Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 60 - 82)

Quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển công nghiệp, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV (2006) đã xác định những chủ trương phát triển công nghiệp trên các nội dung cơ bản:

Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về đẩy mạnh phát triển công

nghiệp (2006 – 2010).

„Đoàn kết, đổi mới, tận dụng mọi thời cơ và chủ động tạo ra cơ hội mới, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015‟ [47, tr. 38-39].

Về phương hướng phát triển công nghiệp ở Hải Dương trong những năm 2006 – 2010 được Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Tỉnh xác định như sau:

Ưu tiên phát triển mạnh công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp phụ trợ. Phát triển mạnh công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ năm 2006 đến năm 2020

Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp có lợi thế như xi – măng, chế biến nông sản thực phẩm, bánh kẹo, bia, thức ăn chăn nuôi, may mặc, giầy dép…

Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm: dưa chuột, cà rốt, hành, ớt, tỏi, vải quả, lợn, sữa, gia cầm, cá, tôm tại các huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng, Thanh Hà, Nam Sách, Tứ Kỳ, Ninh

Giang…tạo điều kiện cung cấp phần lớn nguyên liệu có chất lượng tốt cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

Duy trì tốc độ phát triển công nghiệp ở mức cao, mở rộng quy mô, tăng cường năng lực sản xuất mới. Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp dân doanh; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; khuyến khích hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề; củng cố và nâng cao hiệu quả khu vực công nghiệp nhà nước. Phát triển công nghiệp theo hướng đổi mới thiết bị công nghệ, từng bước hiện đại hóa các cơ sở sản xuất, chú ý giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường, gắn với các vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo công nghiệp phát triển bền vững. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH để đưa tỉnh Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động vào các vùng nông thôn, đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều qui mô, trình độ khác nhau, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

Tiếp tục đổi mới môi trường đầu tư để thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp; đặc biệt là cơ chế, chính sách ưu đãi, cải cách thủ tục hành chính, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp [5, tr. 45].

Từ phương hướng chung về phát triển công nghiệp (2006 - 2010), Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển công nghiệp là:

Phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.920 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm; trong đó công nghiệp nhà nước 10.150 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,1%, tăng 10,8%/năm; công nghiệp dân doanh 5.350 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,5%, tăng 22,5%/năm; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 13.420 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,4%, tăng 29,9%/năm. Tỷ trong Công nghiệp, Xây dựng chiếm 48% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, trong đó công nghiệp chiếm 42%.

Quy hoạch tổng thể phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Rà soát và phê duyệt các cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết để khai thác thực hiện, quy hoạch phát triển thêm một số cụm công nghiệp mới, nhất là các cụm công nghiệp gắn với làng nghề. Đến năm 2010, toàn tỉnh có khoảng 40 – 50 cụm công nghiệp, tạo cho công nghiệp nông thôn, làng nghề có mặt bằng sản xuất thuận lợi. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án sản xuất vào cụm công nghiệp đạt từ 70 – 80% diện tích. Phân cấp quản lý cụm công nghiệp, ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp.

Thu hút mạnh các cơ sở sản xuất công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp của khu, cụm công nghiệp đạt trên 12.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,2% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Đến năm 2010, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có công nghệ cao nằm trong các khu, cụm công nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010 đạt trên 300 triệu USD, bình quân mỗi năm tăng 26%/năm, chiếm 85 – 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Từng bước xóa làng, xã “trắng” nghề; hàng năm mỗi huyện du nhập mới từ 3 – 5 làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 2010 có 70 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ các làng đã được công nhận đạt danh hiệu làng nghề tiểu thủ công

nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng: đường, điện, cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường để trở thành điểm nông thôn mới.

Thu hút thêm mỗi năm 2 vạn lao động vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, trong đó chủ yếu là lao động nông thôn. Đến năm 2010 có 90% lao động công nghiệp được đào tạo và đào tạo lại, trong đó 20 – 25% lao động chất lượng cao.

