Củng cố và phát triển giáo dục phổ thơng phục vụ kháng chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với sự phát triển giáo dục phổ thông (1945 1954) (Trang 94 - 128)

I- Trung học phổ thơng I Trung học chuyên khoa

GIÁO DỤC PHỔ THƠNG THEO TINH THẦN CẢI CÁCH GIÁO DỤC (1950 1954)

3.2. Củng cố và phát triển giáo dục phổ thơng phục vụ kháng chiến

Dưới sự chỉ đạo thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối cải cách giáo dục, trong thời gian 1950 - 1954, giáo dục phổ thơng cĩ những bước đi cĩ thể coi là sự chuyển hướng cho phù hợp với tình hình mới.

Để tinh thần của cải cách giáo dục nhanh chĩng đến được với quần chúng nhân dân đơng đảo, các cán bộ giáo dục các cấp khơng ngừng tuyên

truyền, giải thích để nhân dân hiểu và làm theo, đồng thời khích lệ tinh thần học tập của tồn dân. Bộ Quốc gia Giáo dục coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng làm được càng sớm càng tốt. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên cho ý kiến chỉ đạo về việc đả thơng tư tưởng phải cĩ trọng tâm, nhằm vào những điểm mà nhân dân cịn thắc mắc hay hiểu nhầm. Khơng nên đả thơng lại những điểm đã làm rồi [28, 1057]. Từ đầu năm học 1950 - 1951, Bộ đã cử cán bộ đến các Liên khu 3, 4 và Liên khu Việt Bắc, tổ chức những Hội nghị và những cuộc nĩi chuyện giải thích về cải cách giáo dục.

Cải cách giáo dục với trọng tâm là việc xây dựng hệ thống giáo dục phổ thơng mới 9 năm đã từng bước được triển khai ở các vùng giải phĩng từ Liên khu IV trở ra, bao gồm các tỉnh ở Việt Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Yên Bái); Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu); khu IV (Thanh Hĩa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên); một phần khu IV cũ (Bình Định, Quảng Ngãi); một phần trong khu du kích ở đồng bằng sơng Hồng (Thái Bình, Nam Hà, Hưng Yên…).

Các tỉnh cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đơng và miền Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục học theo chương trình cũ đã cải tiến.

Ở các vùng địch chiếm đĩng, về cơ bản, các trường vẫn dạy theo hệ thống giáo dục phổ thơng cũ từ tiểu học đến hết trung học đệ nhị cấp là 12 năm, nội dung và chương trình gần giống trước năm 1945.

Như vậy, mặc dù những nhà lãnh đạo giáo dục mong muốn sẽ thực hiện cải cách giáo dục trên tồn quốc nhưng điều đĩ khĩ cĩ thể thực hiện ngay bởi những chia cắt của cuộc chiến tranh. Thực tế, đến thời điểm này, trên tồn cõi Việt Nam vẫn cịn tồn tại nhiều hệ thống giáo dục với bản chất và mục đích giáo dục khác nhau, đặc biệt là giữa vùng tự do và vùng địch chiếm.

Bằng những nỗ lực khơng ngừng của tồn xã hội mà trước hết là của thầy, trị, những năm 1950 - 1954, giáo dục phổ thơng đạt được những thành tựu nhất định, đĩng gĩp cho cơng cuộc kháng chiến, kiến quốc của nước nhà.

Năm học 1950 - 1951, do cĩ những lúng túng trong việc chuyển đổi từ hệ thống giáo dục cũ sang hệ thống giáo dục mới nên đến cuối năm học, lượng chương trình vẫn chưa được giảng dạy hết. Các trường phải dạy bù trong 3 tháng (từ 16 - 9 đến 15 - 12 - 1951) cho thấy sự cố gắng khơng ngừng của cả các thầy cơ giáo và học sinh.

