Vai trò của truyền thông xóa đói giảm nghèo qua báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 44 - 46)

1 .Tính cấp thiết của Đề tài

1.2 .Vấn đề xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái

1.4 Vai trò của truyền thông xóa đói giảm nghèo qua báo chí

Có thể nói hoạt động truyền thông về vấn đề XĐGN qua báo chí có vai trò hết sức quan trọng, đó là công cụ để Đảng và Nhà nước ta tác động vào nhận thức, tri thức của nhân dân, đặc biệt là nhân dân các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần XĐGN, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững.

Báo chí đã thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách mới, những vấn đề đặt ra từ cuộc sống như là những đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách về giảm nghèo. Đồng thời, báo chí cũng là cầu nối, đưa các chế độ, chính sách về giảm nghèo đi vào cuộc sống.

Báo chí giúp phản biện, lên án, phê phán những tư duy trì trệ trong thực hiện giảm nghèo, những cách làm chưa đúng, những hành động sai trái để giúp chính quyền cơ sở điều chỉnh, uốn nắn, tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

Với sự góp sức lớn lao của truyền thông báo chí, sau hơn 15 năm thực hiện công tác giảm nghèo, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được thế giới công nhận và đánh giá cao. Các chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, dự án, các mô hình, điển hình trong công tác XĐGN đến cán bộ và nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các huyện nghèo đã được triển khai tích cực, có hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Báo chí đã đóng một vai trò hết sức quan trọng

Trong giai đoạn 2016-2020, trọng tâm của Chương trình giảm nghèo là chuyển từ đơn chiều sang đa chiều, để truyền thông báo chí tiếp tục phát huy vai trò của mình, các cơ quan truyền thông cần bám sát quan điểm, định hướng, chính sách giảm nghèo để tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức trong cán bộ, nhân dân; truyền tải các chính sách một cách khéo léo, linh hoạt để người dân thấy được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách giảm nghèo; phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hợp lý, những lời giải giảm nghèo thành công trong cả nước. Tìm giải pháp tăng cường số lượng, chất lượng tin, bài, hình ảnh phản ánh về chủ đề xóa đói giảm nghèo bền vững trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách đa dạng, hiệu quả.

Trong Hội thảo:“Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về giảm nghèo” do Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo phối hợp với Tạp chí Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức tại TP Việt Trì (Phú Thọ) trong 2 ngày 17 và 18/5/2017, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm: Việc tuyên truyền về lĩnh vực giảm nghèo không bao giờ là cũ và đặc biệt cần phải bám sát với những thay đổi của chương trình, của chính sách. Trong giai đoạn 2016-2020, các phóng viên báo, đài, truyền hình cần đồng hành với Bộ để định hướng, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách về giảm nghèo bền vững, từ đó giúp các địa phương trên cả nước tích cực thực hiện giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều. Với sức hút và thế mạnh lan tỏa nhanh của mình, phóng viên phải có những bài viết tác động và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động được nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng vào công tác giảm nghèo; phổ biến nhưng mô hình giảm nghèo thành công, nêu những gương những hộ nghèo, người nghèo tự lực thoát nghèo để khích lệ tinh thần tham gia của những người chưa thoát nghèo, tạo nên phong trào thi đua đăng ký thoát khỏi nghèo đói sôi nổi. Đồng thời, lên án, phê phán những tư duy trì trệ trong thực hiện giảm nghèo, những hành động sai trái để giúp chính quyền

cơ sở điều chỉnh, uốn nắn, tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 44 - 46)