Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đƣợc thực hiện trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ” và nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Về hình thức, dân chủ đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhƣng chủ yếu là dân chủ trực tiếp. Trong đó, dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà ở đó, nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nƣớc, tức là, nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí, quyền lực của mình với tƣ cách là chủ thể quyền lực nhà nƣớc, về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua tổ chức hay cá nhân thay mặt mình. Cụ thể, nhân dân trực tiếp ứng cử, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trƣng cầu dân ý. Hoặc việc nhân dân đối thoại trực tiếp với cơ quan nhà nƣớc ở các cấp cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp. Ƣu điểm của hình thức dân chủ trực tiếp là nhân
dân trực tiếp quyết định, phản ảnh đúng ý chí, nguyện vọng của mình. Dân chủ đại diện là hình thức dân chủ mà nhân dân thông qua các cơ quan nhà nƣớc, các cá nhân đƣợc nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của nhân dân. Dân chủ đại diện là phƣơng thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân. Dân chủ đại diện có hạn chế nhất định, bởi đôi khi, ý chí, nguyện vọng của ngƣời dân phải qua trung gian của ngƣời đại diện, có thể bị méo mó bởi trình độ nhận thức, quan điểm, lợi ích...
Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân, đều có vai trò quan trọng trong xây dựng và thực thi dân chủ. Để nhân dân thực sự là chủ thể của quyền lực nhà nƣớc thì phải thực hiện tốt cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Dân chủ ở cơ sở là một cấp độ của chế độ dân chủ XHCN.Thực hiện, củng cố và mở rộng dân chủ XHCN ở cơ sở là quá trình nâng cao sức mạnh và hiệu quả của cơ quan chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn. Thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở chính là làm cho mọi ngƣời dân đƣợc biết, đƣợc tham gia bàn bạc và quyết định các công việc chung ở địa phƣơng.
Trong Hội thảo “Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Qua thực tiễn Việt Nam và Trung Quốc”, GS. TS Lê Hữu Nghĩa đã đƣa ra một cách khái quát: “Thực hiện dân chủ ở cơ sở là động lực mạnh mẽ để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để chống quan liêu, tham những, độc đoán, chuyên quyền - những hiện tƣợng trái với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa” [46]. Dân chủ cấp cơ sở cũng đƣợc thực hiện bằng hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Ở Luận văn này, chúng tôi tập trung bàn đến dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở, thông qua Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 20/4/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
Theo tôi, dân chủ ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là quyền làm chủ
của nhân dân, được thể hiện qua phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước cấp cơ sở được thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Dân chủ ở cơ sở là quá trình hiện thực hóa cơ chế hoạt động của hệ thống tổ chức quyền lực ở cơ sở sao cho nhân dân đƣợc đảm bảo một cách trực tiếp và rộng rãi nhất những quyền đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc làm, đƣợc kiểm tra tại nơi họ sinh sống và làm việc hàng ngày.
Thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở là xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân để thúc đầy mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Do đó, thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở có vai trò quan trọng, phản ánh nền dân chủ XHCN của chế độ ta.
Dân chủ ở cơ sở phải dựa trên cơ sở Hiến Pháp và Pháp luật, Pháp lệnh. Thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn nhằm đảm bảo các yêu cầu tăng cƣờng khối đại đoàn kết cộng đồng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi thành viên vào xây dựng cộng đồng dân cƣ đoàn kết văn minh, tiến bộ; phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân; thúc đẩy cải cách hành chính, tham gia tích cực vào việc kiểm tra, giám sát tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền cơ sở.
Ở Việt Nam, nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề yếu kém trong việc phát huy dân chủ ở cơ sở, cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ sở trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trƣờng và nhà nƣớc Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Nắm bắt đƣợc yêu cầu của thực tiễn, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị (Khóa VIII) đã ra Chỉ thị số 30 - CT/TƢ về “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”. Trên cơ sở đó, ngày
11/5/1998 Chính phủ ra Nghị định số 29 NĐ - CP về “Ban hành quy chế thực
hiện dân chủ ở xã” (áp dụng với cả phƣờng, thị trấn), cùng với Chỉ thị số 22/
CT - TTg ngày 15/5/1998 “Về triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã”, Chỉ thị số 24/ CT - TTg ngày 19/6/1998 “Về việc xây dựng và thực hiện hương
ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư” của Thủ tƣớng Chính phủ.
Tiếp đó, ngày 28/03/2002 Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị số 10 - CT/ TƢ về “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở” nhằm đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,
trong đó có quy chế dân chủ ở xã trong mấy năm đầu triển khai, đồng thời để đƣa ra những nhiệm vụ cần làm trong những năm tiếp theo, để phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nƣớc. Ngày 07/7/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 79/ NĐ- CP về “Về ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã” thay thế Nghị định số 29/NĐ- CP. Đây là những văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc ban hành. Tinh thần căn bản của những Chỉ thị, Nghị định là làm sao cho dân chủ xã hội chủ nghĩa đƣợc mở rộng, quyền làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy. Đó cũng chính là mục tiêu, động lực đảm bảo cho sự thắng lợi, của cách mạng, của công cuộc đổi mới.
