Giới thiệu chung về hai cơ quan báo chí khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 51 - 58)

1 .Tính cấp thiết của Đề tài

1.2 .Vấn đề xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái

2.1 Giới thiệu chung về hai cơ quan báo chí khảo sát

2.1.1 Báo Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 03 cơ quan báo chí là: Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể và 16 đơn vị xuất bản bản tin, văn phòng đại diện Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và một số trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và doanh nghiệp.

Trong đó, Báo Bắc Kạn có trụ sở tại Số 27 Đường Hùng Vương, Thành phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn. Với chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn, đồng thời là cầu nối thông tin giữa Đảng, chính quyền với nhân dân địa phương, báo Bắc Kạn hoạt động theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Kạn. Báo Bắc Kạn có nhiệm vụ:

Thông tin, tuyên truyền về đường lối chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của đảng bộ, chính quyền địa phương; giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lối sống lành mạnh, truyền thống tốt đẹp, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tham gia phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Tham gia tổng kết thực tiễn, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, góp phần bổ sung, hoàn thiện

quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; đưa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Tổ chức tiếp nhận, xử lý, đăng tải thông tin kịp thời, chính xác; thực hiện là diễn đàn của nhân dân theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng đảng bộ và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh.

Chủ động đấu tranh kiên quyết, sắc bén với những âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực giám sát, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực, góp phần định hướng tư tưởng và dư luận xã hội.

Xây dựng cơ quan báo vững mạnh; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có lập trường, quan điểm vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp.

Hiện nay, báo Bắc Kạn được kiện toàn và tổ chức hoạt động theo Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo đảng và Quyết định số 145Da- QĐ/TU ngày 05/9/ 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn, gồm có: Ban biên tập (01 Tổng Biên tập, 02 Phó Tổng Biên tập) và 07 phòng chuyên môn (gồm: phòng Hành chính - trị sự; phòng Thư ký Toà soạn; phòng Kinh tế; phòng Văn hoá - xã hội; phòng Xây dựng Đảng - Nội chính; phòng Báo điện tử; phòng Bạn đọc - Tư liệu), với tổng biên chế hiện có là 31 người, trong đó phóng viên là 21 phóng viên phụ trách khai thác, viết tin bài tuyên truyền về 21 lĩnh vực khác nhau, như: Xây dựng Đảng, chính quyền; nội chính; nông nghiệp; lâm nghiệp; nông thôn mới; công nghiệp, thương mại, dịch vụ; tài nguyên - môi

trường, ngân hàng, tài chính, thuế, kế hoạch - đầu tư; Giao thông, xây dựng; doanh nghiệp; viễn thông, bưu điện, điện lực; y tế, dân số - gia đình và trẻ em; Giáo dục - Đào tạo; Văn hoá - Thể thao - Du lịch; Lao động - Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã hội; Dân tộc - tôn giáo; Đoàn thể chính trị - xã hội; Hội chính trị - xã hội; Hội xã hội - nghề nghiệp; ảnh, kỹ thuật viên phòng báo điện tử; Thông tin-truyền thông, Văn học-nghệ thuật; bạn đọc. Ngoài ra, hiện nay Báo Bắc Kạn cũng đang hợp tác với 30 cộng tác viên, trong đó 5 cộng tác viên thường xuyên tại đơn vị, 25 cộng tác viên khác tại các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và một số cộng tác viên trong, ngoài tỉnh gửi tin, bài, ảnh trực tiếp qua Email của cơ quan và phòng thư ký toà soạn.

Trong những năm qua, Báo Bắc Kạn đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Tờ báo đã có sự đổi mới về hình thức, nội dung, chất lượng thông tin tuyên truyền từng bước nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Cùng với đó hoạt động của phóng viên Báo Bắc Kạn có nhiều đổi mới. Các phòng phóng viên đã bám sát định hướng tuyên truyền, chủ động xây dựng kế hoạch cho từng số báo trong tuần, chất lượng bài viết từng bước được nâng cao. Bình quân mỗi phóng viên thực hiện đạt từ 25 tin, bài, ảnh/tháng trở lên, số lượng tin, bài, ảnh đáp ứng cho tờ báo xuất bản đúng định kỳ.

