Một số tiêu chí đánh giá hiệuquả truyền thông xóa đói giảm nghèo trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 46 - 51)

1 .Tính cấp thiết của Đề tài

1.2 .Vấn đề xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái

1.5 Một số tiêu chí đánh giá hiệuquả truyền thông xóa đói giảm nghèo trên

trên báo chí

1.5.1Tính khách quan, chân thật

Thông tin xóa đói giảm nghèo khi đến với công chúng (nhất là báo đảng) phải có tính chân thật, giúp công chúng nắm bắt được tính chính xác, tốc độ kịp thời thông tin về tình hình đói nghèo, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác XĐGN, qua đó cùng chia sẻ và góp sức vào công tác XĐGN.

Nếu tác phẩm truyền thông về XĐGN nói riêng và truyền thông báo chí nói chung không phản ánh đúng sự thật thì sẽ mang lại tác hại to lớn. Nó làm suy giảm, thậm chí mất niềm tin của công chúng, dần dần họ sẽ tìm đến các kênh thông tin khác, mà họ cảm thấy tin tưởng. Bởi thế trách nhiệm của người làm báo, cơ quan báo chí là phải thông tin trung thực, khách quan và đúng sự thật. Người làm báo phải luôn đề cao trách nhiệm xã hội, thông tin trung thực, khách quan và đúng sự thật, thông tin chân thực mới nhận được sự tin tưởng của công chúng.

Trong thời kỳ công nghệ số, sự cạnh tranh của các trang mạng xã hội và của chính các cơ quan báo chí với nhau thì người làm báo lại phải coi trọng trách nhiệm xã hội, chính thông tin chân thực mới mang lại uy tín cho báo chí. Bàn về sự chân thực của thông tin mới mang lại uy tín cho cơ quan báo chí, tổng biên tập tờ The Time, Paul Hayes cho rằng: “Khi bạn đánh mất lòng tin nơi độc giả, xem như mọi việc đã chấm dứt. Thương hiệu bạn gây dựng bấy lâu sẽ dàn tan biến. Chỉ cần độc giả nghĩ rằng họ không thể tin vào những gì họ đang đọc, thế là hợp đồng tín nhiệm hai bên đã bị phá vỡ” [19, tr. 174- 175].

Tiêu chí quan trọng thứ hai để đánh giá một tác phẩm XĐGN có chất lượng là tính thời sự và kịp thời. Tốc độ kịp thời thông tin về tình hình đói nghèo, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác XĐGN, các gương điển hình, các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo…có tác động trực tiếp đến công chúng, các đối tượng thụ hưởng hay sự giám sát của cơ quan quản lý. Mặt khác, thông tin báo chí đến với công chúng một cách nhanh chóng, đúng lúc và chính xác sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh thông tin, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.

Trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của nhóm tác giả Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã nhấn mạnh vấn đề này như sau: “Những tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc, đáp ứng nhu cầu của công chúng, và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó thì tác phẩm sẽ có giá trị hơn” [8, tr. 67]. Sự hấp dẫn của bài báo sẽ tạo hứng thú ở người đọc, làm cho họ chú ý đến thông tin nhiều hơn, gây xúc cảm và khơi dậy niềm mong muốn tìm đến nguồn gốc của nó. Vì vậy, nếu biết được nhu cầu của công chúng sẽ là điều kiện cần thiết để các nhà báo hoạt động nghiệp vụ thú vị hơn và có hiệu quả hơn, tạo nên những thông tin cần thiết, đáp ứng nhu cầu và lợi ích đông đảo của công chúng.

Một nguyên tắc của người làm báo hiện đại là phải tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng của công chúng vì công chúng giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của tờ báo. Công chúng sẽ quay lưng nếu những thông tin trên báo chí hoàn toàn xa lạ với nhu cầu của họ. Một trong những nguyên nhân làm nên thành công của các thương hiệu truyền thông nổi tiếng thế giới là hộ luôn biết “lắng nghe và thấu hiểu” công chúng của mình. Do đó, người làm báo phải thông tin về những gì công chúng cần chứ không phải thông tin những gì mà mình muốn.

Tiêu chí để đánh giá tác phẩm XĐGN trên báo chí có chất lượng về nội dung là phải có tính thời sự, có ý nghĩa và hợp thời, đáp ứng nhu cầu của công

chúng; đồng thời thông tin phải phản ánh đúng, trúng về các hoạt động trong công tác XĐGN ở địa phương và có tính khách quan, chân thật.

1.5.3 Tính độc đáo, hấp dẫn

Tính độc đáo, hấp dẫn của thông tin trên báo chí là một tiêu chí quan trọng để thu hút sự quan tâm của công chúng, các tác phẩm XĐGN trên báo chí muốn tác động tích cực đến công chúng cần chuyển tải thông tin một cách đa dạng với nhiều thể loại báo chí khác nhau và hình thức độc đáo. Nội dung thông tin về XĐGN vô cùng đa dạng và phong phú nên cần phải sử dụng nhiều thể loại báo chí khác nhau mới có thể đưa được các nội dung thông tin khác nhau đến với công chúng và thể hiện được thông điệp mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc.