Số lượng trường lớp, học sinh và giáo viên tăng lên nhiều, nhất là ở cấp I và cấp II. Cấp III cĩ sự sụt giảm về số học sinh như bảng thống kê sau phản ánh [28, 770]:

Năm 1950 Năm 1951 Chú thích

Cấp I

Số trường 2679 3482 Tăng 803

Số học sinh 279665 373803 Tăng 94138

Giáo viên cấp I (hiện cĩ) … 9503 Cấp II Số trường 30 102 Tăng 72 Số học sinh 12941 36689 Tăng 23748 Cấp III Số trường 3 7 Tăng 4 Số học sinh 650 546 Giảm 104

Giáo viên cấp II và III (hiện cĩ)

… 902

Trong năm 1950, số lượng trường lớp, học sinh và giáo viên giảm một cách đáng kể do cĩ lệnh tổng động viên, học sinh tình nguyện nhập ngũ nhiều. Vì vậy, sang năm 1951, một mặt do đã qua thời điểm cao trào của cuộc

tổng động viên, mặt khác do vào năm học mới, các cháu đến tuổi đến trường vào cấp I nên số lượng học sinh cấp I tăng rất mạnh. Ngược lại, học sinh cấp III - cấp học cĩ nhiều nhất học sinh tình nguyện tịng quân - vẫn giảm, tuy số giảm đã thấp nhiều so với năm trước.

Số liệu thống kê khơng đầy đủ nên khơng thể đánh giá được số lượng giáo viên tăng hay giảm. Tuy nhiên, so sánh số lượng giáo viên và rõ nhất, số lượng học sinh các cấp học cho thấy số giáo viên, họ sinh cấp I gấp nhiều lần giáo viên, học sinh cấp II, III. Từ đĩ cũng cĩ thể rút ra kết luận ban đầu là đến năm học 1950 - 1951, khi bước vào thực hiện nội dung cải cách giáo dục chưa được bao lâu thì giáo dục ở cấp thấp vẫn là phổ biến, cịn giáo dục cấp cao hơn, cấp II, nhất là cấp III cịn rất hạn chế. Đây là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục chịu sự chi phối hơn tám mươi năm của thực dân Pháp và những tác động của cuộc chiến chống Pháp đang diễn ra trên đất nước ta.

Do chiến tranh nên việc tổ chức dạy và học vơ cùng khĩ khăn. Các trường lớp, nhất là những trường lớn phần lớn tổ chức học vào ban đêm để tránh phi cơ oanh tạc. Tuy vậy, tinh thần học tập của học sinh rất cao, ham học hỏi và tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến. Từ tháng 9 năm 1951, Đồn sinh viên, học sinh Việt Nam phát động phong trào “Cải tạo học

tập” tại tất cả các trường cấp II, III, chuyên nghiệp và đại học. Qua phong trào

này, tinh thần học tập của học sinh nâng lên đáng kể. Ý thức học tập để phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến và các mối quan hệ với thầy cơ giáo, với bạn bè của học sinh đều được chú ý cải tạo, đem lại kết quả khả quan.

Theo “Báo cáo của Bộ Quốc gia Giáo dục về tình hình giáo dục 6

tháng đầu 1951”, tại các Liên khu miền Nam, miền Nam Trung Bộ đã tổ

chức được hệ thống trường phổ thơng 9 năm. Riêng Nam Bộ chưa thực hiện được hệ thống mới.

Miền Nam Trung Bộ cĩ tổng số học sinh là 14.7767, trong đĩ cĩ 42.467 là học sinh nữ. Số học sinh tăng hơn năm trước 45%, cấp 2 tăng tới 100%. Tổng số lớp là 3.595.

Số giáo viên là 3.528, trong đĩ cĩ 1.446 giáo viên là do ngân sách xã đài thọ.

