Từ Quy chế dân chủ đã đƣợc nâng lên thành Pháp lệnh dân chủ. Đây là một sự pháp luật hóa, nâng quy chế về dân chủ lên thành một văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc phải thực hiện.
Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu ban hành các chỉ thị, chỉ đạo, hƣớng dẫn thi hành tới các cấp trong toàn tỉnh về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để nâng cao hơn nữa hiệu quả của pháp lệnh dân chủ và quyền làm chủ của ngƣời dân.
Thực hiện cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp. Tất cả các xã đã thực hiện chính sách “một cửa” nhƣng có một thực tế là ở một số thủ tục thì đi “một cửa” nhƣng số ngày ngƣời dân đi lại để giải quyết công việc còn nhiều, gây mất thời gian cho nhân dân.
Xây dựng, hoàn thiện các bộ luật, phải luật hóa hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân.Gắn thực hiện Pháp lệnh dân chủ với các luật khác, xây dựng
các bộ luật cần chi tiết, cụ thể, đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo, gây ra việc khó vận dụng, thực hiện.
Các cấp chính quyền ở cấp cơ sở khi ra các chỉ thị, thông báo cần nghiên cứu kỹ, không để tình trạng văn bản sai hoặc mâu thuẫn với Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Mục tiêu của thực hiện dân chủ ở cơ sở hƣớng tới là phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cƣờng đoàn kết, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức, quan liêu, tham nhũng.
Nâng cao dân trí cho nhân dân bao gồm: Kiến thức về văn hóa, kinh tế, pháp luật, chính trị. Mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về chính trị, pháp luật.Tuyên truyền các kiến thức về pháp luật cho ngƣời dân thông qua mạng lƣới phát thanh của từng thôn xóm.
Đẩy mạnh hoạt động của Hội khuyến học để cổ vũ phong trào toàn dân học tập. Tổ chức thực hiện các nhà văn hóa có tủ sách, thƣ viện. Có các đầu sách về giáo dục thƣờng thức, pháp luật, nông nghiệp.
Nâng cao hơn nữa chất lƣợng chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ cho nông dân.
Thực hiện dân chủ là để phát triển toàn diện đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội.Đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.
2.2.5 Ninh Bình
Hệ thống chính trị cấp cơ sở cần thƣờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi ngƣời hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ cấp cơ sở. Khi cán bộ, đảng viên và nhân
dân nhận thức đúng và thấy có lợi trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thì họ sẽ chủ động, tự giác thực hiện, đồng thời khắc phục đƣợc thái độ thờ ơ của nhân dân và thái độ thiếu tích cực, tự giác của các bộ, công chức.
Để công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả, cần đa dạng hóa, lồng ghép các hình thức tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, văn bản tài liệu, thông qua hội nghị, các lớp học... Đồng thời với việc tuyên truyền, giáo dục là việc nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân nắm đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình, thực hiện quyền làm chủ, tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Thông qua đó từng bƣớc nâng cao nhận thức về dân chủ, năng lực thực hành dân chủ của cán bộ, công chức và nhân dân của Tỉnh. Thực hành dân chủ là điều cốt tử của một chế độ dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, phải làm sao cho dân biết hƣởng và biết dùng quyền dân chủ. Chỉ có thực hành dân chủ mới có thể biến quan niệm dân chủ thành dân chủ thực tế.
Để năng cao năng lực thực hành dân chủ cấp cơ sở cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, trƣớc hết phải nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Đây là nhiệm vụ quan trọng, vì dân trí thấp thì khó thực hành dân chủ và làm chủ cao. Trình độ dân trí càng cao, càng thuận lợi cho việc mở rộng dân chủ, đƣa các giá trị dân chủ vào đời sống và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Có ý thức pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, từ đó ngƣời dân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngƣời làm chủ và tích cực tham gia có hiệu quả vào hoạt động quản lý nhà nƣớc. Đồng thời với nâng cao trình độ dân trí, cần quan tâm, xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cƣờng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở và nhân dân.
Xây dựng và thực hiện dân chủ cấp cơ sở là trách nhiệm của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, mọi lực lƣợng, nhất là cấp ủy, cán bộ chủ chốt, cũng nhƣ bản thân quần chúng nhân dân. Thực hiện tốt dân chủ cấp cơ sở là chìa khóa để giải quyết mọi khó khăn, khúc mắc ở địaphƣơng. Do vậy, Các giải pháp trên cần đƣợc tiến hành đồng bộ, triệt để, góp phần tăng cƣờng dân chủ, kỷ luật, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện địa phƣơng trong thời kỳ mới.
