I- Trung học phổ thơng I Trung học chuyên khoa
GIÁO DỤC PHỔ THƠNG THEO TINH THẦN CẢI CÁCH GIÁO DỤC (1950 1954)
3.1. Chủ trƣơng cải cách giáo dục
Từ năm 1950, bối cảnh Việt Nam cĩ những chuyển biến quan trọng. Vượt lên mọi khĩ khăn, quân đội ta dần tiến lên giành thế chủ động. Lực lượng bộ đội chủ lực lớn mạnh. Chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ tiến dần lên chính quy. Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt. Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phĩng một phần vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, mở đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa. Sau 29 ngày đêm chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Quân ta tiêu diệt và bắt sống hơn 8.000 tên địch, giải phĩng 5 thị xã, 12 thị trấn, giải phĩng 35 vạn dân trên 750 km biên giới. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã tạo ra một chuyển biến căn bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta,
chuyển sang thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ và chủ động tiến cơng, phản cơng ngày càng lớn.
Trong bối cảnh Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam, các chính phủ bù nhìn tay sai kế tiếp nhau được lập lên rồi sụp đổ, nền Dân chủ Cộng hịa Việt Nam vẫn vững vàng lớn mạnh.
Nhiệm vụ của giáo dục phổ thơng thời kỳ này hịa chung với những nhiệm vụ chính trị, cách mạng của cả nước. Trong đĩ, nhiệm vụ trọng tâm là đánh thắng giặc Pháp, giành lại hịa bình. Giáo dục khơng những tiếp tục phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc mà cịn phải phục vụ đắc lực cho cuộc chiến đang ở thời điểm quyết định. Cách mạng càng tiến lên thì lại càng địi hỏi chất lượng giáo dục được nâng cao.
Tháng 2 - 1951, Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ II của Đảng họp tại chiến khu Việt Bắc. Đại hội đã quyết định Đảng ra hoạt động cơng khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam. Chính cương của Đảng do Đại hội thơng qua nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ được đặt ra trong ba giai đoạn cách mạng là khơng tách rời nhau: hồn thành giải phĩng dân tộc; xĩa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày cĩ ruộng, phát triển kĩ nghệ, hồn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; xây dựng cơ sở chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Về nhiệm vụ và phương hướng của văn hĩa giáo dục trong thời kỳ mới là: “Để đào tạo con người mới, cán bộ mới và để đẩy mạnh kháng chiến kiến quốc, phải bài trừ những di tích văn hĩa giáo dục thực dân và phong kiến, phát triển nền văn hĩa, giáo dục cĩ tính chất: về hình thức thì dân tộc, về nội dung thì khoa học, về đối tượng thì đại chúng”. Chính sách văn hĩa giáo dục nĩi chung là: “Thủ tiêu nạn mù chữ, cải cách chế độ giáo dục, mở mang các trường chuyên nghiệp. Phát triển khoa học kỹ thuật và văn nghệ nhân dân. Phát triển tinh hoa văn hĩa dân tộc đồng thời học tập văn hĩa Liên Xơ, Trung
Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác. Phát triển văn hĩa dân tộc thiểu số”[9, 440].
Với cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luơn canh cánh về thế hệ tương lai của nước nhà. Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 - 6 - 1950, Người gửi thư cho thiếu niên, nhi đồng tồn quốc. Thư của Người viết: “Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành cơng, thì Bác cùng Chính phủ và các đồn thể cũng cố gắng làm cho các cháu đều được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng”[21, 56]. Để thực hiện lời hứa đĩ, trong những năm tháng chiến tranh, bên cạnh việc lãnh đạo tồn dân thực hiện kháng chiến, quyết tâm giành lấy thắng lợi, Người vẫn luơn quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam.