Ở Nam Bộ, chưa chuyển được sang hệ thống giáo dục mới và cĩ phần lúng túng về vấn đề cán bộ và tình hình sách giáo khoa. Cuối năm 1949 mãn khĩa các lớp trường Nguyễn Văn Tố và Thái Văn Lung nhưng đến trung tuần tháng 6 - 1951 mới khai giảng khĩa mới. Mỗi trường đều lấy khoảng 170 học sinh.

Trường Huỳnh Văn Đệ mới được khai giảng, lấy được 178 học sinh. Tháng 7 - 1950, 141 cán bộ tốt nghiệp trường Trung học Bình dân Nguyễn Cơng Mỹ.

Năm 1950, Nam Bộ tổ chức được 3.026 lớp với 2.889 giáo viên, 104.702 học sinh. Ngồi ra cịn cĩ các đồn thể và tư nhân tổ chức 122 lớp học tư thục (đa số là lớp 3 và 4) với 116 giáo viên, 4.380 học sinh.

Đến cuối năm 1951, Nam Bộ cĩ 3.332 lớp tiểu học, với 111.777 học sinh và 2 trường trung học [28, 760 - 761, 772].

Trong niên học này, Bộ cĩ kế hoạch lập trường dành riêng cho nữ sinh. Một phần do thiếu kinh phí, phần vì thiếu an tồn và nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ đang tập trung cho cơng tác dân cơng nên khơng thể cĩ sự giúp đỡ tích cực được nên kế hoạch khơng thực hiện được. Nếu mở được trường nữ sinh thì số học sinh nữ tăng lên nhiều. Hiện tại, mới chỉ cĩ Liên khu 4 cĩ lượng học sinh nữ tăng.

Niên học 1950 - 1951 cịn là năm phản ánh sự thận trọng của các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam. Hết 6 tháng đầu năm 1951, Bộ thực hiện cơng việc tổng kết kinh nghiệm xây dựng ngành học phổ thơng 9 năm. Ưu, khuyết

điểm được thẳng thắn chỉ rõ: 4 khuyết điểm là trình độ khơng đồng đều của học sinh, khơng đảm bảo đủ chương trình học cho đúng thời lượng do lúng túng trong việc chuyển hệ thống giáo dục mới; cán bộ phụ trách chưa thấm nhuần tinh thần cải tổ, chưa thực hiện đúng kế hoạch đề ra; thiếu thốn phương tiện dạy và học; khuyết điểm do kế hoạch tổ chức khơng đầy đủ, đồng bộ. Ưu điểm cịn rất ít nhưng cho thấy cải cách giáo dục của ta đi đúng hướng, tiến tới xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân, phù hợp với con đường tiến hĩa của dân tộc. Trên cơ sở những tổng kết đĩ, Bộ tập trung nghiên cứu những kế hoạch phù hợp hơn cho năm học 1951 - 1952 cả về nội dung chương trình, tài liệu sách giáo khoa, vấn đề cán bộ….

Năm 1950, sự kiện khơng chỉ cĩ ý nghĩa giáo dục mà cịn cĩ ý nghĩa chính trị lớn là sự giúp đỡ của các nước anh em đối với nước ta về giáo dục trong kháng chiến. Tuy cách mạng mới thành cơng nhưng Trung Quốc đã nhận một số lớn thiếu nhi của ta sang nuơi dưỡng và học tập chu đáo. Bên cạnh đĩ, Liên Xơ, Tiệp Khắc, Cộng hịa Dân chủ Đức, mỗi nước nhận hàng trăm thiếu nhi Việt Nam nuơi dưỡng và học tập [50, 24].

Năm 1952, các cơng việc của Bộ Quốc gia Giáo dục được Hội đồng Chính phủ ấn định rất chặt chẽ. Nhiệm vụ của Chính phủ giao cho Bộ trưởng trong năm 1952 liên quan đến giáo dục phổ thơng gồm cĩ:

1. Tăng cường giáo dục chính trị cho nhân dân;

2. Đào tạo cán bộ chuyên nghiệp, đặc biệt cán bộ sơ cấp và trung cấp; 3. Tiếp tục cuộc cải cách giáo dục: chú trọng đến việc sửa lại chương

trình cho sát hơn, soạn sách giáo khoa và đào tạo cán bộ.