Kết luận chƣơng 2
Trong chƣơng này, luận văn đã nêu lên thực trạng của quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Đội ngũ cán bộ trong triển khai, thực hiện dân chủ ở cơ sở, vai trò của đội ngũ cán bộ Đảng trong công tác lãnh đạo việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC, lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể xã hội thực hiện dân chủ ở cơ sở và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đó; Vai trò của chính quyền trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, mà cụ thể là công tác tổ chức thực hiện dân chủ ở địa phƣơng; Đội ngũ cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở, vai trò, nhiệm vụ của từng tổ chức trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nhất là luận văn đã nêu lên quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nêu lên hai hình thức thể hiện quyền làm chủ của nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp theo phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Luận văn cũng đã nêu lên những thành tựu nổi bật của tỉnh Ninh Bình từ khi thực hiện dân chủ ở cơ sở đến nay, đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh luôn cao hơn trung bình của cả nƣớc, văn hóa, xã hội, đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao; giữ vững ổn định
chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng đƣợc tăng cƣờng… nâng cao hơn nữa vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, luận văn cũng đã nêu lên những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của những hạn chế khuyết điểm đó.
Từ những hạn chế trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở luận văn đã đƣa ra những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nhƣ: Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của thực hiện dân chủ ở cơ sở cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh; Tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, tiếp tục xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở, nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chƣc scow sở Đảng, Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển kinh tế và thực hiện dân chủ ở cơ sở; Hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật để tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đạt kết quả tốt, bên cạnh đó luôn gắn thực hiện dân chủ với phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, phát triển toàn diện đời sống cho nhân dân.
KẾT LUẬN
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một chủ trƣơng lớn, lâu dài của Đảng, Nhà nƣớc ta. Dân chủ không chỉ là mục tiêu, động lực, bản chất của Đảng, của chế độ mà còn là biện pháp chiến lƣợc để phòng chống quan liêu, tham nhũng hiệu quả, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa là nhiệm vụ trƣớc măt, vừa là nhiệm vụ lâu dài.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là thực hiện dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, do đó, quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở là quá trình kết hợp đồng thời xây và chống. Xây dựng phong cách dân chủ của cán bộ đối với dân, chống quan liêu, xa dân, tham nhũng trong tổ chức bộ máy, trong cán bộ có chức, có quyền. Xây dựng ý thức dân chủ và trách nhiệm nghĩa vụ của ngƣời chủ (nhân dân), chống thói tùy tiện, tự do, vô chính phủ, lợi dụng dân chủ để phá hoại dân chủ, gây rối, mất đoàn kết, làm tổn thƣơngđến truyền thống và đồng thuận xã hội.
Thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở phải tạo đƣợc động lực để thúc đẩy kinh tế, thức đẩy kinh tế nông thôn, kinh tế hộ gia đình, kinh tế của từng ngƣời phát triển. Dân chủ trong kinh tế phải đảm bảo sự phát triển kinh tế và sự thụ hƣởng lợi ích công bằng cho mỗi ngƣời dân.
Thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở cần chú trọng phát huy tác dụng của các thiết chế xã hội có tính tự quản của dân nhƣ các hội, các dòng họ, các câu lạc bộ, vai trò của các trƣởng tộc, trƣởng bản. Phải làm tốt công tác dân vận. Kết hợp các thiết chế chính trị với các thiết chế xã hội, đó là sự kết hợp giữa quản lý với tự quản, giữa pháp luật với đạo đức, văn hóa, giữa lý và tình để phát huy vai trò của Pháp lệnh dân chủ.
Muốn có kết quả và tác dụng bền vững thì mấu chốt của thực hiện dân chủ ở cơ sở là ở công tác tổ chức và cán bộ. Nhất là cán bộ cấp cơ sở. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một cuộc thử thách về đạo đức, năng lực, bản lĩnh của
cán bộ, đảng viên. Chỉ có tổ chức mạnh, cán bộ tốt thì mới có phong trào mạnh, kết quả cao.
Tỉnh Ninh Bình từ khi thực hiện Pháp lệnh dân chủ đã có những thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên, thu nhập bình quân đầu ngƣời ngày càng tăng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tạo động lực to lớn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng nhƣ cả nƣớc vừa là nhiệm vụ cấp bách trƣớc mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài để đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc và cuộc sống có hiệu quả. Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với đổi mới, tăng cƣờng vai trò của hệ thống chính trị theo hƣớng tinh, gọn, hiệu quả. Đồng thời từng bƣớc hoàn thiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (đại diện).
Tỉnh Ninh Bình thực hiện sơ kết, tổng kết một cách có hệ thống việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để nhanh chóng hoàn thiện nó, phải đảm bảo cho Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở nhanh chóng hoàn thiện, đảm bảo cho Pháp lệnh phản ánh đúng xu thế phát triển của tỉnh, của đất nƣớc, hợp lòng dân và có tính khả thi cao.