Từ tháng 7 năm 1948, trong thư gửi Hội nghị giáo dục tồn quốc, Hồ Chí Minh đã cĩ định hướng về cải cách giáo dục cho phù hợp với tình hình mới:
Chúng ta cần phải cĩ một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. Vì vậy, chúng ta:
1. Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
2. Muốn như thế, chúng ta phải cĩ sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường.
3. Chúng ta phải sửa đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài kháng chiến và kiến quốc.
4. Chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tơn chỉ kháng chiến và kiến quốc [21, 462].
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, một sự kiện giáo dục nổi bật diễn ra từ năm 1950 là cuộc cải cách giáo dục. Chuẩn bị cho cuộc cải cách này là cả một quá trình lâu dài với sự đầu tư nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhiều
nhà hoạt động giáo dục cĩ tài năng và kinh nghiệm. Ngay từ khi mới khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, tháng 10 năm 1945, Chính phủ, đứng đầu là Hồ Chí Minh, thành lập Hội đồng cố vấn học chính để nghiên cứu một chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên cuộc cải cách này đã khơng thể thực hiện được. Trong phiên họp của Hội đồng Giáo dục mở rộng ngày 26, 27, 28 - 2 - 1950 tại Việt Bắc, vấn đề cải cách giáo dục một lần nữa được đưa ra. Hội nghị được đánh giá là Hội nghị lịch sử trong lịch sử quốc gia nĩi chung và trong lịch sử giáo dục nước nhà nĩi riêng vì đã phác họa được một chương trình mới cho giáo dục.
Chương trình dạy và học cũ cĩ nhiều điểm khơng hợp lý như kiến thức quá nặng, quá khĩ đối với trình độ học sinh các lớp dưới, hơn nữa lại bị gián đoạn thành hai, ba bậc. Kiến thức phổ thơng và kiến thức chính trị khơng phối hợp với nhau, chưa đáp ứng được nhu cầu của kháng chiến trên phương diện tinh thần. Vì thế, vấn đề cải tổ được đặt ra nhằm ba mục tiêu: 1. Dân chủ hĩa nền giáo dục; 2. Đào tạo con người mới, gột rửa những tàn tích cũ; 3. Chương trình học phải thiết thực theo nhu cầu của địi hỏi hiện tại. Các kỳ thi cuối mỗi cấp học đều bị xĩa bỏ. Việc lên lớp căn cứ vào học bạ và các kỳ thi tiện ích trong lớp. Cuối năm học lớp 9, học sinh mới phải qua một kỳ thi tốt nghiệp cĩ tính chất kiểm tra tổng quát những kiến thức đã học của học sinh [28, 568]. Đề án tổ chức trường phổ thơng 9 năm cùng với việc giải quyết việc chuyển tiếp cho học sinh ở các lớp cũ sang các lớp học tương đương của bậc học mới. Hội đồng Giáo dục cũng vạch ra được những nét đại cương về chương trình dạy và học của từng mơn học Sử kí, Cơng dân giáo dục và Chính trị thường thức, Đức dục, Sinh ngữ, Việt văn…và những hướng phát triển cơ bản trong việc thực hiện chính sách cán bộ, tài liệu giáo khoa, giáo dục ở các miền đồng bào thiểu số và vùng địch chiếm, Nam Bộ…
Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ đầu tháng 4 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cĩ những chỉ đạo cơ bản, định hướng tư tưởng cho những
nhà hoạt động giáo dục trong việc hoạch định đường lối cải cách giáo dục. “Biên bản cuộc họp Hội đồng chính phủ 4 - 1950” ghi rõ mục IV - Ý kiến của
Cụ Chủ tịch:
1. Nên đặt ra câu hỏi: học để làm gì; khi biết được mục đích rồi phải đặt phương hướng; đặt được phương hướng rồi phải đặt tổ chức; đặt tổ chức xong phải tìm cán bộ.
2. Phải quan niệm việc học rộng rãi hơn nữa. Khơng những chỉ trẻ em học, cả dân cũng phải học: thợ, cơng chức, dân cày…Ví dụ: đặt các trường học ở cơng xưởng, các chỗ nghiên cứu phổ thơng cho dân. Nếu bây giờ chưa làm được sau phải làm.
3. Phải nghiên cứu những nguyên tắc đặt trường tư [28, 589].
Những chỉ đạo của Người ở tầm vĩ mơ nhưng lại rất sâu sát, cụ thể. Xây dựng nền giáo dục mới phải dựa trên mục đích rõ ràng. Để đạt được mục đích đĩ, phải cĩ cách xây dựng giáo dục phù hợp về mọi mặt. Đĩ là quan điểm khoa học, biện chứng của Người nhằm đưa giáo dục vào đời sống, phục vụ cho đời sống nhân dân đơng đảo.