Phương châm làm việc để cĩ thể thực hiện các nhiệm vụ trên là “phải làm thế nào để cho nhà trường thành một đơn vị sản xuất và chương trình học năm nay cũng phải là một chương trình sản xuất (khơng phải là nếu chỉ nêu

tăng gia sản xuất suơng, khơng phải chỉ đưa sức vào mà cịn phải nâng cao kĩ thuật)”. Các trường phải gĩp phần vào việc nâng cao kĩ thuật [28, 918 - 919].

Phương châm hoạt động trên của ngành giáo dục nhằm phù hợp với phương châm của các lĩnh vực khác như: về quân sự - tiêu diệt sinh lực địch; về chính trị - phá âm mưu lấy chiến tranh nuơi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt của thực dân Pháp; về kinh tế, tài chính - sản xuất và tiết kiệm. Với mục tiêu này, nhà trường thực sự hịa nhập và tập trung cao độ cho cuộc kháng chiến cùng cả nước. Tuy nhiên yêu cầu đặt ra là khơng chỉ sản xuất mà trường học cịn phải là nơi nghiên cứu được những kĩ thuật sản xuất mới, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của con người cũng như của cuộc chiến tranh.

“Kiểm thảo cơng tác giáo dục năm 1952”, Bộ Quốc gia Giáo dục nhận định dù đã sửa đổi chương trình học cho sát hơn nhưng kết quả thu được rất hạn chế. Giáo dục chưa phục vụ được sản xuất và chưa tiết kiệm được nhiều. Nhìn chung, giáo dục phổ thơng chưa kết hợp được thật cụ thể nội dung giáo dục với những nhiệm vụ chung mà Chính phủ đề ra. Cũng cần cĩ cái nhìn đúng đắn về chủ trương biến nhà trường thành một đơn vị sản xuất, biến chương trình học thành chương trình sản xuất. Điều này dường như cĩ lợi ích rất lớn đối với cuộc kháng chiến, nghĩa là việc học tập cĩ mục tiêu và ý nghĩa thiết thực. Nhưng thực hiện được chủ trương đĩ khơng phải điều đơn giản, địi hỏi cả học sinh và giáo viên phải cĩ năng lực sáng tạo kĩ thuật rất lớn trong điều kiện đặc biệt thiếu thốn phương tiện học hành. Đánh giá chung lại của Bộ là giáo dục phổ thơng năm học 1951 - 1952, tuy cĩ chậm nhưng tiến bộ hơn, cụ thể hơn, đi sát với hoạt động trọng tâm của cuộc kháng chiến.

Năm 1952, Sở Giáo Dục Nam Bộ mở trường Tiểu học Văn hĩa chiến sỹ thi đua Nam Bộ do thầy Trần Tuấn Đạo làm Hiệu trưởng. Trường học thể

hiện rõ ý thức giai cấp và quyết tâm của lãnh đạo nâng cao trình độ học vấn cho những phần tử ưu tú nhưng trước đây chưa cĩ điều kiện đi học [38, 42].

Tháng 8 năm 1952, Sở Giáo Dục Nam Bộ phối hợp với tỉnh Bạc Liêu mở trường trung học kháng chiến Bạc Liêu, đáp ứng nhu cầu học tập của một số lượng lớn học sinh vừa học xong bậc tiểu học ở Bạc Liêu và các tỉnh, của con em cán bộ, gia đình liệt sỹ. Trường do Giáo sư Nguyễn Văn Nghĩa làm Hiệu trưởng, Trương Văn Vinh làm Hiệu phĩ. Trường mở được 1 khĩa, dạy đến ngày tập kết với tổng số 150 học sinh.

