.1 Cơ cấu nội dung các tác phẩm phản ánh XĐGN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 66 - 70)

Có thể thấy thời gian qua, hệ thống báo Đảng tại Bắc Kạn và Yên Bái đã tích cực tuyên truyền và thực hiện khá tốt các nhiệm vụ truyền thông của mình theo tôn chỉ và mục đích hoạt động là: "Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Phản ánh tâm tư nguyện vọng, phong trào hành động cách mạng của nhân dân địa phương, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, các tác phẩm tuyên truyền mang tính chất phản biện, phản ánh về những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động XĐGN tại địa phương của báo Bắc Kạn và Yên Bái chưa được khai thác thực hiện nhiều.

Qua khảo sát thấy rằng, nội dung truyền thông XĐGN trên báo in và báo điện tử của tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái đều phản ánh rất rõ tính địa phương, nội dung thông tin đa dạng, phong phú, giúp người dân tham gia hiểu biết, thụ hưởng các chế độ, chính sách về XĐGN, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo luật định, đồng thời, phát hiện, tư vấn cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường

0 100 200 300 400 500 600 Chủ trương, chính sách Hiệu quả từ các chương trình, dự án, chính sách Gương điển hình tiên tiến Bất cập trong thực hiện XĐGN 571 217 140 14 489 420 297 24 Bắc Kạn Yên Bái

lối, chính sách về cả tầm chiến lược và ngắn hạn và trở thành nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp, đóng góp quan trọng về vật chất, tinh thần cho vấn đề XĐGN tại cơ sở.

Những bài báo đó đã len lỏi tới tận cùng những nơi mà khó khăn nhất trong cuộc sống, với những phản ánh một cách trung thực và có sự tương tác hai chiều, thứ nhất là lãnh đạo địa phương thấy nơi đó còn có người dân nghèo khổ cần giúp đỡ và thứ hai tạo tạo được hiệu ứng xã hội cộng đồng hỗ trợ. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, ngoài các bài báo đã len lỏi tới tận cùng những nơi mà khó khăn nhất trong cuộc sống, phản ánh một cách hết sức sinh động và tạo được hiệu ứng tích cực, vẫn còn không ít tin, bài chưa thật sự hấp dẫn, văn phong dài dòng, kể lể thành tích, bằng những số liệu núp bóng văn bản báo cáo ngành, không mang tính hàm xúc và biểu cảm. Các tác phẩm về phản biện xã hội đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo còn ít.

2.2.3 Về hình thức

Các thông tin về lĩnh vực XĐGN được Ban Biên tập báo Bắc Kạn và Yên Bái đặc biệt coi trọng, đồng thời xác định đây là mảng thông tin chiếm vị trí chủ đạo (khoảng 30%) trên trang báo in và báo điện tử của mỗi tỉnh. Thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo được thể hiện trên nhiều chuyên mục khác nhau về các lĩnh vực, y tế, giáo dục, kinh tế, nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Các tác phẩm tuyên truyền về XĐGN trên báo Bắc Kạn và Yên Bái hiện chủ yếu thực hiện dưới dạng tin, bài, ảnh và phóng sự, trong đó:

Tin về XĐGN thường phản ánh ngắn gọn, chủ yếu thuật lại chi tiết một hoạt động, sự việc diễn ra liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo tại các địa phương trong một khoảng thời gian nhất định, chủ yếu mang tính chất tường thuật, phản ánh, xử lí tin ngắn hay thông báo sự việc, như

những tin về hoạt động bàn giao nhà tình nghĩa, hoạt động hỗ trợ tư liệu sản xuất, cơ sở hạ tầng.

Bài về XĐGN được đầu tư nhiều hơn tin về bố cục, hình thức. Nội dung về hoạt động XĐGN được khai thác sâu và trình bày rõ ràng, đầy đủ bao gồm các chi tiết, số liệu, sự việc, điển hình, thể hiện rõ sự vận động của phạm vi hiện thực đời sống và những hình ảnh minh họa liên quan, với dung lượng chữ khoảng từ 700 đến 1.000 chữ và được trình bày một cách mạch lạc với những lập luận ngắn gọn và quan điểm của tác giả về các hoạt động XĐGN được thể hiện rõ ràng trong bài phản án. Ví dụ như các bài phản ánh về hiệu quả giảm nghèo, những tấm gương điển hình trong XĐGN, thực trạng kết quả thụ hưởng các chủ trương, chính sách XĐGN tại cơ sở.

