Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và giao tiếp sƣ phạm
1.2.2.2. Nội dung tâm lý trong giao tiếp sư phạm
Nội dung tâm lý trong giao tiếp sư phạm bao gồm :
* Nhận thức
Nội dung nhận thức trong giao tiếp sư phạm rất phong phú, đa dạng và sinh động thường xảy ra trong hoạt động sư phạm như :
- Giao tiếp trao đổi vốn sống, kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, thái độ, chình trị ... thường xảy ra trong tổ chuyên môn, trong giờ giảng bài mới mà học sinh có thắc mắc nhất là các vấn đề tri thức thuộc nội dung cải cách giáo dục phổ thông. Sau mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn, trả lời thắc mắc của học sinh mọi thành viên trong quá trính giao tiếp lại nhận thức thêm được những điều mới.
- Giao tiếp truyền đạt tri thức khoa học tự nhiên, xã hội ...
- Giao tiếp cá nhân với cá nhân ( VD: giữa thầy/cô giáo và học sinh ) để thầy cô giáo hiểu hoàn cảnh của từng học sinh cá biệt để có biện pháp ứng
xử phù hợp với từng em; ngược lại, học sinh hiểu thầy cô, tin thầy cô, dám nói những trăn trở thầm kìn của cá nhân mính.
Nội dung nhận thức có thể xảy ra suốt cả tiến trính giao tiếp hoặc chỉ xảy ra mạnh mẽ ở thời điểm đầu gặp gỡ. Để hoạt động sư phạm thành công, thầy cô giáo luôn tạo cho mính những giá trị mới về tinh thần trước đối tượng giao tiếp.
* Xúc cảm
Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến lúc kết thúc một quá trính giao tiếp sư phạm đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm nhất định.
- Trước khi giao tiếp, con người đều dự đóan về hính dạng, diện mạo “lời ăn, tiếng nói” của đối tượng mính cần tiếp xúc và dự kiến thái độ của mính trước khi tiếp xúc. Chẳng hạn, thiện chì, quan tâm, cởi mở, rụt rè, hữu nghị, thiện cảm, thờ ơ, bàng quan, lãnh đạm, tốt xấu, vui vẻ, độc ác, bực dọc, xu nịnh, bợ đỡ, khúm núm, khoe khoang, tự kiêu, tự ti, hèn nhát... Những xúc cảm này ảnh hưởng quan trọng mang tình chất định hướng cho quá trính giao tiếp, chúng thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp.
- Trong giao tiếp sư phạm giáo viên cần gợi lên cho đối tượng giao tiếp những xúc cảm tìch cực, say mê, hứng thú, hồn nhiên và thiện cảm để quá trính tiếp xúc trên lớp và ngoài trường đạt kết quả cao.
- Xúc cảm không chỉ định hướng và nảy sinh trong giao tiếp sư phạm mà ở thời điểm kết thúc quá trính giao tiếp sư phạm cũng nảy sinh những xúc cảm mới. Vì dụ: Một xúc cảm dễ chịu, ấm áp tính người, sau khi tiếp xúc với thầy, cô giáo CMHS yên tâm hơn về con em của họ.
*Hành vi
Hành vi trong giao tiếp sư phạm được hiểu là hệ thống những vận động của đầu, mính, chân, tay, đặc biệt là sự vận động của các bộ phận phân bố trên mặt của con người như: mắt, trán, miệng, ngôn ngữ ... sự vận động đó hợp thành hành vi giao tiếp xảy ra trong quá trính sư phạm gọi là hành vi giao tiếp sư phạm.
Hành vi trong giao tiếp sư phạm là một thứ “ ngôn ngữ đặc biệt ”, ngôn ngữ của thái độ cá nhân, của thế giới nội tâm, đôi khi nó không chịu sự kiểm sóat của ý thức, ví vậy nhín vào hành vi đôi khi người ta hiểu nhau hơn là qua ngôn ngữ nói. Hành vi trong giao tiếp sư phạm biểu hiện rõ rệt, mờ nhạt, sâu sắc hoặc hời hợt, cường độ của chúng biểu hiện mạnh hay yếu... tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa giáo viên và đối tượng giao tiếp. Hành vi trong giao tiếp sư phạm không chỉ dừng lại ở các cử chỉ, điệu bộ... mà cũng bao hàm cả những hành động với quy mô rộng lớn, mức độ khái quát tạo ra giá trị vật chất, tinh thần…
Trong hành vi giao tiếp của cá nhân được thể hiện ở các ý và các nghĩa: Các ý : Là toàn bộ thái độ, lòng mong muốn, nhu cầu, động cơ, hứng thú và niềm tin của cá nhân biểu hiện ở hành vi giao tiếp. Nói cách khác là đằng sau hành vi giao tiếp là nội dung tâm lý cá nhân ẩn ở đó.
Các nghĩa : Là nội dung tâm lý được quy định bởi xã hội bộc lộ trong hành vi giao tiếp của cá nhân.
Trong hành vi giao tiếp, ý và nghĩa không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Có lúc ý và nghĩa trái ngược nhau.
Như vậy, hành vi giao tiếp sư phạm biểu lộ mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu, động cơ, nhận thức, niềm tin, thái độ của cá nhân hoà quyện với yêu cầu đòi hỏi của xã hội tạo thành nội dung tâm lý có vai trò quan trọng cho hoạt động giao tiếp của giáo viên với các lực lượng giáo dục đạt hiệu quả cao. Giao tiếp là một phần cơ bản của hoạt động sư phạm.Những hính thức chủ yếu của công tác giáo dục và học tập diễn ra trong điều kiện giao tiếp, như giảng bài, phụ đạo, thi cử, tổ chức các hoạt động ngoài giờ học, tiếp xúc với cha mẹ học sinh... Không có giao tiếp thí hoạt động của giáo viên không thể có kết quả.
Giao tiếp sư phạm không chỉ thể hiện trong việc tiếp xúc giữa thầy và trò trong mọi mặt của hoạt động sư phạm. Trong thực tiễn hoạt động giáo dục của mính, thầy/cô giáo còn có sự tiếp xúc với đồng nghiệp, với cha mẹ học
sinh, với các tổ chức xã hội khác. Thông qua sự giao tiếp này, thầy/cô giáo đóng góp công sức của mính vào việc gắn giáo dục nhà trường với giáo dục gia đính và xã hội, làm cho giáo dục cuộc sống cùng chiều với giáo dục nhà trường tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đào tạo thể hệ trẻ.
1.3. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh tiểu học.