Trên cơ sở những chỉ đạo của Người, ngày 15, 16 - 6 - 1950, Hội nghị Giáo dục chuyên mơn họp thống nhất với việc cải tổ giáo dục và những vấn đề cần giải quyết kèm theo trong cuộc cải tổ. Hệ thống trường phổ thơng 9 năm gồm 3 cấp: Cấp I: Lớp 1, 2, 3, 4; Cấp II: Lớp 5, 6, 7; Cấp III: Lớp 8; 9 và được áp dụng trên tồn quốc kể từ đầu niên học 1950 - 1951. Chuyển tiếp học sinh hiện tại sang bậc học mới được ấn định như sau:
- Đã học hết lớp Nhất Tiểu học, sang lớp 5.
- Đã học hết lớp Đệ I Trung học phổ thơng sang lớp 6. - Đã học hết lớp Đệ II Trung học phổ thơng sang lớp 7. - Đã học hết lớp Đệ III Trung học phổ thơng sang lớp 8.
Chương trình giáo dục phổ thơng phải dựa trên nguyên tắc: cấp I nặng về quan sát thực tế; cấp II chú trọng về thực tế và bắt đầu thiên về lý luận; cấp III thiên hẳn về lý luận.
Nguyên tắc trên cho thấy giáo dục phổ thơng khơng những sát với sự tiến triển của xã hội mà cịn phù hợp với sự tiến triển về nhận thức thực tiễn và lý luận của người học. Tính khoa học thể hiện ở chỗ phương pháp giáo dục này đã tuân theo được quy luật nhận thức của con người từ dễ đến khĩ, từ đơn giản đến phức tạp mà vẫn kết hợp được nguyên tắc học đi đơi với hành một cách nhuần nhị, tự nhiên. Theo chủ nghĩa Mác, nguyên tắc này được coi là phương pháp duy nhất để đào tạo những con người phát triển tồn diện [49, 26].
Đề án cải tổ giáo dục chính thức được Bộ Quốc gia Giáo dục thơng qua ngày 5 - 7 - 1950 với những tinh thần cơ bản đã được vạch ra và hồn thiện qua các cuộc họp của Hội đồng Giáo dục mở rộng ngày 26, 27, 28 - 2 - 1950, Hội đồng Chính phủ đầu tháng 4 năm 1950 và Hội nghị Giáo dục chuyên mơn ngày 15, 16 - 6 - 1950. Ngày 31 - 7 - 1950, Thơng tư số 56 - TT/P3 đặt hệ thống trường phổ thơng 9 năm được ban hành. Thơng tư chỉ rõ: “Thực hiện cải cách giáo dục theo một hệ thống hồn tồn mới, là một vấn đề quan trọng và khĩ khăn. Cần cĩ một kế hoạch thật sát mới tránh được những trở ngại về phương diện tinh thần cũng như về phương diện vật chất, như đã thấy ở nền giáo dục cũ”[57, 288].
Thơng tư số 49 - TT - TKV ngày 30 - 10 - 1951 quy định tổ chức trường phổ thơng 9 năm. Ngồi việc quy định tổ chức nhà trường ở các cấp I, II, III, Thơng tư chỉ rõ ở Bộ Trung ương, cơ quan lãnh đạo ngành học phổ thơng là Nha Giáo dục Phổ thơng, từng Liên khu cĩ Khu Giáo dục Phổ thơng Liên khu và mỗi tỉnh cĩ Ty Giáo dục Phổ thơng [58, 186]. Từ đĩ, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của từng địa phương đối với giáo dục phổ thơng.
Để đáp ứng tối đa nhiệm vụ giáo dục phục vụ kháng chiến, đồng thời phù hợp với điều kiện trường lớp và giáo viên thời chiến tranh, một số mơn học chưa thực sự cần thiết, hoặc chưa cĩ điều kiện giảng dạy tốt phải tạm gác lại như ngoại ngữ, nhạc, vẽ, nữ cơng gia chánh ở cấp II và cấp III. Các mơn học và hoạt động mới như thời sự - chính sách, giáo dục cơng dân, tăng gia sản xuất được tăng cường. Nghị định ngày 30 - 10 - 1951 của Bộ Quốc gia Giáo dục cho thấy sự thay đổi trong kế hoạch giảng dạy để phù hợp với tình hình mới:
- Số giờ dạy trong tuần:
+ Cấp I là 17 giờ (lớp 1, lớp 2) và 19 giờ (lớp 3, lớp 4). + Cấp II (lớp 5, 6, 7): 20 giờ.
