Giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường tiểu học khương đình thanh xuân hà nội (Trang 37 - 42)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3.3. Giáo viên tiểu học

1.3.3.1. Khái niệm giáo viên và giáo viên tiểu học

Từ điển “Từ và ngữ Hán Việt” của GS Nguyễn Lân [18,tr. 270] định nghĩa: Giáo viên là người dạy học ở trường phổ thông.

Theo luật giáo dục Việt Nam2008: nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trính độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên [23,tr.56].

Như vậy, giáo viên là tất cả các nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trính độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp.

b. Giáo viên tiểu học

Kế thừa định nghĩa về “giáo viên” trính bày ở trên, chúng tôi xác định

giáo viên tiểu học là tất cả các nhà giáo giảng dạy tại các trường tiểu học.

1.3.3.2. Vị trí, vai trò của giáo viên tiểu học:

Theo điều lệ trường tiểu học:Giáo viên tiểu học là người thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và trong các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trính giáo dục Tiểu học [8, tr.21]

1.3.3.3. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học:

Theo Điều lệ Trường tiểu học do Bộ GD - ĐT ban hành ngày 31/8/2007, giáo viên tiểu học có các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trính giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, quản lì học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các họat động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gín phẩm chất, danh dự, uy tìn của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ìch chình đáng của học sinh; đoàn kết; giúp đỡ đồng nghiệp.

4. Rèn luyện sức khoẻ, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của Pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lì giáo dục.

6. Phối hợp với Đội TNTP HCM , Sao Nhi đồng HCM, với gia đính học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.

1.3.3.4. Quyền hạn của giáo viên tiểu học

- Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Được đào tạo nâng cao trính độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo qui định khi được cử đi học để nâng cao trính độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chình sách qui định đối với nhà giáo.

- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

- Được thực hiên các quyền khác theo qui định của pháp luật.[4, điều 31]

1.3.3.5. Các hoạt động sư phạm của người giáo viên tiểu học

Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng của giáo viên tiểu học. Ngoài ra, giáo viên tiểu học còn có các hoạt động khác:

- Giáo dục và tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng đời sống cho học sinh tiểu học.

- Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp.

- Tham gia các công tác khác và công tác đoàn thể trong nhà trường [17, tr.21].

Lao động của người thầy/cô giáo không phải là loại lao động sản xuất trực tiếp, nhưng lại là loại lao động thiết yếu của xã hội, nhằm mục đìch giáo dục thế hệ trẻ tức là nâng cao dân trì, chuẩn bị lực lượng lao động và đào tạo nhân tài cho đất nước, nhằm đảm bảo cho sự phát triển tiếp tục của xã hội.

Đối tượng lao động của giáo viên tiểu học là những học sinh nhỏ tuổi, ví vậy kết quả lao động không phải là những sản phẩm vật chất mà là những nhân cách bắt đầu và tiếp tục được hính thành. Trước hết, đó là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những quan điểm, niềm tin, thái độ của học sinh. Mặt khác, học sinh không chỉ là đối tượng của hoạt động giáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của hoạt động giáo dục. Do đó, kết quả của hoạt động giáo dục không chỉ phụ thuộc vào lao động của bản thân thầy/cô giáo, vào thái độ của thầy/cô giáo đối với công việc, đối với học sinh... mà còn phụ thuộc vào cả lao động của chình học sinh, vào thái độ của học sinh đối với thầy/cô giáo, đối với những yêu cầu của thầy/cô giáo, cho nên sự thành công trong lao động của thầy/cô giáo còn phụ thuộc không ìt vào mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò.

Đối tượng lao động của thầy/cô giáo còn có đặc điểm là: sự phát triển của nó không tương quan tỉ lệ thuận với những tác động sư phạm đến nó. Đối tượng lao động của thầy/cô giáo phát triển theo những quy luật tâm lý đặc trưng.

Công cụ lao động của thầy/cô giáo cũng rất độc đáo. Trính độ ngôn ngữ của thầy/cô giáo, vốn kiến thức khoa học về một bộ môn nhất định được thừa nhận là công cụ cần thiết của họ. Thêm vào đó, công cụ lao động của thầy/cô giáo còn là khả năng sử dụng các hính thức hoạt động khác nhau để thực hiện mục đìch của mính. Việc sử dụng chúng không dễ dàng, vả lại thầy/cô giáo phải tự học, tự rèn luyện mính để có được công cụ đó.

Trong phạm vi cá nhân, lao động của thầy/cô giáo được tổ chức trong những thời gian và không gian đặc biệt. Thời gian lao động sư phạm được chia làm 2 phần: chuẩn bị và tiến hành một hoạt động sư phạm, trong đó có cả

tiến hành giờ lên lớp ở trên lớp và ngoài lớp. Ở những giáo viên khác nhau thí tương quan giữa hai phần thời gian này là khác nhau, nó phụ thuộc chặt chẽ vào trính độ được đào tạo, kinh nghiệm công tác, mức độ sẵn sàng đối với từng công việc cụ thể của giáo viên. Khác với tất cả các ngành khác, thời gian làm việc của giáo viên không thể tình như tình giờ hành chình. Người thầy/cô giáo có tinh thần trách nhiệm không ngừng suy nghĩ về các giờ học tới, về học sinh của mính, thậm chì ngay cả khi làm công việc gia đính. Trong thực tế, đối với người thầy/cô giáo thí không có những học sinh, những tập thể học sinh, những ban đại diện cha mẹ học sinh... như nhau, không có những tính huống sư phạm, những điều kiện sư phạm lặp lại như nhau. Họ phải làm việc với học sinh trong một thời gian dài (một hoặc nhiều năm), nhưng kết quả lao động của họ thường chỉ bắt đầu có hiệu lực sau khi học sinh đã học giáo viên khác hoặc đã ra trường.

Về không gian, lao động sư phạm cũng diễn ra trong cả hai phạm vi không gian và thời gian: ở nhà và ở trường. Lao động sư phạm còn có thể diễn ra ở cả bên ngoài nhà trường và ngoài gia đính... Điều này cũng làm cho lao động của thầy/cô giáo khác với nhiều loại hính lao động khác.

Trong phạm vi tập thể, lao động của thầy/cô giáo có đặc trưng riêng. Trong quá trính lao động sư phạm, hiệu quả giáo dục đối với từng nhân cách trong một mức độ nhất định, phụ thuộc vào trính độ tổ chức của các tập thể giáo viên, tập thể cha mẹ học sinh, và vào sự tác động qua lại của các tập thể đó.

Trong phạm vi xã hội, lao động của thầy/cô giáo cũng có những đặc trưng riêng. Ở xã hội chúng ta, giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, nhưng hoạt động giáo dục của thầy/cô giáo là hoạt động chuyên nghiệp, chuyên môn hoá. Nhà trường, gia đính, xã hội, văn hoá.... đều tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Những người thầy/cô giáo là người làm nghề giáo dục và giúp đỡ gia đính, xã hội và các đoàn thể quần chúng làm công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường tiểu học khương đình thanh xuân hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)