Ninh Bình
Thành tựu trong thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình
Nhìn chung, trong thời gian qua,việc triển khai thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn ở tỉnh Ninh Bình đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, quyền làm chủ của nhân dân đƣợc tôn trọng và phát huy. Nhờ vậy, đã tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao chất lƣợng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền các cấp và khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong Tỉnh đƣợc củng cố. Trong quá trình này, Thứ nhất, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, của cán bộ đảng viên và nhân dân về thực hiện và phát huy dân chủ đƣợc nâng lên rõ rệt.
Các cấp các ngành trong toàn tỉnh Ninh Bình đã tập trung quán triệt đầy đủ Quy chế dân chủ theo nội dung Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, các Nghị định số 29, 71, 07, 87 của Chính phủ và Pháp lệnh số 34 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, kết hợp nêu gƣơng điển hình làm tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Số đông cán bộ, đảng viên đã có chuyển biến trong nhận thức, trách nhiệm phục vụ, giải quyết những đề nghị của nhân dân, bƣớc đầu khắc phục đƣợc bệnh mệnh lệnh, quan liêu, vi phạm dân chủ. Nhân dân cơ bản hiểu rõ dân chủ trực tiếp với dân chủ đại diện, hạn chế đƣợc tình trạng lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật. Dân chủ gắn kỷ cƣơng, trách nhiệm gắn với quyền lợi, khắc phục tình trạng chỉ thấy quyền lợi mà không thấy nghĩa vụ và ngày càng xây dựng đƣợc mối đại đoàn kết toàn dân.
Qua thực hiện dân chủ ở cơ sở đã phát huy đƣợc trách nhiệm của cán bộ đảng viên với nhân dân. Nhân dân cũng đã tự giác thực hiện các chính sách của nhà nƣớc và tham gia các cuộc bầu cử, lấy phiếu tín nhiệm cán bộ công chức cấp cơ sở với tỷ lệ cử tri tham gia cao.
Thứ hai, tính tích cực, chủ động và năng lực hành dân chủ của nhân dân tỉnh Ninh Bình đƣợc nâng lên một bƣớc.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho nhân dân lao động, ở đó dân là chủ và dân làm chủ. Tuy nhiên, chỉ từ khi có Quy chế dân chủ cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn, thì quyền làm chủ của ngƣời dân mới từng bƣớc đƣợc thực hiện trong thực tiễn. Do vậy, việc thực hiện dân chủ cấp cơ sở đã thu hút đƣợc sự tham gia một cách tích cực của quần chúng nhân dân. Cũng từ khi quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào thực hiện dân chủ cơ sở, thì kỹ năng, năng lực thực hành dân chủ của nhân dân cũng đƣợc nâng lên. Đó là năng lực thực thi quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Không những vậy, năng lực thực hành dân chủ của nhân dân còn thể hiện ở năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi làm chủ của mình theo hƣớng thúc đẩy cộng đồng và xã hội phát triển, đồng thời có khả năng nhân ra những hành vi lệch lạc, chƣa đúng trong thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân. (xem Phụ lục 3).
Thứ ba, thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã góp phần củng cố, tăng cƣờng sự đoàn kết trong toàn đảng, toàn dân góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân. Tốc độ tăng trƣởng GDP toàn tỉnh năm 1999 là 6.1%, năm 2008 là 18.9%, năm 2006 - 2010 là 16.5% và năm 2013 là 14%. Cơ cấu kinh tế trong GDP tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, năm 2013 tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm xuống còn 13.9%, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng là 48.1%, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên 38%.
Sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển, trở thành động lực chính để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm
2011 ƣớc đạt 12.826,6 tỷ đồng (giá năm 1994), tốc độ tăng trƣởng thời kỳ 2001 - 2005 tăng 26,8%, thời kỳ 2006 - 2011 tăng 27,1%. [57, tr. 101].
Với chính sách ƣu đãi vốn đầu tƣ, ngoài vốn đầu tƣ từ trung ƣơng, tỉnh cũng đã thành công trong việc huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc noài và vốn nhàn rỗi trong dân. Tổng vốn đầu tƣ phát triển của tỉnh năm 2011 đạt gần 21.410,9 tỉ đồng, trong đó đầu tƣ công nghiệp - xây dựng đạt 15.710,6 tỉ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 58,8%/ năm, đầu tƣ cho khu vực dịch vụ đạt gần 3.519,3 tỉ đồng, bình quân tăng 43,5%/ năm, Đầu tƣ cho lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đạt 2.181 tỉ đồng, bình quân hàng năm tăm 24,6%/ năm.