Theo đề nghị của Đồn Thanh niên Cứu quốc Nam Bộ, trường trung học kháng chiến Tiền Phong cũng được mở trong năm 1952 tại xã Phú Mỹ, đầm Bà Tường, Cà Mau trước trung học Bạc Liêu mấy tháng. Trường Tiền Phong đào tạo bồi dưỡng văn hĩa, chính trị cho đồn viên, cán bộ Đồn các cấp và con em liệt sỹ. Trường mở được 2 khĩa với 150 học sinh.

Bộ Quốc gia Giáo dục vạch chương trình hoạt động năm 1953 gồm 6 điểm. Trong đĩ cĩ 4 điểm liên quan đến giáo dục phổ thơng:

1. Cải tạo tư tưởng cho cán bộ.

2. Huy động lực lượng các trường phổ thơng phục vụ cơng tác trung tâm.

3. Đào tạo cán bộ miền núi.

4. Tăng cường cơ sở giáo dục trong miền mới giải phĩng và ở địch hậu [28, 1096].

Trong năm học 1952 - 1953, 1953 - 1954, nhờ phong trào quần chúng chung và cán bộ cĩ ý thức phục vụ hơn nên ngành giáo dục nĩi chung đi vào hướng mới và được củng cố hơn. Giáo viên và học sinh hịa nhập được tốt hơn với những sinh hoạt chung của cuộc kháng chiến. Các lớp chỉnh huấn được mở, cải tạo tư tưởng cho giáo viên, học sinh như ở Liên khu 2, 3. Liên khu Việt Bắc tổ chức được các lớp “chính trị thực hành”. Các trường học đã

gây được những thành tích về sản xuất và tiết kiệm, khắc phục được hạn chế trong năm học 1951 - 1952. Tiêu biểu như Liên khu Việt Bắc, giáo viên và học sinh đã sản xuất và thu hoạch được hơn 60 triệu đồng, tiết kiệm được 95 triệu. Ba xã ở Phú Thọ bắt được 17 tạ sâu, cứu được hơn 1400 mẫu lúa và ngơ [28, 1094].

Số học sinh phổ thơng năm 1953 là 680270 [28, 1123], riêng vùng tự do cĩ 769640 học sinh [61, 6]. Theo Võ Thuần Nho, năm 1954 là 633718 học sinh [39, 58]. Như vậy, theo hai số liệu thống kê này thì số lượng học sinh phổ thơng giảm vào năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Mục tiêu Chính phủ và Bộ Quốc gia Giáo dục đề ra là phát triển gắn liền với nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng. Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 cũng khơng nằm ngồi mục đích này. Thực tế giáo dục những năm 1950 - 1954 cho thấy giáo dục tiến gần hơn với đời sống lao động và kháng chiến của nhân dân, đạt được một số thành tựu nhất định về số lượng học sinh và giáo viên nhưng thực sự chưa đúng với mong mỏi của những nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên nhận định chương trình cịn kém và thiếu sĩt về nhiều mặt: trí, đức, mỹ, thể dục. Chương trình tuy cĩ tiến bộ nhưng vẫn xa rời thực tế, chưa theo kịp được với những địi hỏi của cách mạng và kháng chiến.

So sánh giáo dục phổ thơng từ 1950 - 1954 với giáo dục phổ thơng giai đoạn 1945 - 1950, một điểm khác biệt nổi trội là ở giai đoạn sau, hoạt động chỉnh huấn giáo viên, rèn luyện học sinh được nâng lên ở mức cao hơn. Đĩ là do nhu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến đang đi đến giai đoạn quyết định nên giáo dục phổ thơng gắn liền với mục tiêu thiết thực là phục vụ cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hồn tồn. Vì vậy, cần phải cĩ những con người cĩ đầy đủ sức khỏe, cĩ lịng yêu nước, dám hy sinh, cĩ tinh thần trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với sự phát triển giáo dục phổ thông (1945 1954) (Trang 94 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)