Phóng sự về XĐGN phản ánh thực tế, cái nhìn cận cảnh và toàn cảnh về quá trình triển khai thực hiện các chính sách XĐGN và đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách đối với công chúng, trong đó cung cấp cho công chúng những ý kiến thực tế, trực tiếp từ những đối tượng liên quan thông qua phỏng vấn trực tiếp. Ví dụ như những phóng sự nhìn lại hiệu quả 1 năm thực hiện công tác giảm nghèo, hoặc giai đoạn thực hiện các chính sách giảm nghèo.

Ảnh tuyên truyền về xóa đói giảm nghèo phản ánh thực tế về hiệu quả cũng như hoạt động về công tác XĐGN, chứa đựng những thông điệp truyền tải, cổ vũ tinh thần, tạo động lực cho người nghèo có động lực vượt lên đói nghèo.

Tác phẩm tuyên truyền về XĐGN thường được kéo tít ra trang đầu và được bổ sung các sapo, tít phụ, tít dẫn, box thông tin mở rộng để thu hút người đọc nhằm giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, trong đó:

Tít của tác phẩm XĐGN thường được nêu ngắn gọn, trung thực, chính xác và thể hiện được nội dung trọng tâm nhất của tác phẩm. Ví dụ như: Trong

việc tuyên truyền về hiệu quả của chính sách ưu đãi cho người nghèo vay vốn có bài “Ba Bể có hơn 7 nghìn hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi”

(đăng ngày 23/6/2016); trong việc tuyên truyền các hoạt động hỗ trợ đối với người nghèo, có tin “Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo đón tết” (đăng ngày 30/1/2015); hay như việc tuyên truyền tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo, có bài “Tân Sơn nỗ lực làm nghèo” (đăng ngày 10/1/2015).

Sapo được trình bày sau tít và trước phần nội dung của các tác phẩm báo chí. Trong các bài báo tuyên truyền về XĐGN, sapo thường nêu bao quát về việc thực hiện chủ chương, chính sách và hiệu quả công tác XĐGN, với từ ngữ đơn giản, ngắn gọn trình bày trực tiếp vào vấn đề, ít dùng các biện pháp tu từ và gần gũi với đời sống. Ví dụ như trong bài “Bắc Kạn tích cực tuyên truyền các chính sách dân tộc” có nội dung sapo là: Trong thời gian qua, Bắc Kạn luôn triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 50,87% năm 2005 xuống còn 17,60% năm 2010 (theo chuẩn cũ); năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 23,52% (theo chuẩn mới), bình quân lương thực đầu người đạt 560kg. Nhìn vào tit và sapo của tác phẩm, người đọc có thể hình dung và nắm bắt được tổng quát về hoạt động và hiệu quả của truyền thông các chính sách dân tộc tại tỉnh Bắc Kạn.

Trên báo in của báo Bắc Kạn và Yên Bái hiện nay, các tác phẩm tuyên truyền XĐGN thường được phản ánh đều đặn trên các số báo trong suốt cả năm và thường được trình bày ở vị trí dễ quan sát, dễ thu hút người đọc.

Báo Bắc Kạn điện tử và báo Yên Bái điện tử nhìn chung có giao diện đẹp, màu sắc hài hòa, nội dung phong phú với gần 20 chuyên đề, chuyên mục trên mỗi báo, giúp cung cấp đến bạn đọc trong tỉnh và cả nước đặc biệt là bạn bè

trên thế giới những thông tin về tiềm năng thế mạnh và những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của bà con các dân tộc đang sinh sống trên tỉnh. Ngoài ra, mục truyền hình Internet trên báo Bắc Kạn điện tử và Yên Bái điện tử cũng là phương tiện truyền thông hữu ích giúp chuyển tải hình ảnh và âm thanh sống động mọi hoạt động của tỉnh ra toàn quốc và toàn cầu làm tăng tính gần gũi và hiểu biết hơn giữa đồng bào cả nước và thế giới.Thông tin về XĐGN trên báo điện tử tương đối toàn diện, bao quát về các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát triển kinh tế địa phương, nhằm phản ánh trung thực những thành tựu kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thực tế đối với công chúng về hình thức các tác phẩm tuyên truyền xóa đói giảm nghèo (bao gồm: Cách đặt tin bài, hình ảnh minh họa, cách bố trí tin bài) của báo Bắc Kạn và Yên Bái cho thấy: Tỷ lệ số người xem đánh giá tác phẩm XĐGN rất ấn tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,5%); tỷ lệ đánh giá cao nhất là tương đối ấn tượng (52%), tiếp đến là tỷ lệ đánh giá ít ấn tượng (24%), tỷ lệ đánh giá không ấn tượng là 13% và tỷ lệ cho rằng khó đánh giá chiếm (6,5%), được thể hiện qua biểu đồ, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 66 - 70)