Những yếu tố tác động đến thực hiện dân chủ cấpcơ sở ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện dân chủ cấp cơ sở hiện nay ( qua khảo sát ở tỉnh ninh bình) (Trang 41 - 52)

Ninh Bình hiện nay

Thực hiện dân chủ cấp cơ sở là việc tổ chức để ngƣời dân tham gia đầy đủ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, đảm bảo trên thực tế nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chủ thể tham gia vào việc tổ chức thực hiện dân chủ cấp cơ sở là đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cấp cơ sở và chính bản thân nhân dân địa phƣơng. Quá trình tổ chức thực hiện dân chủ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình

Xây dựng và thực hiện dân chủ cấp cơ sở là thực hiện quyền làm chủ của ngƣời dân trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nƣớc, thực hiện mực tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Yếu tố kinh tế - xã hội có tác động, ảnh hƣởng quan trọng trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở. Dân là chủ và dân làm chủ là nhân dân phải làm chủ tƣ liệu sản xuất, làm chủ trong việc tổ chức, quản lý sản xuất cũng nhƣ phân phối sản phẩm lao động. Làm chủ trên lĩnh vực kinh là cở sở, nền tảng để nhân dân làm chủ về chính trị, văn hóa, xã hội.

Để tạo lập vững chắc cơ sở kinh tế để thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vấn đề mấu chốt là phát triển lực lƣợng sản xuất, trên cơ sở sự phát triển của lực lƣợng sản xuất mà tạo ra những hình thức, những trình độ tƣơng ứng của quan hệ sản xuất mới. Quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa mà hạt nhân là chế độ sở hữu xã hội đƣợc hình thành và phát triển là điều kiện đảm bảo quyền làm chủ kinh tế của ngƣời dân ở đây.

Ninh Bình là nơi tiếp nối giao lƣu kinh tế và văn hóa giữa lƣu vực sông Hồng với lƣu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc, nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Địa hình của tỉnh khá đa dạng gồm: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy từ cấp địa phƣơng đến cấp quốc gia thuận tiện cho giao thƣơng và phát triển kinh tế.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý, tỉnh Ninh Bình có nhiều tài nguyên thích hợp để pháp triển các vùng nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, hoa quả xuất khẩu hay các loại nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là tài nguyên đá vôi và các loại khoáng sản phù hợp để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

Hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Ninh Bình đã có sự

chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh. Từ một tỉnh thuần nông, sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp chuyển sang cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó, cùng với công nghiệp, du lịch, dịch vụ đã và đang phát triển theo hƣớng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử - văn hoá với các loại hình kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, tín ngƣỡng, tôn giáo và di tích lịch sử cách mạng rất phong phú. Sự đa dạng đƣợc thể hiện ở các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, văn hoá, nghỉ dƣỡng, mạo hiểm, thể thao. Nhiều di tích danh thắng đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đó đã hƣớng tới việc khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Nhờ vậy, sự phát triển của tỉnh và đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân đƣợc nâng cao. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Ninh Bình trong 20 năm qua luôn ở mức cao so với cả nƣớc, bình quân đạt trên 13%, thời kỳ 2006 - 2011 tăng trƣởng kinh tế đạt 15.7%. Nền kinh tế của tỉnh Ninh Bìnhvới cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ chiếm 85%, nông - lâm - ngƣ chiếm có 15%.

Gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ổn định và đƣợc cải thiện đáng kể về nhiều mặt, đặc biệt về kinh tế. Quyền sở hữu tƣ liệu sản xuất của ngƣời lao động nông thôn Ninh Bình ngày càng đƣợc đảm bảo, nhất là từ khi Nhà nƣớc ban hành Luật đất đai. Theo Luật Đất đai, ngƣời lao động (nông dân), có quyền:

+ Đƣợc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất + Đƣợc hƣởng hoa lợi phụ thêm;

+ Đƣợc bảo hộ khi quyền sử dụng đất bị vi phạm + Khiếu nại, tố cáo khi quyền sử dụng đất bị vi phạm; + Chuyển đổi;

+ Chuyển nhƣợng; + Cho thuê

+ Cho thuê lại; + Thừa kế; + Tặng cho; + Thế chấp; + Bảo lãnh; + Góp vốn bằng quyền sử dụng đất; + Đƣợc bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi.

