác giải quyết khiếu nại là chưa cao; công tác chuẩn bị thực hiện dự án còn nhiều hạn chế; công tác thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn; công tác trình duyệt kinh phí còn rất chậm.
Khi thu hồi đất để xây dựng dự án đã làm tăng cơ hội tiếp cận xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó hình thành lên các khu kinh doanh, buôn bán được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức kiếm sống của họ. Các hình thức sản xuất mới trong chăn nuôi và trồng trọt thường không dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân.
Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất đó là khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ lẫn nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ mất dần đi. Một thực trạng xẩy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất đẫn đến thời gian rảnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ trợ và thu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say rượu bia, nạn cờ bạc, nghiện hút gia tăng.
Như vậy bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa, thì nhiều người dân lại lo lắng về tác động mặt tiêu cực của nó là làm ảnh hưởng đến tình làng
nghĩa xóm, phát sinh các tệ nạn cho xã hội. Đây là bài toán rất nan giải cần phải tìm giải pháp giải quyết càng sớm càng tốt của các nhà quản lý trong việc sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm ổn định được đời sống người dân khi bị mất đất.
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp
3.4.2.1. Chính sách về giá bồi thường
Chế độ bồi thường đất là nội dung lớn nhất, phức tạp nhất trong chính sách bồi thường hiện nay. Nguyên nhân là do chính sách đất đai ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều tồn tại về đất đai chưa được giải quyết. Giải quyết tốt về chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước công việc tiếp theo như bồi thường tài sản, chính sách hỗ trợ, chính sách tái định cư. Vì vậy, ở Hội đồng bồi thường thành phố, thành viên phòng Tài nguyên và Môi trường có năng lực về chuyên môn, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, các vấn đề cụ thể về đất đai của địa phương tham gia vào Hội đồng sẽ có ý nghĩa quan trọng, quyết định.
Thành lập và phát triển một số các đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp công ích thực hiện chức năng nhiệm vụ về định giá đất, tư vấn, cung cấp thông tin về giá đất và giá bất động sản. Đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển các dịch vụ tư vấn, định giá và cung cấp các thông tin về giá đất cho các đối tượng có nhu cầu. Để bảo đảm có thông tin về giá đất một cách thường xuyên, chính xác, kịp thời làm cơ sở, căn cứ thực tế phục vụ cho việc xác định giá đất của Nhà nước hàng năm cũng như điều chỉnh kịp thời giá đất của Nhà nước quy định khi giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường có sự tăng giảm lớn và Nhà nước áp dụng các biện pháp điều tiết bình ổn giá đất để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong trường hợp cần thiết. Bảo đảm và duy trì thường xuyên sự phù hợp giữa giá đất tính bồi thường với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, góp
phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chỉnh trang phát triển đô thị.
Thực tế hiện nay cho thấy xu thế khi có dự án vào, giá đất ngay lập tức được đẩy lên cao, phần chênh lệch này là do dự án đầu tư mà có. Vì thế, để có quỹ đất tái định cư tại chỗ và tăng thu cho ngân sách thì giải pháp quan trọng nên thực hiện là ngoài phần diện tích thu hồi thuộc phạm vi của dự án, nên thu hồi thêm phần diện tích liền kề để tạo lập quỹ đất cho đầu tư xây dựng các khu chung cư phục vụ cho tái định cư tại chỗ, diện tích thừa sau khi đã xây dựng các khu chung cư thì tổ chức bán đấu giá để tăng thu cho ngân sách. Thực hiện tốt nguyên tắc này tạo ra sự công bằng giữa người bị thu hồi đất và người sử dụng đất được ở lại.
3.4.2.2. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập
Việc đào tạo nghề cần áp dụng phương thức lấy thợ dạy cho thợ, cầm tay chỉ việc, như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
+ Yêu cầu người dân sử dụng tiền đào tạo nghề đúng mục đích. Chính quyền đưa ra các chính sách khuyến khích người dân tham gia vào các khóa dạy nghề đang có trên địa bàn thành phố Lào Cai.
+ Ngoài việc đào tạo nghề để thu hút lao động vào các doanh nghiệp, cần tăng cường đầu tư phát triển các làng nghề, dịch vụ - du lịch tại thành phố Lào Cai nhằm thu hút lao động từ những gia đình có đất bị thu hồi. Các nghề thu hút được nhiều người vào làm việc như: làm chổi chít, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, hàng thêu, thảm... Những nghề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mô sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được trao đổi và mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách địa phương.