Rà soát lại quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và các năm tiếp theo. Hoàn thiện quy chế hoạt động của Khu công nghiệp Tầu thủy, mở rộng Khu công nghiệp Đại An, Nam Sách, đầu tư xây mới khu công nghiệp Cộng Hòa (Chí Linh), Quốc Tuấn (Nam Sách) và các khu công nghiệp khác ở những vị trí phù hợp. Đến năm 2010 có 10 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, kêu gọi các dự án thuê đất trong các khu công nghiệp.

Về một số giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp Hải Dương (2006 – 2010), Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Hải Dương xác định một số nhóm giải pháp cơ bản sau:

Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển nhanh công nghiệp của tỉnh.

Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất. Nghiên cứu chính sách ưu đãi đối với những ngành đầu tư công nghệ sạch, sản phẩm có công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn như: cơ khí, điện tử, điện lạnh, viễn thông. Ban hành cơ chế quản lý các cụm công nghiệp. Kiên quyết đẩy mạnh cải cách hành chính ở tất cả các cấp, các ngành, khắc phục những rào cản vô hình để thu hút đầu tư, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án thuê đất, giải quyết những khó khăn vướng mắc của các dự án đã được chấp thuận đầu tư để nhanh chóng đi vào sản xuất.

Khuyến khích và hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các nghệ nhân đầu tư vốn, công nghệ, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập nghề mới vào nông thôn. Đa dạng hóa sở hữu và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp trong làng nghề, phát triển nhanh sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các hộ gia đình; ban hành kịp thời chính sách hỗ trợ và đào tạo nghề cho nông dân những vùng giành đất cho phát triển công nghiệp.

Tăng cường củng cố hoạt động khuyến công, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công có hiệu quả để phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp. Rà soát lại quy hoạch, bổ sung xây dựng mới quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh và quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cho 12 huyện, thành phố.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, xây dựng khu chung cư liền kề các khu công nghiệp. Có cơ chế thúc đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, các vùng trọng điểm phát triển công nghiệp nhưng hạ tầng còn khó khăn.

Tạo mọi điều kiện để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Có chính sách huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp trung ương đầu tư vào tỉnh, tích tụ vốn trong các doanh nghiệp địa phương và nguồn vốn trong nhân dân.

Hàng năm bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ 4 -5 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, đến năm 2010 hoàn thiện việc hỗ trợ các làng nghề đã được tỉnh công nhận.. Mỗi năm dành khoảng 500 triệu đồng khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp cho mỗi huyện để du nhập và xây dựng phát triển làng nghề mới.

Tổng số vốn đầu tư phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 20 – 25 ngàn tỷ đồng; trong đó đầu tư của khu công nghiệp trung ương 5.000 – 6.000 tỷ đồng, công nghiệp dân doanh 5.000 – 6.000 tỷ đồng, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 12.000 tỷ đồng.

Nhóm giải pháp về phát triển mạnh các ngành dịch vụ đáp ứng yêu

cầu phát triển công nghiệp.

Tăng cường xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, duy trì những thị trường ổn định như EU, tìm kiếm mở rộng thị trường mới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Phi. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp Hải Dương đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.

Phát triển các ngành phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp như dịch vụ vận tải, bưu chính – viễn thông, sửa chữa cơ khí, sản xuất nguyên phụ liệu cho công nghiệp may, giầy…nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất xi – măng, quy hoạch vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản, thực phẩm.

Nhóm giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất công nghiệp.

Đổi mới, nâng cao công nghệ sản xuất, kiểm soát chuyển giao công nghệ chặt chẽ, lựa chọn công nghệ tiên tiến, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị thế hệ mới, hiện đại.