Thực hiện Nghị quyết 03 NQ/TU ngày 16/02/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XX) về xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011- 2015, định hƣớng 2020 đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cơ sở hạ tầng. Đến tháng 8/ 2013 toàn tỉnh đã xây dựng đƣợc 4.662 tuyến đƣờng bê tông với chiều dài 488km, cuối năm 2013 đã có 3 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí về nông thôn mới. Ninh Bình đƣợc xếp trong top 10 tỉnh đứng đầu cả nƣớc về triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau khi thực hiện dân chủ ở cơ sở kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trƣởng và đạt tốc độ tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực công nghiệp, dịch vụ chiếm 85%, nông nghiệp chỉ chiếm 15%. Kết cấu hạ tầng về qiao thông, thủy lơi, điện năng đƣợc chú trọng tập trung đầu tƣ, đời sống dân cƣ, văn hóa, giáo dục và y tế đƣợc nâng cao cả về lƣợng và chất.
Thứ tƣ, thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng “kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [26, tr. 234].
Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái, tính tự quản của cộng đồng dân cƣ. Các phong trào Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm đƣợc đẩy mạnh.Các hoạt động giám sát, kiểm tra của nhân dân, đảm bảo môi trƣờng, an toàn giao thông, giúp nhau xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân có chiều hƣớng giảm, lịch tiếp công dân của cán bộ đƣợc thực hiện nghiêm túc.
Thứ năm, thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tác động tích cực trong cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng, nâng cao hơn nữa vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể nhân dân.
Đối với cấp ủy đảng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tác động mạnh tới việc củng cố hệ thống chính trị, tăng cƣờng mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa đảng, chính quyền với nhân dân. Cấp ủy đảng có sự đổi mới về phong cách lãnh đạo thông qua khảo sát, tham khảo, tiếp thu ý kiến của nhân dân trƣớc khi ban hành các nghị quyết.
Việc góp ý kiến của nhân dân, phê bình và tự phê bình trong nội bộ làm dân chủ trong đảng đƣợc phát huy.Số đông đảng viên có sự đổi mới trong phong cách công tác và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phƣơng. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã làm tăng cƣờng niềm tin của nhân dân với Đảng.
Đối với các cấp chính quyền, công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, chống tham nhũng đƣợc đẩy mạnh. Thực hiện công khai về các nội dung phải công khai cho nhân dân biết theo Pháp lệnh 34. Giải quyết các đơn thƣ khiếu nại và tăng cƣờng hơn nữa hoạt động của ban Thanh tra nhân dân. Một số huyện trong tỉnh đã cử cán bộ xuống sinh hoạt với tổ nhân dân tự quản, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của nhân dân để báo cáo cấp trên và cùng nhân dân tháo gỡ, kịp thời giải quyết khó khăn.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện “cơ chế một cửa” ở tất cả các huyện và xã trên địa bàn tỉnh.
Đối với mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tích cực vận động quần chúng tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhất là thực hiện Hƣơng ƣớc, Quy ƣớc đã đƣợc ban hành. Cử ngƣời có uy tín tham gia Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở các cấp và tham gia quản lý các loại quỹ từ nguồn nhân dân đóng góp, ủng hộ. Tiếp tục đổi mới theo hƣớng rõ việc, rõ trách nhiệm, phân công cán bộ trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhân dân. Gắn việc thực hiện dân chủ với xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa. Vận động nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cƣ, tham gia lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, công chức cấpcơ sở. Toàn tỉnh đã thành lập đƣợc 146 ban Thanh tra nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn.
Thứ sáu, thực hiện dân chủ cấp cơ sở đã phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân luôn là mục tiêu cao nhất của Đảng, Nhà nƣớc ta trong suốt tiến trình phát triển của đất nƣớc.Đó cũng là mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.Vai trò của việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở đối với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc thể hiện rõ nét trong lý luận và thực tiễn.
Thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, là điều kiện quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân.Những quy định trong Pháp lệnh số 34 liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân: dân biết, dân bàn, dân quyết định, việc giải quyết các vụ tiêu cực, các đơn khiếu nại, tố cáo về vấn đề tham nhũng. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền. Mà cụ thể nhất đó là quyền dân chủ trực tiếp và gián tiếp của nhân dân.
Đời sống nhân dân từ khi thực hiện dân chủ ở cơ sở đƣợc cải thiện rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm, tỉ lệ hộ thoát nghèo cao dần. Tỉ lệ hộ gia đình có mức sống khá và giàu ngày càng tăng, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn tỉnh đạt hơn 25 triệu đồng/ ngƣời/ năm. Theo Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Ninh Bình năm 2012 thì tổng số hộ đƣợc điều tra là 270.889 hộ trong đó tổng số hộ nghèo là 20.416 hộ chiếm 7.54% và 18.347 hộ cần nghèo chiếm 6.77%. Đến năm 2013 tỉ lệ hộ nghèo còn 7%.
Chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc thực hiện, trong giai đoạn 2011 - 2013 đã giải quyết việc làm cho 19.000 lao động/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2013 đạt 36%.
Các chính sách an sinh xã hội, chính sách ngƣời có công với cách mạng đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tƣợng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đƣợc đầu tƣ, chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân ở các cơ cơ sở y tế từng bƣớc đƣợc nâng lên.
Đời sống nhân dân ổn định, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm đƣợc chú trọng, công tác an sinh xã hội và y tế đƣợc quan tâm đầu tƣ để thực hiện tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân, các phong trào thi đua yêu nƣớc đƣợc phát động và thực hiện thƣờng xuyên.
Hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ninh Bình đã đạt đƣợc những thành tự to lớn nhƣng nhìn chung vẫn còn một số hạn chế, nhất là hạn chế về nhận thức của cán bộ và ngƣời dân, hạn chế về công tác lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong tỉnh, một số cấp ủy, chính quyền quán triệt các quan điểm chỉ đạo về xây
dựng và thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở chƣa sâu sắc dẫn đến việc triển khai, thực hiện còn hình thức, lãnh đạo, chỉ đạo còn thiếu kiên quyết, chƣa thƣờng xuyên, chƣa sâu sát một phần do năng lực của một bộ phận cán bộ ở một số địa phƣơng còn hạn chế; do nhận thức của một bộ phận nhân dân về dân chủ, về Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn, về phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” còn chƣa triệt để, còn tƣ tƣởng giản đơn, nóng vội, chƣa nhận thức đầy đủ về quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở, mới quan tâm đến quyền lợi, chƣa làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Nhận thức của một bộ phận quần chúng, ngƣời lao động về pháp luật về dân chủ, nghĩa vụ công dân còn hạn chế, có những biểu hiện lệch lạc nhƣ chỉ hƣởng thụ quyền lợi mà coi nhẹ nghĩa vụ. Do công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật, về Pháp lệnh dân chủ ở một số nơi còn chƣa thƣờng xuyên nên nhận thức về vai trò, cách thức thực hiện dân chủ cơ sở của nhân dân chƣa đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó một số đối tƣợng lợi dụng dân chủ để thực hiện các hành vi cản trở quá trình thực hiện pháp lệnh dân chủ, hoặc dân chủ quá trớn gây mất đoàn kết trong nhân dân.
Ở những nơi có vấn đề nổi cộm, cán bộ ngại thực hiện đầy đủ các điều của Pháp lệnh dân chủ vì lo nảy sinh thêm phức tạp. Việc giải quyết những khúc mắc, kiện tụng, tranh chấp trong nhân dân, các vụ việc tồn đọng về đất đai, giải phóng mặt bằng của chính quyền cơ sở có nơi giải quyết thiếu kiên quyết, chƣa nghiêm túc, chậm trong xử lý để tồn đọng kéo dại.
Công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian qua còn hạn chế, một số cấp ủy, một bộ phận cán bộ, đảng viên ở cơ sở nhận thức chƣa đầy đủ vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của của công tác kiểm tra, giám sát hoặc do chƣa tích cực thực hiện công việc, ngại khó, ngại va chạm nên việc phát hiện vi phạm chậm,xử lý vi phạm còn lúng túng, trông chờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên nên hiệu quả chƣa cao.
Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đã đƣợc chính quyền thực hiện khá hơn nhƣng chƣa đều, chƣa đầy đủ các nội dung theo quy định của Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn. Những quy định công khai cho dân biết 11 việc thì mới thực hiện 7 - 8 việc , dân đƣợc bàn và tham gia ý kiến với HĐND, UBND 8 việc thì mới làm đƣợc 5 - 6 điều, một số nơi trong tỉnh mới thực hiện đƣợc một số việc nhƣng chƣa đầy đủ. Nội dung hƣơng ƣớc, quy ƣớc của một số nơi còn rƣờm rà, hình thức, thiếu cụ thể, không sát với những việc dân cần, nên khó nhớ, khó thực hiện, việc sửa đổi, bổ xung còn chƣa thƣờng xuyên.Phụ lục 6.
Những yếu kém, hạn chế của chính quyền cấp cơ sở trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Về mặt khách quan thì một số nội dung trong Pháp lệnh dân chủ rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay, gây khó khăn trọng thực hiện