+ Cấp III (lớp 8, 9): 21 giờ. - Số giờ dạy các mơn chính:
+ Cấp I: Quốc văn chiếm thời gian cao nhất từ 6 - 7 giờ; các mơn khác từ 1/2 đến 1 giờ; hoạt động tập thể 2 giờ.
Quốc văn Tốn Lý Hĩa Sinh ngữ Các mơn khác
Cấp II 4 3 2 4 1
Cấp III 3 4 2 3 1
+ Các giờ Sinh ngữ cĩ chủ trương tạm hỗn [39, 46].
Mục tiêu của nhà trường phổ thơng là giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người “cơng dân lao động tương lai”, cĩ đủ năng lực và phẩm chất để phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Phương châm giáo dục là học đi đơi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Nội dung giáo dục là bồi dưỡng tinh thần dân tộc, lịng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần yêu lao động, tinh thần tập thể, phương pháp suy luận và thĩi quen làm việc khoa học. Bộ máy quản lý nhà trường được cải tổ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hội đồng quản trị
kiến của các đại biểu để nghị quyết và chỉ thị về giáo dục của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cĩ cơ sở thực tế vững chắc. Tổ chức nhà trường được dân chủ hĩa thêm một bước để phát huy tính tích cực của cả giáo viên và học sinh. Đặt trong sự so sánh với nhà trường thuộc địa và “nhà trường cũ” theo quan điểm của chủ nghĩa Lênin là: “một nhà trường chỉ biết cĩ sách vở thơi, nĩ bắt buộc người ta phải thấm nhuần một đống kiến thức vơ ích, thừa và khơng sinh động, làm cho đầu ĩc con người bị nhồi đầy và biến thế hệ trẻ thành những người quan liêu đúc cùng một khuơn”[5, 21] thì mái trường phổ thơng những năm 1945 - 1954 được xây dựng trên những tiêu chí hồn tồn mới. Nhìn chung, cải cách giáo dục năm 1950 tuy chỉ được chuẩn bị trong thời gian rất ngắn giữa hồn cảnh chiến tranh nhưng đã giải quyết được những vấn đề cơ bản của cuộc đổi mới giáo dục cho hợp với tình hình lúc bấy giờ. Cuộc cải cách nhằm tiếp tục xĩa bỏ những tàn tích cũ của nền giáo dục thực dân, xây dựng nền giáo dục mang tính chất dân tộc. Bản chất giáo dục kiên định là giáo dục dân chủ nhân dân, của dân, do dân, vì dân và dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là dân tộc, khoa học và đại chúng. Giáo dục phổ thơng cĩ mục tiêu thiết thực là đào tạo nên những cơng dân lao động tương lai cĩ đầy đủ phẩm chất phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Phương châm giáo dục là học đi đơi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.
Tháng 7 - 1951, Hội nghị giáo dục tồn quốc lần thứ ba được triệu tập. Đây là Hội nghị đầu tiên sau gần một năm thực hiện đổi mới giáo dục nhằm tổng kết kinh nghiệm cải cách giáo dục trong năm qua và đề ra những nhiệm vụ căn bản cho giai đoạn mới. Hội nghị nhận định: “Tình hình giáo dục của tồn quốc tuy cịn nhiều khĩ khăn, nhưng xét kinh nghiệm những năm vừa qua, chúng ta nhận thấy nhà trường đã bước vào con đường xây dựng chắc chắn. Ta thấy con đường dân chủ nhân dân là con đường độc nhất của giáo dục”[55]. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Hội nghị, một lần nữa mục tiêu
giáo dục thiết thực được Người khẳng định lại: “Đại hội nên kiểm thảo kỹ cơng tác “cải cách” về chương trình, chủ trương và cách thi hành, để tìm thấy những khuyết điểm mà sửa đổi, những ưu điểm mà phát triển thêm.