Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 82 - 86)

3.1.1.1. Thành tựu

Trong quá trình phát triển công nghiệp (2001-2010), tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Trong những năm 2001-2005: Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm

2005 đạt 11.644 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng (2001 – 2005) đạt 22,3%, cao hơn 9% so với mục tiêu đề ra là 13,2%.

Cơ cấu các thành phần kinh tế trong công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp có vốn nhà nước, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng công nghiệp Nhà nước- Ngoài nhà nước- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 là 52,1%- 16,7%- 31,2% (năm 2000 là 73,6%- 15,0%- 11,4%)

Cơ cấu các ngành công nghiệp chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp vật liệu xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2005 là 29,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành; công nghiệp sản xuất cơ khí điện tử và gia công kim loại chiếm 21,23%; công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm chiếm trên 12%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 đều cao hơn so với mục tiêu đề ra.

Các dự án đầu tư phát triển đã tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng: cơ khí, điện tử; chế biến nông – lâm sản; sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng; công nghiệp hóa chất; sản xuất hàng tiêu dùng…Đặc biệt giai đoạn 2001 –

2005 lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã được khơi dậy và phát triển đóng góp chung cho sự phát triển công nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh.

Tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp của tỉnh trong 5 năm đạt 12 ngàn tỷ đồng. Trong đó, đầu tư cho sản xuất công nghiệp là 11.142 tỷ, chiếm 90%. Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp được huy động từ công nghiệp nhà nước là 44,7%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 36,6%; khu vực công nghiệp dân doanh quy mô đầu tư vẫn còn hạn chế, chiếm 17,8%.

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 3.631 tỷ đồng (năm 2000 đạt 484 tỷ đồng); tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001- 2005 là 49,6%/năm (mục tiêu 23%/năm).

Một số ngành, một số sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh được đầu tư phát triển và đạt quy mô sản phẩm tương đối khá, bước dầu chiếm lĩnh và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngành công nghiệp đóng góp vào ngân sách tỉnh ngày một tăng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp bằng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Mỗi năm thu hút, tạo việc làm việc làm mới cho hàng vạn lao động.

Trong những năm 2006-2010, cơ cấu các thành phần kinh tế trong công

nghiệp đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước- ngoài nhà nước- có vốn đầu tư nước ngoài là 52,1%- 16,7%- 31,2%. Năm 2010, tỷ trọng tương ứng là 32,38%- 23,06%- 44,56%.

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 22.183 tỷ đồng ; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 13,76%/năm, quy mô sản xuất công nghiệp năm 2010 gấp hai lần so với năm 2005. Công

nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt bình quân 13,9%/năm. Các ngành công nghiệp công nghệ cao và có lợi thế cạnh tranh tăng trưởng cao, bình quân 15,2%/năm: trong đó công nghiệp cơ khí, điện tử tăng 2 lần, sản lượng xi măng tăng hơn 2 lần, thức ăn chăn nuôi tăng 2,7 lần so với năm 2005. Duy trì và mở rộng sản xuất công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,9%/năm. Toàn tỉnh có 18 KCN, 34 cụm công nghiệp, trong đó nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn.

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 9.884 tỷ đồng (năm 2005 đạt 3.631 tỷ đồng); tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 22,17%/năm.

Góp phần vào những thành công chung của ngành Công nghiệp tỉnh Hải Dương là sự nỗ lực trong quản lý với các giải pháp điều hành cụ thể của Sở Công nghiệp Hải Dương. Thời gian qua, Sở Công nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh trong quản lý nhà nước, thực hiện một bước cải cách thủ tục hành chính, thực hiện mô hình một cửa trong các lĩnh vực cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp… Sở đã có sự phối hợp với các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách về quản lý công nghiệp của Nhà nước, của Bộ Công nghiệp tới các thành phần kinh tế trong Tỉnh và đề xuất với Tỉnh, Nhà nước một số chính sách, giải pháp, nhằm tháo gỡ, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất CN-TTCN nhất là công nghiệp nông thôn, các làng nghề. Đã thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời các yêu cầu của cơ sở theo chức năng được giao, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến…

* Nguyên nhân của thành tựu:

Những thành tựu đạt được trong những năm 2001 – 2005 là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, Đảng bộ tỉnh luôn nắm chắc xu thế phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước và thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh. Sớm đánh giá đúng những tiềm năng về lao động, tài nguyên khoáng sản, khí hậu và lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp của tỉnh. Chủ động lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển công nghiệp ở địa phương từ rất sớm. Đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng các thành phần kinh tế và nhân dân địa phương.

Hai là, Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở đã

quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, quan điểm đổi mới của Đảng, tận dụng thời cơ, nắm vững quan điểm phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng đảng là then chốt, phát triển kinh tế toàn diện trên mọi mặt đời sống ở cả thành thị và nông thôn, thực hiện tiến bộ với công bằng xã hội.

Ba là, Trong quá trình tổ chức chỉ đạo, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh

đã luôn tranh thủ được sự giúp đỡ của Trung ương, các bộ, ngành có liên quan để chủ động triển khai nhiều giải pháp có hiệu qủa, phát huy thế mạnh của địa phương, xác định phương hướng và giải pháp phù hợp phát triển công nghiệp từng vùng, từng ngành, chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh.

Bốn là, Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân

dân được các cấp, các ngành quán triệt và tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân, hợp với xu thế và nguyện vọng của lòng dân. Do vậy, đã tập hợp được sức mạnh của nhân dân và động viên được mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh hưởng ứng tích cực, đưa Nghị quyết của Đảng đi vào sản xuất và

hoạt động đời sống kinh tế - xã hội, tạo sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển công nghiệp trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)