Để phản ánh sinh động về công tác XĐGN cần tăng cường sử dụng các hình ảnh sinh động, thân thuộc với đời sống hiện tại. Bên cạnh đó, cần thiết kế, thể hiện tác phẩm theo hướng mới, tăng cường cách trình bày bài báo nhiều cửa (có thêm biểu đồ, bảng biểu, bản đồ, đồ thị…). Việc trình bày bài báo nhiều cửa, nhất là các bài viết có nhiều số liệu sẽ làm bài viết có được sự mới lạ thay vì cách trình bày truyền thống (chủ yếu là chữ viết và ít ảnh) dễ làm cho công chúng nhàm chán, cảm thất đơn điệu. Trình bày bài báo theo hướng nhiều cửa giúp thể hiện được nhiều thông tin, công chúng tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau và chủ động tiếp cận những thông tin mình yêu thích. Công chúng nhanh chóng tìm được những thông tin mình cần. Sự mới lạ, tiện lợi, thông tin phong phú, tránh được sự đơn điệu sẽ tạo nên sự hấp dẫn về mặt hình thức cho các tin bài đánh giá về công tác XĐGN.

Đối với báo điện tử thì nên tận dụng tối đa tính năng đa phương tiện, tương tác và liên kết, nhất là đối với báo điện tử thì có thể sử dụng cả video và audio bên cạnh ảnh và chữ viết để chuyển tải nội dung thông tin phản ánh thực tế về công tác XĐGN, trong đó có phản ánh trực tiếp nhiều chiều của cơ quan quản lý đến những đối tượng công chúng được thụ hưởng chính sách.

Tính độc đáo, hấp dẫn của báo chí thể hiện ở chỗ nội dung và hình thức tác phẩm đa dạng, hấp dẫn và tạo sự thu hút, quan tâm đối với công chúng. Ở mặt nội dung thì đòi hỏi thông tin phải nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo tính chính xác, đồng thời thông tin cần độc đáo. Ở mặt hình thức thì cần phải hấp dẫn, sử dụng nhiều thể loại báo chí khác nhau để chuyển tải được nhiều nội dung thông tin khác nhau, tìm tòi và trình bày theo nhiều cách thức khác nhau để thu hút công chúng.

Tóm lại, hiệu quả thông tin truyền thông về XĐGN trên báo chí được xem xét và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả tác động cuối cùng thể hiện qua một số tiêu chí, cụ thể:

Truyền thông về XĐGN trên báo chí giúp công chúng nắm bắt được tính chính xác, tốc độ kịp thời thông tin về tình hình đói nghèo, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác XĐGN, qua đó cùng chia sẻ và góp sức vào công tác XĐGN.

Tạo được sự hài lòng của công chúng đối với báo chí trong hoạt động thông tin về công tác XĐGN.

Hiệu quả của hoạt động thông tin về XĐGN phải thể hiện ở việc báo chí góp phần tác động tích cực tới các cơ quan quản lý trong việc ban hành các chính sách về xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Đồng thời, điều chỉnh giải pháp quản lý, giải pháp cho phù hợp thực tiễn.

Truyền thông về XĐGN trên báo chí góp phần chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn, động viên, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những khó khăn đó. Đồng thời, xóa bỏ ranh giới giàu - nghèo, nông thôn - thành thị - miền núi.

Truyền thông về XĐGN trên báo chí giúp các lãnh đạo cấp ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương thay đổi quyết sách trong việc thực hiện XĐGN tại cơ sở.

Tiểu kết chương 1

Hiện nay vấn đề XĐGN là một trong những chủ đề phản ánh chủ lực của báo chí, chính báo chí cũng là một bộ phận của mạng lưới XĐGN, nơi đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách của Đảng, quy định pháp luật Nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành về XĐGN cho các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn. Qua đó, phát hiện, tư vấn cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách về cả tầm chiến lược trở thành nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp, đóng góp quan trọng về vật chất, tinh thần cho lĩnh vực XĐGN tại các địa phương.

Tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Yên Bái là 02 tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, công tác XĐGN đang được tập trung triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống trính trị nhằm mục đích hoàn thành thắng lợi mục tiêu XĐGN tại địa phương. Để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu đó, cần tập trung đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần thiết phải có sự góp sức của truyền thông.

Trong chương này, luận văn đi sâu tìm hiểu về truyền thông, đói nghèo, XĐGN; truyền thông XĐGN trên báo chí những vai trò và tiêu chí đánh giá hiệu quả của truyền thông XĐGN trên báo chí. Kết quả nghiên cứu của chương này sẽ cho ta thấy được cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề truyền thông XĐGN trên báo chí, đồng thời tạo cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng truyền thông về XĐGN tại báo Bắc Kạn và Yên Bái để tìm ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Qua đó, đề xuất các giải nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về XĐGN trên hai báo khảo sát nói riêng và hệ thống báo Đảng nói chung.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN BÁO BẮC KẠN VÀ YÊN BÁI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 46 - 51)