Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp (2006 – 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 58 - 60)

nghiệp (2006 – 2010)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) tiếp tục bổ sung các chủ trương về phát triển công nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng trong giai đoạn này tập trung vào các nội dung chủ yếu:

Về quan điểm phát triển

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. [24, tr. 76].

Về phương hướng mục tiêu phát triển, Đại hội X của Đảng xác định:

“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”[24, tr. 186].

Đại hội X của Đảng cũng nêu rõ: “Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông

nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ - điện tử; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Chỉ tiêu đề ra cho phát triển công nghiệp và xây dựng 5 năm tới có tốc độ tăng giá trị tăng thêm là 10-10,2%/năm” [24, tr. 185].

Về giải pháp phát triển công nghiệp (2006 – 2010), Đảng chủ trương

Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; “ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia”[24, tr. 91].

Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút những chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt

ưu tiên “phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng lượng”[24, tr. 92].

Nâng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến. “Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường”[24, tr. 197].

Việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng chủ yếu là dựa vào nguồn lực của các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như: lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bôxít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo.

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. “Chuyển các cơ sở công nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào các khu công nghiệp tập trung hoặc các vùng ít dân cư”[24, tr. 198].

Tăng cường hợp tác liên kết, đưa ngành công nghiệp và xây dựng Việt Nam hội nhập vào khu vực và quốc tế, trước hết thông qua việc thu hút mạnh đầu tư và công nghệ nguồn của các công ty đa quốc gia tham gia phát triển

công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)