3.4.2.3. Giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Các chính sách liên quan đến bồi thường, GPMT là hết sức quan trọng. Vì thế, đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của địa phương ban hành thì phải khẩn trương nghiên cứu và cụ thể hóa cho phù hợp với những đặc thù của địa phương. Phải tuân thủ những quy định của Trung ương và các văn bản đã ban hành. Trên cơ sở đó, tiến hành triển khai đến tất cả các cấp, các ngành, đến tất cả các cán bộ làm công tác bồi thường và đến từng người dân trong diện giải tỏa. Trước khi truyền đạt đến người dân, cần phải có thời gian cho cán bộ nghiên cứu trước rồi tập hợp để tập huấn thống nhất về cách hiểu, nội dung, phương pháp truyền đạt. Quá trình truyền đạt, những vướng mắc trong chính sách phải được tập hợp, được giải quyết bằng văn bản để đảm bảo tính thống nhất, tránh trường hợp mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cán bộ có một quan điểm một cách hiểu khác nhau. Khi đã thống nhất rồi thì phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân và phải được in thành tài liệu gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi thu hồi đất để thực hiện dự án.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi truyền đạt phải đầy đủ và công khai đến các hộ dân có đất bị thu hồi để người dân có điều kiện nghiên cứu, trên cơ sở đó có những thông tin phản hồi lại các cơ quan Nhà nước. Mọi thông tin mà người dân phản hồi lại, đặc biệt là những thông tin không đồng tình, chưa thông suốt hoặc chưa hiểu về một nội dung nào đó, phải được tập hợp một cách kỹ lưỡng và giao cho người có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực mà người dân có ý kiến nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết. Nếu thấy ý kiến của người dân đúng thì phải khẩn trương trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho kịp thời. Ngược lại, nếu thấy ý kiến của người dân là không thỏa đáng thì phải tổ chức họp dân để giải thích. Người được phân công giải thích phải là người am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên
môn vững vàng, có khả năng truyền đạt và có tính thuyết phục cao đối với nhân dân. Vì thế, những người làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì nên hạn chế tới mức tối đa sự thay đổi và cần phải bố trí những người có thâm niên công tác, có khả năng tương đối toàn diện. Có như vậy mới tạo được niềm tin đối với nhân dân về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời mới thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, tránh được những khiếu kiện trong nhân dân.
3.4.2.4. Nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng
+ Tạo đầy đủ các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có tính chuyên nghiệp cao, có khả năng nắm bắt được, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn; tăng cường khả năng nghiên cứu hoạch định chính sách và phân tích tình hình thực thi các chính sách trong thực tiễn; làm tốt việc kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho lãnh đạo thành phố.
+ Tổ chức bộ máy phải được kiện toàn để có đủ đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và năng lực công tác phù hợp; làm việc mang tính nghề nghiệp chuyên trách và ổn định.Chăm lo kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác bồi thường, hỗi trợ và tái định cư.
3.4.2.5. Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn những năm qua, thành phố Lào Cai cần ý thức được rằng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là công việc của cả cộng đồng. Các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận Tổ quốc v.v... đều nghĩa vụ chung vai góp sức tất cả vì tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư.
Với ý thức đó, cả hệ thống chính trị ở thành phố Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung nên vào cuộc một cách quyết liệt từ khâu đầu tiên đến
khâu kết thúc, nhất là khâu tuyên truyền, giải thích, vận động, kêu gọi và khi cần thiết là đối thoại để người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Lào Cai hiểu, đồng tình ủng hộ các quyết định thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư.
Song hành với việc tuyên truyền, vận động, thành phố Lào Cai cũng cương quyết áp dụng các biện pháp mạnh để giải tỏa mặt bằng đối với những trường hợp cố tình chống đối, lợi dụng dân chủ để lôi kéo, kích động vì động cơ xấu.
Cùng với việc tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể, mặt trận là sự kết hợp sử dụng các cơ quan tư vấn, truyền thông, báo chí cùng vào cuộc nhằm phát huy sức mạnh tổng lực của cả hệ thống. Những gương tốt, người tốt được biểu dương trên các phương tiện thông tin, báo, đài và cũng nên nêu tên những người chưa chấp hành trên các phương tiện truyền thanh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác
giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân Bãi Hàng Ga, phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Phường Phố Mới là cửa ngõ của du khách đến với Lào Cai trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh Trung Quốc, có tổng diện tích tự nhiên là 450 ha, dân số có 2.946 hộ, với 10.012 khẩu, gồm 10 dân tộc sinh sống, được chia thành 44 tổ dân phố, 19 chi bộ.
- Tính đến năm 2013 dự án mở rộng Bãi Hàng Ga đã thực hiện công tác
Bồi thường GPMB với diện tích là 81.169m2 với tổng số tiền đền bù và hỗ trợ là 81,85 tỷ đồng. Số hộ phải TĐC là 216 hộ.
- Về đời sống, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất xây dựng