Theo Nghị định 79 NĐ - CP do Chính phủ ban hành ngày 07/7/2003 thì quy chế dân chủ ở xã bao gồm 7 chƣơng với 25 điều, trong đó có 4 điều là những quy định chung; 2 điều quy định những điều cần thông báo để dân biết; 3 điều quy định những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; 2 điều quy định những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã quyết định; 3 điều quy định những việc nhân dân giám sát, kiểm tra; 5 điều quy định về việc xây dựng cộng đồng dân cƣ thôn; và 6 điều khoản thi hành.
Để nâng cao hiệu quả phát huy dân chủ ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn, ngày 04/5/ 2007 Chủ tịch nƣớc đã cho công bố ban hành Pháp lệnh số
34/2007/PL - UBTVQH về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 20/4/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
Nội dung cơ bản của dân chủ ở cơ sở đƣợc thể hiện trong Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn. Sau đây tôi xin gọi tắt là Pháp lệnh
dân chủ. Pháp lệnh dân chủ gồm 6 chƣơng 28 điều, trong đó đề cập đến bốn
nội dung chính thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, gồm: những nội dung công khai để dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trƣớc khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát.
Thứ nhất, những nội dung công khai để nhân dân biết.
Pháp lệnh dân chủ quy định 11 nội dung chính quyền cấp cơ sở phải công khai cho nhân dân biết, đây là những nội dung liên quan trực tiếp đến
ngƣời dân, gắn liền đến quyền và lợi ích của nhân dân, đƣợc nhân dân quan tâm, bao gồm những nhóm nội dung chính sau:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phƣơng án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp cơ sở.
Các dự án, công trình đầu tƣ và thứ tự ƣu tiên, tiến độ thực hiện, phƣơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phƣơng án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cƣ trên địa bàn cấp xã, phƣờng, thị trấn.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tƣ, tài trợ theo chƣơng trình, dự án đối với cấp xã, phƣờng, thị trấn; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
Chủ trƣơng, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phƣơng thức và kết quả bình xét hộ nghèo đƣợc vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thƣơng, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã, phƣờng, thị trấn.
Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phƣờng, thị trấn.
Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã, phƣờng, thị trấn mà chính quyền đƣa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
Đối tƣợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn trực tiếp thu.
Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn trực tiếp thực hiện.
Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn thấy cần thiết.
Pháp lệnh dân chủ quy định rõ các hành thức công khai, bao gồm:
Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, phƣờng, thị trấn; Công khai trên hệ thống truyền thanh của xã, phƣờng, thị trấn; Công khai thông qua Trƣởng thôn; Tổ trƣởng dân phố để thông báo đến nhân dân.
Ngoài ra, nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin để nhân dân nắm bắt rõ hơn việc công khai, Pháp lệnh còn quy định chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai cho cùng một nội dung; thực hiện việc cung cấp theo quy định tại Điều 32 của Luật Phòng, Chống tham nhũng.
Đối với những nội dung đƣợc nhân dân quan tâm nhất, liên quan trực tiếp nhất đến quyền lợi của nhân dân thì Pháp lệnh còn quy định bắt buộc phải đƣợc công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, phƣờng, thị trấn trong thời gian chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản đƣợc thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận đƣợc văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nƣớc cấp trên, bao gồm:
Các dự án, các công trình đầu tƣ, phƣơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã, phƣờng, thị trấn; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và các phƣơng án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cƣ trên địa bàn cấp xã, phƣờng, thị trấn; Đối tƣợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu. Đối với các nội dung này, thời gian niêm yết là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
Thứ hai, những nội dung nhân dân bàn và quyết định.
Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về các chủ trƣơng và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, phƣờng, thị trấn, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cƣ phù hợp với quy định của pháp luật.
Những nội dung, hình thức nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định, bao gồm: Hƣơng ƣớc, quy ƣớc của thôn, tổ dân phố; Bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Trƣởng thôn, Tổ trƣởng tổ dân phố; Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tƣ của cộng đồng.
Có 2 hình thức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết, gồm: Tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn
từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Thứ ba, những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trƣớc khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Pháp lệnh quy định 5 nội dung phải đưa ra lấy ý kiến của nhân dân khi chính quyền cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định, bao gồm:
Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phƣơng án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cƣ, vùng kinh tế mới và phƣơng án phát triển ngành nghề của cấp xã, phƣờng, thị trấn.
Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phƣơng án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã, phƣờng, thị trấn.
Dự thảo kế hoạch triển khai các chƣơng trình, dự án trên địa bàn cấp xã, phƣờng, thị trấn; chủ trƣơng, phƣơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cƣ; phƣơng án quy hoạch khu dân cƣ.
Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã, phƣờng, thị trấn.
Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn thấy cần thiết.
Những hình thức để nhân dân tham gia ý kiến bao gồm: Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; Thông qua hòm thƣ góp ý.
Thứ tƣ, những nội dung nhân dân giám sát.
Nhân dân đƣợc quyền giám sát các nội dung: Những nội dung công khai; Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết; Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến.
Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân: Bao gồm hai hình