Với việc mở rộng quyền sử dụng đất đai, ngƣời dân từng bƣớc đƣợc làm chủ về kinh tế. Làm chủ về kinh tế là yếu tố quyết định đến quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Hơn nữa, khi kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, cơ sở vật chất và các phƣơng tiện truyền thông ngày càng đa dạng, cũng tạo điều kiện cho ngƣời dân có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận, nắm bắt đầy đủ, chính xác thông tin về quyền làm chủ của nhân dân. Điều đó tạo điều kiện để ngƣời dân chủ động và thực thi đúng, đầy đủ quyền đó trong thực tiễn.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Tỉnh cũng cho thấy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa ổn định, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Quản lý kinh tế, quản lý đất đai trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chƣa chặt chẽ, còn nhiều thiếu sót, lúng túng. Việc giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc nhƣ việc làm cho ngƣời lao động, vệ sinh môi trƣờng còn nhiều khó khăn, kết quả còn hạn chế. Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, các lĩnh vực trong Tỉnh chƣa đồng đều. Điều này tạo ra lực cản trong thực hiện dân chủ cấp cơ sở. Hiệu quả việc triển khai thực hiện dân chủ cấp cơ sở giữa các vùng cũng khác nhau. Mặt khác, chính những thiếu sót, hạn chế trong quản lý kinh tế, xã hội, đất đai lại là nguyên nhân dẫn đến những hiện tƣợng phản ứng tiêu cực của nhân dân địa phƣơng.

Cơ chế thực hiện dân chủ cấp cơ sở - Cơ cấu, tổ chức và năng lực hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở

Cơ chế thực hiện dân chủ cấp cơ sở là sự sắp xếp, phân công vị trí, chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp sơ sở thành nguyên tắc thống nhất chỉ đạo hoạt động của nó nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Nói cụ thể, cơ chế thực hiện dân chủ cấp cơ sở chính là sự phân công và phối hợp giữa tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể cấp cơ sở thành nguyên tắc trong triển khai, tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nhằm đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hƣởng”.

Một cơ chế càng hoàn thiện, ở đó có sự phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, thì mức độ dân chủ đạt đƣợc càng cao. Ngƣợc lại, nếu hệ thống chính trị cấp cơ sở không có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, hoặc tạo ra khoảng trống, hoặc lại có sự chồng chéo trong vận hành, đội ngũ cán bộ chƣa chuyên nghiệp trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, chắc chắn sẽ hạn chế hiệu quả thực hiện dân chủ cấp cơ sở, thậm chí vi phạm đến quyền làm chủ của nhân dân.

Hiện nay, trong xu thế đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở ở Việt Nam, tỉnh Ninh Bình đang thực hiện đổi mới và kiện toàn, nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị các cấp theo phƣơng hƣớng “…xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực chỉ đạo điều hành, sự phối hợp chặt, đồng bộ giữa các ngành, các cấp…” [59, tr.58]. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nhà nƣớc với các đoàn thể nhân dân là căn bản. Để thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”, Ninh Bình đã tập

trung “Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của các ủy Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, Thƣờng vụ cấp ủy đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, sát cơ sở, có trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết, dứt khoát, giảm các biểu hiện chồng chéo, ôm đồm, làm thay. Coi trọng công tác cơ sở, tổng kết thực tiễn, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến” [59, tr.86]

Mặt khác, việc nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị, tổ chức Đảng, tỉnh Ninh Bình tập trung “Hƣớng mạnh về cơ sở, tập trung lãnh đạo xây dựng Đảng bộ, Chi bộ cơ sở trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của từng tổ chức cơ sở Đảng, của từng cấp ủy; cải tiến, nâng cao chất lƣợng hoạt động và sinh hoạt của các loại hình chi bộ, cụ thể hóa, thực hiện nghiêm chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình chi bộ Đảng. Xây dựng quy chế hoạt động, chƣơng trình công tác của cấp ủy tập trung vào từng việc cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng tổ chức cơ sở” [59, tr.82]. Song song với công tác xây dựng Đảng, việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các hội quần chúng ở Ninh Bình cũng đều hƣớng đến cấp cơ sở, nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng. Trong đó, “Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở… là yếu tố quan trọng tạo nên động lực, đảm bảo hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ”[59, tr.57]. Điều này vừa là bài học kinh nghiệm và cũng là một trong những giải pháp để tỉnh Ninh Bình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay.

Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện nguyên tắc chung trong thực hiện dân chủ cấp cơ sở, việc xây dựng và kiện toàn các Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh dân chủ nói riêng và dân chủ cấp cơ sở nói chung đã từng bƣớc đƣợc triển khai trên toàn tỉnh. Do vậy, sự chủ động

Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp, với 123/146 đơn vị cấp cơ sở là đơn vị xã - làng nông thôn, nông nghiệp, 23 đơn vị là phƣờng, thị trấn. Trong 23 đơn vị cơ sở là phƣờng, thị trấn, phần nhiều là từ làng, xã mới quy đổi thành phƣờng, thị trấn, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Mặc dù các địa phƣơng trong Tỉnh có đặc điểm về địa hình, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa truyền thống hết sức đa dạng. Nhƣng, văn hóa làng xã vẫn là nét đặc trƣng, bao trùm đời sống văn hóa của Tỉnh. Đặc trƣng văn hóa làng xã có cả tác động tích cực và tiêu cực tới quá trình thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình.

