Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3.1 Học sinh Tiểu học
1.3.1.1 Khái niệm:
Theo Điều lệ trường Tiểu học được bộ giáo dục và đào tạo ban hành, học sinh Tiểu học là những trẻ em học các lớp từ lớp 1 đến lớp 5( trẻ em từ 6- 14 tuổi).
Theo Nguyễn Lân, học sinh (sinh: học trò): những người đi học ở các trường.[ 18, tr.316]
Theo luật giáo dục 2008, học sinh là những người học tại các cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học [23, tr.63].
Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định: học sinh tiểu học là những người học tại trường tiểu học.
1.3.1.2 Một số đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học
Đây là lứa tuổi lần đầu tiên đến trường – trở thành học sinh và có hoạt
động học tập là hoạt động chủ đạo.Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt
động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được. Từ đó, cùng với sự phát triển về thể chất và dựa trên những thành tựu phát triển về tâm lý đã đạt được của giao đoạn trước, trẻ sẽ tạo nên những cái mới trong đời sống tâm lý của mính.
Tuổi Tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức
lĩnh hộ.i Cùng với việc tiếp thu lĩnh hội một hệ thống tri thức về các môn học,
trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực và quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh
hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thìch ứng được với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên.
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh
nhà trường theo hai cấp độ.Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, lớp 2 và lớp3, trong
cấp độ này thí lớp 1 là lớp đặc biệt ví đó là bước chuyển tiếp của phương
thức hoạt động và bắt đầu hính thành cái mới trong tâm lý trẻ. Cấp độ thứ hai gồm các lớp 4 và lớp 5. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lý và trính độ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự phát triển theo chiều hướng mới.
Tóm lại : Học sinh Tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trở thành chình
mính bằng hoạt động của mính dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn trong đó có GV và CMHS.