.2 Đánh giá về hình thức của các tác phẩm truyền thông về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 70 - 74)

XĐGN trên báo Bắc Kạn và Yên Bái

4,5% 52% 24% 13% 6,5% 1 Rất ấn tượng 2 Tương đối ấn tượng 3 Ít ấn tượng

4 Không ấn tượng 5 Khó đánh giá

Trên thực tế mặc dù hình thức báo đảng Bắc Kạn và Yên Bái đã có nhiều đầu tư, đa dạng đổi mới về hình thức so với những năm trước đây, tuy nhiên vẫn chưa thật sự đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn của công chúng.

Cả 2 tờ báo Bắc Kạn, Yên Bái mặc dù đã xây dựng được nhiều chuyên mục phản ánh, cung cấp thông tin đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa có chuyên mục riêng về công tác xóa đói giảm nghèo, các tác phẩm tuyên truyền về công tác XĐGN chưa được phản ánh một cách sâu đậm, rõ nét và gây ấn tượng mạnh thu hút người xem. Hệ thống báo điện tử vẫn đang được vận hành bên cạnh báo giấy đang phát hành, nội dung thông tin chủ yếu được kết xuất từ nội dung thông tin của báo giấy đa phần chưa được biên tập lại cho phù hợp với văn phong của báo điện tử. Các tác phẩm đăng tải trên báo Đảng thường có nội dung tường thuật, văn phong dàn trải, mang tính chất trình bày. Bố cục, màu sắc và hình ảnh chưa thật sự hấp dẫn.

2.2.4 Kết quả phản hồi của công chúng

2.2.4.1 Tần suất đọc báo và mức độ quan tâm của công chúng với hoạt động truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo của báo Bắc Kạn và Yên Bái.

Báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn quán triệt nguyên tắc tính quần chúng, được thể hiện cả ở nội dung và hình thức, cả ở mục đích và phương thức hoạt động. Trong phương thức hoạt động, điều cốt lõi là phải dựa vào quần chúng để làm báo, tạo điều kiện để quần chúng tham gia, giám sát, đánh giá hiệu quả của báo chí, coi tờ báo là công cụ để quần chúng phát huy quyền dân chủ, quyền tự do ngôn luận đúng luật pháp.

Ngày nay, chúng ta thường hay nói tính giai cấp của báo chí. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đặt vấn đề giản dị là: “Báo chí phục vụ ai?”. Rõ ràng, theo Người, báo cách mạng của chúng ta phục vụ Nhân dân lao động, phục vụ Chủ nghĩa Xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước

nhà, cho hòa bình thế giới". Xét về mặt xã hội, một tờ báo phải có nhiều độc giả tự nguyện tức là "được đại đa số ham chuộng" thì mới phát huy được tác dụng rộng rãi trong xã hội, mới tạo được nguồn sức mạnh to lớn: "Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng. Thì không xứng đáng là một tờ báo".

Theo kết quả khảo sát đối với 200 đối tượng nhân dân khác nhau tại 02 tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái về tần suất đọc báo Đảng địa phương, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Tần suất đọc báo Đảng ở Bắc Kạn và Yên Bái.

Qua biểu đồ trên thấy rằng tỷ lệ công chúng thỉnh thoảng đọc báo Đảng địa phương (1-2 lần/tuần) chiếm tỷ lệ cao nhất là 48%, tiếp đến là tỷ lệ thường xuyên đọc báo Đảng địa phương (mỗi ngày đều đọc) chiếm tỷ lệ 33%; tỷ lệ công chúng hiếm khi đọc (khoảng1-2 lần/tháng) chiếm 13% và tỷ lệ công chúng trả lời không bao giờ đọc chiếm tỷ lệ 6%.

Hiện nay, các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh đến cấp cơ sở và thôn, tổ tại tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái đều đã được quán triệt, chỉ đạo theo tinh thần Kết luận số 29-KL/TW, ngày 25/8/2012 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Hồng Anh

33% 48% 13% 6% 1 Rất thường xuyên 2 Thỉnh thoảng 3 Hiếm khi 4 Không bao giờ

ký về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng từ nguồn kinh phí cân đối của đơn vị. Một số các cơ quan, đơn vị, chi bộ tỉnh đến cơ sở đều đã nhiệt tình hưởng, đặt mua các tờ báo in của Trung ương và địa phương để tuyên truyền tuyên truyền, triển khai trong các đợt sinh hoạt chi bộ hoặc các cuộc họp để toàn thể cán bộ công nhân viên chức, người lao động và nhân dân trong đơn vị cùng nắm được những thông tin, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước để vận dụng vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay tần suất thường xuyên đọc báo Đảng ở Bắc Kạn và Yên Bái vẫn còn tương đối thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong quá trình khai thác, trưng cầu ý kiến công chúng, tác giả nhận thấy mức độ quan tâm đồng thời của quần chúng với 02 loại hình báo in và báo điện tử chưa thật sự cao, mọi người thường tiếp cận với 01 hình thức báo quen thuộc (báo in hoặc điện tử), thuận tiện và phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân để cập nhật thông tin và những tin tức thời sự. Trong đó, số lượng người trả lời chỉ đọc báo in thường tập trung phần nhiều vào các tổ trưởng, bí thư chi bộ cơ sở, chủ yếu là những người có tuổi và là đối tượng trực tiếp phản ánh, tuyên truyền về những chính sách, thông tin thời sự có liên quan đến nhân dân trên địa bàn, do đó, họ thường xuyên theo dõi và đọc báo in, khả năng và điều kiện tra cứu thông tin trên hệ thống báo điện tử đôi khi còn hạn chế và thường có tâm lý ngại tìm kiếm; số người trả lời chỉ tiếp cận và đọc tin tức trên báo điện tử chủ yếu rơi vào cán bộ công chức, viên chức, phóng viên, nhân dân lao động và các đối tượng thanh niên trẻ.

Nguyên nhân của một bộ phận công chúng chưa thường xuyên đọc báo Đảng là do: Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống báo mạng với khả truyền tải những thông tin nhanh nhạy, thuận tiện, dễ dàng; thông tin truyền tải thường có nội dung mang tính giải trí cao và thường đề cập mạnh

về những vấn đề bức xúc của xã hội, nên dễ dàng thu hút công chúng và khiến một lượng công chúng không có thói quen tìm kiếm, khai thác thông tin trên hệ thống báo Đảng địa phương; bên cạnh đó việc đọc và sử dụng báo, tạp chí của Đảng tại nhiều chi bộ, cơ quan, đơn vị chưa đi vào nền nếp, chưa trở thành nhu cầu thiết thực của cán bộ, đảng viên, quần chúng, do đó hiệu quả chưa cao.

Khảo sát về mức độ quan tâm của công chúng đối với các tác phẩm truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái, có biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 70 - 74)