Một trong những đặc trƣng của văn hóa làng Ninh Bình là tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết. Điều này đƣợc biểu hiện trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa con ngƣời với tự nhiên và giữa ngƣời với ngƣời. Cơ sở hình thành tính cộng đồng làng xã của ngƣời dân Ninh Bình là điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, đời sống kinh tế - xã hội lạc hậu của tỉnh. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết làng xã tiếp tục đƣợc duy trì dƣới những hình thức, quy mô mới, bao gồm cả lĩnh vực sản xuất và lƣu thông, hình thành sự liên kết các làng nghề, hình thành các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc biểu hiện ở sự xuất hiện các hợp tác xã kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân trong nông nghiệp, nông thôn. Trong các thiết chế quản lý xã hội, việc tái thiết lập hƣơng ƣớc đƣa đến sự ra đời quy ƣớc làng văn hóa, gia đình văn hóa. Việc tái cấu trúc các tổ chức xã hội dân sự ở nông thôn, nhƣ sự trỗi dậy của dòng họ, các tổ chức xã hội tự nguyện, hội đồng niên, hội đồng ngũ, hội đồng môn, hội nghề nghiệp cũng là biểu hiện sinh động của tính cộng đồng, đoàn kết làng xã hiện nay. Những hình thức tổ chức cộng đồng mới, cùng với quy ƣớc làng văn hóa cho thấy tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ của quần chúng nhân dân càng đƣợc

tăng cƣờng. Đây chính là một yếu tố tác động tích cực đến việc thực hiện dân chủ cấp cơ sở.

Cùng với tính cộng đồng, tính tự trị, tự quản của làng xã cũng là yếu tố tác động không nhỏ tới thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở Ninh Bình. Tính tự trị, tự quản làng xã thể hiện ở việc mỗi làng đều có bộ máy cai trị, tài sản riêng, có đền thờ thành hoàng, có phong tục tập quán riêng… Điều đó biểu hiện qua hƣơng ƣớc của mỗi làng. Làng tự giải quyết những mâu thuẫn giữa các thành viên. Làng là cầu nối giữa nhà với nƣớc. Tính tự trị, tự quản làng xã thể hiện tính tự chủ khá cao của làng xã và của mỗi ngƣời dân trong đời sống. Tính tự quản của làng xã chính là cái gốc của truyền thống dân chủ làng xã. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống này là phát huy ý thức xã hội, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện cá nhân phát triển, góp phần xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, tôn trọng kỷ cƣơng, pháp luật.

Tính cộng đồng và tính tự trị là gốc rễ của văn hóa làng Việt Nam cũng nhƣ ở Ninh Bình. Nhờ tính cộng đồng và tính tự trị mà làng Việt luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau nhƣng cũng luôn khép kín, bảo thủ, địa phƣơng, cục bộ theo xu hƣớng “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, tạo cho ngƣời Việt có tính gia trƣởng, óc bè phải, tƣ hữu ích kỷ, tâm lý nhóm (gia đình, dòng họ, nghề nghiệp…). Tất cả điều đó đều ảnh hƣởng không nhỏ đến tinh thần, thái độ, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở. Việc này ảnh hƣởng rõ nét nhất trong các cuộc Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Tâm lý họ hàng, làng xã đƣợc thể hiện rõ qua việc bỏ phiếu cho anh em, họ hàng…

Một đặc điểm truyền thống của xã hội Việt Nam là sự thiếu hụt ý thức công dân, ý thức dân chủ. Nƣớc ta xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải từ chế độ tƣ bản chủ nghĩa, chế độ dân chủ tƣ sản, mà từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa (nền dân chủ tƣ sản) đi lên chủ nghĩa

xã hội, xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chính đặc điểm này đã là xuất hiện sự thiếu hụt của ý thức công dân, một thành quả của chế độ dân chủ tƣ sản. Do đó, trong thời kỳ quá độ, ý thức hệ phong kiến còn dai dẳng, níu kéo con ngƣời, quan hệ trên - dƣới, gia trƣởng còn ăn sâu trong đời sống tinh thần của ngƣời dân. Dù đƣợc sống trong chế độ mới nhƣng nhân dân vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện dân chủ cấp cơ sở hiện nay ( qua khảo sát ở tỉnh ninh bình) (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)