nghiê ̣p( 2001- 2005)
Phát triển công nghiệp là quá trình phát triển của phân công lao động gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế hàng hóa, với sự hình thành và phát triển của thị trường trong nước và quốc tế. Đó là quá trình phát triển các ngành công nghiệp riêng biệt nhằm từng bước điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, trong đó công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao, hướng tới xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp theo các tiêu chí tương ứng. Vì vậy, trước năm 2001, Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nước công nghiệp đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng khẳng định.
“Từ nay tới năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Lực lượng sản xuất lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hóa cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay”[20, tr. 19].
Chủ trương về phát triển công nghiệp được Đại hội VIII của Đảng xác định:
Phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành chế biến lương thực- thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thủy, luyện kim, hóa chất), tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng độc lập tự chủ về kinh tế và quốc phòng [20, tr. 88].
Kế thừa quan điểm của Đại hội VIII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005 và những năm tiếp theo là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [22, tr. 24]. Từ chủ trương đó, Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001-2005: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xóa đói giảm nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội...” [22, tr. 261].
Về phương hướng phát triển công nghiệp, Đại hội toàn quốc lần thứ IX
của Đảng xác định:
- “Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ
cao...Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng” [22, tr. 93]. Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hóa.
- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng...
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội.
- Phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết, kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng. Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở.
- Phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành, nghề đa dạng. Đổi mới, nâng cấp công nghệ trong các cơ sở hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động. Phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đảm bảo hài hoà về lợi ích. Tăng tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp gia công, lắp ráp. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, bảo vệ môi trường [22, tr. 174].
Để hiện thực hóa những phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn (2001 – 2005), Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng còn chỉ ra những giải pháp cụ thể phát triển công nghiệp:
Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp.
Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Xây dựng có lựa chọn, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất: dầu khí, luyện kim (thép, alumin, nhôm, kim loại quý hiếm...), cơ khí, điện tử, hóa chất cơ bản...
Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp phát triển với khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy CNH, HĐH đất nước.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; trước hết, tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp.
1.2.2 Đả ng bộ tỉnh Hải Dương vận dụng chủ trương của Đảng đề ra
chủ trương phát triển Công nghiệp ở Hải Dương
Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp, chủ trương phát triển công nghiệp trong giai
đoạn 2001 – 2005 được Đảng bộ tỉnh Hải Dương xác định rõ tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII tháng 12 năm 2000, tập trung trên các nội dung chủ yếu sau:
Quan điểm về phát triển công nghiệp:
Tập trung khai thác năng lực sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có, thực hành tiết kiệm, tăng tích lũy nội bộ và tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn. Dựa trên thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, ngành nghề truyền thống của tỉnh để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sành sứ, thủy tinh, cơ khí. Tích cực phát triển công nghiệp may, giầy, thêu và sản xuất hàng tiêu dùng khác để tận dụng nguồn lao động dồi dào của tỉnh. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mốt để giữ vững và mở rộng thị trường.
Về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp Mục tiêu:
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 13 – 14% / năm. Trong đó công nghiệp Trung ương tăng 9,7% - 10% năm. Quốc doanh địa phương tăng 10,4%, ngoài quốc doanh tăng 12,3%, đến năm 2005 đạt giá trị sản xuất công nghiệp trên điạ bàn 7.780 tỷ đồng (theo giá năm 1994). Trong đó công nghiệp Trung ương 4.330 tỷ đồng, công nghiệp địa phương 1.650 tỷ đồng (quốc doanh địa phương 510 tỷ đồng, ngoài quốc doanh 1.140 tỷ đồng), công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.800 tỷ đồng.
- Từng bước nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh: từ 35,4% nông, lâm nghiệp, 37,3% công nghiệp, xây dựng, 27,2% dịch vụ. Năm 2000, đưa lên 30% - 40% - 30% năm 2005.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân từ 12% đến 15%/năm, năm 2005 đạt 55 triệu USD.
- Tăng nguồn thu và nâng dần tỷ trọng nguồn thu từ công nghiệp lên 60 – 70% tổng thu ngân sách của tỉnh.
- Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp về số lượng và với cơ cấu hợp lý: + Mỗi năm thu hút thêm 0,6 đến 1,0 vạn lao động xã hội vào sản xuất công nghiệp (tăng khoảng 10%/năm) nâng tỷ trọng lao động công nghiệp trong tổng lao động xã hội đến năm 2005 đạt 15%.
+ Từng bước nâng cao chất lượng, trẻ hóa đội ngũ lao động trong công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2005 có 80% lao động công nghiệp được đào tạo và đào tạo lại, trong đó có 10 đến 15% lao động đạt chất lượng cao.
Nhiệm vụ:
- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và đồ uống để tiêu thụ ngày một nhiều hơn sản phẩm cho nông dân. Có chính sách gắn đầu tư công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu. Có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ra ngoài nước và đầu tư trong lĩnh vực này.
- Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ về vốn đào tạo, tư vấn kỹ thuật…để mở rộng hoạt động ngành nghề, làng nghề truyền thống như chạm khắc gỗ, thêu ren, gốm, sứ, sản xuất bánh kẹo…và tạo nghề mới để tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, nhất là lao động trẻ chưa có việc làm và lao động nông nhàn.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ gia đình phát triển cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tại các xã, thị trấn, thị tứ để sản xuất, sửa chữa máy công tác nhỏ, thiết bị sơ chế nông sản và phương tiện vận chuyển…Phấn đấu đến năm 2005 tỷ lệ cơ giới hóa làm đất 60 – 70%, tưới chủ động, tiêu ổn định 85 – 95% diện tích, vận chuyển cơ giới trong nông thôn 70%.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư để hình thành các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt tại thành phố Hải Dương và các huyện Nam Sách, Kim Thành, Kim Môn, Chí Linh, Cẩm Giàng và các thị trấn, huyện lỵ. Phối hợp giữa công nghiệp địa phương với công nghiệp trung ương. Tăng cường các hoạt động quản lý và thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch, pháp luật của nhà nước, nghiêm cấm khai thác tự do gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Về các giải pháp phát triển công nghiệp
Giải pháp thị trường:
Đảng bộ tỉnh Hải Dương chủ trương sử dụng phương châm của chính sách thị trường là mềm dẻo, đa phương và đa dạng. Quan tâm đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác thế mạnh sẵn có của tỉnh, đồng thời coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường tại chỗ của tỉnh và sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Khai thông thị trường tiêu thụ trong vùng kinh tế Bắc Bộ và vươn ra cả nước, tiến tới hội nhập khu vực và trên thế giới. Do đó, cần phải đầu tư tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Hải Dương trên các thị trường, nhất là các sản phẩm thế mạnh của tỉnh: xi măng, sét trắng, da, đồ sứ dân dụng, máy bơm nước, hàng may, giầy, hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu.
Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo thị trường cho các doanh nghiệp. Tổ chức các dịch vụ tư vấn, tiếp thị để giúp các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư, doanh nhân trong tỉnh tiếp cận, thăm quan, khảo sát tìm đối tác, khai thác thị trường ở nước ngoài để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng hóa, chống và xử lý nghiêm các vi phạm sản xuất, lưu thông hàng giá, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.
Có giải pháp kích cầu với hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh nhất là các sản phẩm xi măng địa phương, gạch các loại, các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu thông tin về thị trường
Giải pháp về vốn cho pháp triển công nghiệp.
Trên cơ sở tích lũy và huy động tối đa nguồn vốn nội tỉnh, vốn trong nước để phát triển, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi, hấp dẫn để thu hút vốn dầu tư trực tiếp của Trung ương, vốn đầu tư của nước ngoài với nhiều hình thức thích hợp.
Để đạt mục tiêu phát triển công nghiệp (2001 – 2005) như đã đề ra thì nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp là rất lớn. Dự kiến có rất nhiều hình thức huy động vốn như: huy động trong nhân dân tự bỏ vốn; tích tụ vốn trong các doanh nghiệp nhà nước bằng khấu hao cơ bản và lợi nhuận; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho phát triển công ngiệp nông thôn; vốn đầu tư trực tiếp của các ngành ở Trung ương trên địa bàn tỉnh; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài…
Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức huy động trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu để phát triển công nghiệp điện, nước, xử lý thông tin, xử lý chất thải, hỗ trợ công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển.
Tỉnh có chính sách cụ thể để khuyến khích tạo điều kiện cho cá nhân, các doanh nghiệp nhất là dân doanh đầu tư vay vốn cho sản xuất công nghiệp.
Tạo lập quỹ hỗ trợ phát triển công nghiệp bằng các nguồn vốn ngân sách, đóng góp của các doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức quốc tế. Giải quyết việc bảo lãnh vay vốn cho các cơ sở cá nhân có dự án đầu tư tính khả thi cao, dự án nằm trong lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh.
Hàng năm tỉnh giành tỷ lệ thích hợp từ ngân sách hoặc có thể từ quỹ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lập quỹ khuyến công và giao cho sở Công nghiệp và sở Tài chính có kế hoạch sử dụng vào các công việc đào tạo
nguồn nhân lực, truyền nghề, nhân cấy nghề để phát triển nhiều làng nghề mới; phục vụ cho tham quan, học tập; hỗ trợ các cá nhân, đơn vị áp dụng công nghệ mới, sản xuất hàng mới, thưởng cho những cá nhân, đơn vị sản xuất ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm chiếm lĩnh thị trường, thu hút nhiều lao động vào làm việc, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Muốn phát triển công nghiệp chế biến phải đồng thời quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Cần có chính sách làm cho người dân yên tâm sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp. Tỉnh và các doanh nghiệp công nghiệp chế biến cần giúp người dân đầu tư ban đầu cho sản xuất nguyên liệu, đồng thời cần có chính sách thu mua nguyên liệu tốt, mua trực tiếp, không phiền hà cho người bán.
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giống cây con có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với công nghiệp chế biến.
Giao cho sở Công nghiệp chủ trì với sự phối hợp của các sở kế hoạch – đầu tư, Khoa học – công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thương