Trong hoạt động nghiệp vụ, các phòng chuyên môn của Báo Bắc Kạn luôn có sự trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, hỗ trợ thông tin, cùng phối hợp, tạo điều kiện cùng giúp nhau sáng tạo tác phẩm báo chí phục vụ tuyên truyền trên cả báo in và báo điện tử, góp phần nâng cao chất lượng nội dung thông tin trên tờ báo, đã có những bài báo dài kỳ, có chất lượng, có sự phân tích sâu sắc các vấn đề, sự việc sự kiện diễn ra trong đời sống hàng ngày mà dư luận xã hội đang quan tâm được xây dựng; nội dung số báo cuối tuần được đổi mới, các bài viết bám sát chủ đề trọng tâm của từng tuần, phản ánh sâu đậm về những nét đẹp, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Báo Bắc Kạn điện tử (baobackan.org.vn) chính thức hoà mạng toàn cầu vào ngày 17/12/2005. Báo Bắc Kạn điện tử cũng đã xây dựng được các chuyên đề, đưa thông tin, quảng bá được hình ảnh Bắc Kạn với cả nước và thế giới. Thực hiện các tin, bài video đang theo hướng chuyên nghiệp hơn. Cập nhật kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của địa phương. Là kênh thông tin đa chiều để độc giả tương tác kịp thời với tác giả và Toà soạn. Hiện nay, Báo Bắc Kạn điện tử đang dần chiếm ưu thế về lượng người truy cập, bình quân mỗi ngày có hơn 4.000 lượt độc giả truy cập.

Tờ báo in Bắc Kạn từng bước được đổi mới, cải tiến về hình thức bước đầu đáp ứng khá tốt nhu cầu của người đọc; nội dung thông tin bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của báo Đảng địa phương, bám sát các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh nhà. Báo Bắc Kạn được in 4 màu tất cả các số báo thời sự, giữ nguyên giá bán báo (1.200đồng/01tờ), hình thức trình bày tờ báo dần được cải thiện và hấp dẫn hơn đối với bạn đọc. Báo in Bắc Kạn hiện xuất bản ổn định 4 kỳ/tuần, mỗi tháng xuất bản thêm một tờ báo ảnh phục vụ đồng bào vùng cao, với tổng số lượng cả năm 192 kỳ, phát hành trên 80 vạn bản xuống các chi bộ, trưởng thôn. Bình quân 72 người dân Bắc Kạn có một tờ báo.

2.1.2 Báo Yên Bái

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 03 cơ quan báo chí là: Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Yên Bái và có 07 cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh. Trong đó, báo Yên Bái chính thức được thành lập vào năm 1962. Tuy nhiên, sau những thay đổi trong việc sát nhập và chia tách đơn vị hành chính giữa các tỉnh Yên Bái, Sơn La và Lào Cai, báo Yên Bái cũng có nhiều thay đổi về tổ chức cũng như tên gọi. Đến quý III năm 1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết

định chia lại một số tỉnh trong toàn quốc, sau một thời gian chuẩn bị đến ngày 1-10-1991 báo Yên Bái đã chính thức được tái lập.

Báo Yên Bái hiện có trụ sở đặt tại địa chỉ số 1024 đường Điện Biên - thành phố Yên Bái. Cũng giống như Báo Bắc Kạn, Báo Yên Bái là cơ quan cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái, là cầu nối thông tin giữa Đảng, chính quyền với nhân dân địa phương. Báo Yên Bái hoạt động theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được nhà nước quy định theo quy định pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, hiện báo Yên Bái có: 01 Ban Biên tập (01 Tổng Biên tập, 02 Phó Tổng biên tập) và 06 phòng chuyên môn (gồm: Phòng tòa soạn; phòng phóng viên kinh tế; phòng phóng viên văn xã, xây dựng đảng; phòng báo vùng cao nội chính; phòng báo điện tử; phòng hành chính - trị sự), với 60 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên khá hùng hậu, được đào tạo bài bản, nhiều cán bộ có từ 2-3 bằng đại học. Hiện báo Yên Bái có 3 loại hình báo chí là: Báo in, báo điện tử, truyền hình Internet và xuất bản 4 loại ấn phẩm, gồm: Báo Yên Bái hàng ngày 12 trang; báo Yên Bái vùng cao song ngữ Việt - Mông 20 trang, 2 kỳ/tháng; báo Yên Bái điện tử liên tục cập nhật trong ngày và truyền hình Internet cập nhật hàng ngày.

Thời gian qua, báo Yên Bái đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, tuyên truyền kịp thời các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng tới nhân dân các dân tộc trong tỉnh và phổ biến các văn bản chỉ đạo, điều hành của trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành trong tỉnh làm việc tại cơ sở; tuyên truyền việc thực

hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh tại các địa phương, sở, ban, ngành, đoàn thể xã hội trong tỉnh; tuyên truyền các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, của tỉnh cũng như các ban, ngành.