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trong đó có xác lập quyền sở hữu trong nước và quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài, có chiến lược xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Chủ động triển khai đồng bộ, mạnh mẽ lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh đến doanh nghiệp. Hàng năm giành 30% kinh phí phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới quy trình công nghệ; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

Nhóm giải pháp về bảo đảm môi trường cho công nghiệp phát triển

bền vững.

Thực hiện tốt việc lựa chọn, chấp thuận các dự án đầu tư có đủ các điều kiện cần thiết về sản xuất, môi trường, chế độ người lao động, …Các dự án đầu tư phải có văn bản xác nhận đủ tiêu chuẩn môi trường hoặc có đánh giá tác động môi trường, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về môi trường ISO 14.000. Các doanh nghiệp phải có biện pháp bảo vệ môi trường hoặc đầu tư trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, kiên quyết cho dừng sản xuất đối với các cơ sở ô nhiễm vượt quá mức độ cho phép. Áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xử lý môi trường trong sản xuất công nghiệp.

Phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

2.2.3 Đả ng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo phát triển công nghiệp (2006

– 2010).

2.2.3.1. Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng để

phát triển công nghiệp.

Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp, là điều kiện, tiền đề để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm xây dựng các khu, cụm công nghiệp hiện đại, góp phần nâng tỉ trọng của công nghiệp trong GDP của tỉnh. Hạ tầng kinh tế - xã hội càng phát triển, càng tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực sau:

Đảng bộ tỉnh Hải Dương nêu rõ: phải cải tạo, nâng cấp các tuyến Quốc lộ qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn từ cấp I đến cấp III; nâng cấp 30 km đường tỉnh 17A cũ thành Quốc lộ 37, nâng cấp 117 km đường huyện lên đường tỉnh, 160 km đường xã lên huyện. Triển khai xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đoạn qua địa bàn tỉnh dài 40km). Các tuyến đường tỉnh được đầu tư nâng cấp cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp IV, kết cấu mặt đường nhựa bê tông xi măng đạt 99%. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng một số tuyến mới như: đường vành đai phía Đông, phía Tây thành phố Hải Dương, đường nối thành phố Hải Dương với các huyện phía Nam (Gia Lộc, Thanh Miện); cải tạo, nâng cấp và làm mới 319 km đường, 37 cây cầu với chiều dài 5,538 km. Nâng cấp tuyến đường sắt Lim – Phả Lại (thuộc tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân).

Sở Công nghiệp đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Phú Thái, Cộng Hòa, Lai Vu, Kenmark (phía Bắc Quốc lộ 5A). Bố trí kịp thời nguồn vốn ngân sách đầu tư hoàn thiện các hạng mục công trình ngoài hàng rào KCN như: hệ thống đường gom, hệ thống cấp nước, thoát nước, điện, thông tin liên lạc. Lập và phê duyệt quy hoạch 32 cụm công nghiệp, trong đó có 5 cụm công nghiệp đang được triển khai xây dựng hạ tầng [5].

Đầu tư xây dựng hạ tầng điện, thông tin liên lạc và cấp, thoát nước:

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Sở Điện lực xây dựng mới trạm 220KV Hải Dương I (Đức Chính, Cẩm Giàng), triển khai đầu tư trạm 220KV Hải Dương II tại Kinh Môn. Triển khai xây dựng các trạm 110KV Đại An, Nhị Chiểu; nâng cấp công suất các trạm Phả Lại, Chí Linh; chuẩn bị đầu tư các trạm 110 KV còn lại trong quy hoạch. Xây dựng gần 300 trạm biến áp phân phối 35 – 22/0,4 KV, xây dựng mới 102 km đường dây 110 – 120 KV cung cấp điện cho các trạm và tạo mạch vòng cấp

điện ổn định. Sở cũng đang xem xét bổ sung quy hoạch điện để đầu tư trạm 110 KV của tập đoàn thép Hòa Phát, nhà máy điện chạy than 1.200 MVA tại Phúc Thành (Kinh Môn). Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng và cải tạo 742

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 60 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)