Với 4 ấn phẩm và 3 loại hình báo chí hiện có, báo Yên Bái đã xác định được các chủ đề tuyên truyền trọng tâm và dần đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên trên các ấn phẩm theo hướng đa dạng, phong phú và đồng đều đối với các ngành khối, lĩnh vực. Các ấn phẩm được sắp xếp phù hợp với từng chủ đề, mở mới một số chuyên mục đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, tăng tính tương tác giữa người đọc và tòa soạn. Công tác biên tập, biên dịch được chú trọng đầu tư tìm tòi cải tiến từng bước phù hợp với tâm lý bạn đọc.

Trên các ấn phẩm báo chí, các phòng chuyên môn bám sát định hướng và các chủ đề tuyên truyền trọng tâm chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, xuất bản hàng tuần, tháng, quý, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thông tin về những vấn đề thời sự phát sinh trong tỉnh, trong nước, quốc tế và có những phân tích, nhận định, đánh giá gợi mở, hướng luận giúp độc giả hiểu rõ hơn các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm theo dõi.

Giao diện báo Yên Bái điện tử được cải tiến, khắc phục một số bất cập như chuyển bài của chuyên mục không định kỳ hết đợt tuyên truyền vào các chuyên mục định kỳ tránh mất bài, giới thiệu chồng mờ bài nổi bật và xóa hình thừa dưới chân ảnh nổi bật, sắp xếp lại thứ tự các chuyên mục cho phù hợp, giới thiệu tin, bài đăng mới trong tỉnh (chữ "new"), sửa máy đọc; báo thời sự đổi mới bằng việc đổi phông chữ, cải tiến chữ tít và trình bày báo nâng cao chất lượng, thu hút bạn đọc; báo vùng cao mở trang thông chuyên đề, trang chuyên ảnh, sử dụng ảnh in tràn trang, lựa chọn các nội dung biên dịch linh hoạt... chuyển tải đậm nét chủ đề chọn tuyên truyền.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, chính quyền các cấp, trong những năm qua báo Yên Bái đã đề cập khá nhiều về vấn đề tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch sản xuất. Ngoài ra, báo Yên Bái cũng tập trung phản ánh và giới thiệu những biện pháp bước đầu của một số doanh nghiệp vượt lên khó khăn, tìm ra được hướng đi mới về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời nêu các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh về vốn, lãi suất ngân hàng. Báo Yên Bái cũng phản ánh khá nhiều tin bài về xây dựng, giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông nông thôn nhà nước và nhân dân cùng làm vv... Tuyên truyền khá tốt về chủ trương chống suy giảm kinh tế của tỉnh, nêu lên trách nhiệm của mỗi cấp, ngành. Báo đề cập nhiều giải pháp nhằm tăng thu ngân sách, huy động vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả: Vay vốn cho hộ nghèo, vốn các dự án giảm nghèo, vốn kích cầu cho doanh nghiệp v.v... Tập trung tuyên truyền trên nhiều kỳ báo về đấu tranh phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, vấn đề xây dựng các mô hình làng văn hoá, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, dân số - kế hoạch hoá gia đình, xoá đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề. Vấn đề thực hiện quy chế dân chủ, củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, các hoạt động từ thiện, giữ gìn an ninh trật tự bản làng, khối phố.

Các nội dung tuyên truyền luôn được Ban biên tập báo Yên Bái xác định rõ và phân công cụ thể đối với các phòng chuyên môn và đội ngũ cán bộ CCVC trong cơ quan. Ngôn ngữ tuyên truyền trong các tác phẩm báo chí đều đảm bảo yêu cầu: ngắn gọn, giản dị, rõ ràng, sinh động và hấp dẫn, phù hợp với quảng đại quần chúng nhân dân, để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và làm theo.

Về công tác xuất bản, hàng năm Báo Yên Bái duy trì tốt số lượng phát hành của các ấn phẩm, cụ thể: Báo Yên Bái thời sự hàng ngày từ 7.500 -

8.000 tờ/ 1 kỳ báo; Báo Yên Bái vùng cao 3.000 tờ/ 1 kỳ báo; Báo Yên Bái điện tử duy trì số lượng truy cập 3.000 lượt/ ngày và cập nhật từ 150 - 200 tin, bài, ảnh/ ngày; Truyền hình Internet thực hiện từ 70 - 90 tác phẩm/ tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên Bái (Trang 51 - 58)