Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 (Trang 27)

1.2.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đảng cộng sản

C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ xã hội TBCN, xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, trở thành giai cấp cho mình, giai cấp công nhân mỗi nước phải xây dựng được một chính ĐCS.

Lúc sinh thời C.Mác và Ph.Ăngghen chưa chứng kiến bất kỳ cuộc cách mạng vô sản nào giành thắng lợi. Công xã Pairi (1871) là cuộc thử nghiệm giành chính quyền của giai cấp vô sản Pháp nhưng khi đó ĐCS Pháp còn chưa ra đời. Dù thiếu cơ sở thực tiễn nhưng với bộ óc thiên tài của những nhà tư tưởng vĩ đại, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh, chừng nào giai cấp công nhân chưa thành lập được chính đảng của mình thì chừng đó giai cấp công nhân chưa thể trở thành “tự giác” và chưa thể hành động với tư cách là một giai cấp được. “Giai cấp công nhân chỉ có thể hành động với tính cách giai cấp khi được tổ chức lại thành một chính đảng độc lập đối lập với tất cả các đảng phái cũ do giai cấp hữu sản lập ra; sự tổ chức ấy của giai cấp công

nhân thành chính đảng là cần thiết để đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã hội và đạt

tới mục tiêu cuối cùng của nó là xóa bỏ giai cấp” [114; tr.558] .

Đến thời kỳ của V.I. Lênin, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong một

loạt tác phẩm: Làm gì?; Một bước tiến, hai bước lùi; Hai sách lược của Đảng dân

chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ,... một mặt Lênin tỏ rõ thái độ không khoan

nhượng trước “Chủ nghĩa kinh tế”, mặt khác luận chứng về vai trò “không thể có một lý luận nào ngoài chủ nghĩa Mác cả” đối với đảng cách mạng và đối với phong trào cách mạng. Người viết: “không thể có một đảng XHCN vững mạnh, nếu không có lý luận cách mạng để đoàn kết những người XHCN lại, để họ rút ra từ trong lý luận đó tất cả những tín điều của họ và đem áp dụng những tín điều đó vào những phương pháp tranh đấu và phương pháp hành động của họ” [106; tr.222]. Lênin

khẳng định, nhiệm vụ của phong trào dân chủ - xã hội Nga là “tổ chức một đảng công nhân cách mạng Nga nhằm mục tiêu trước mắt lật đổ chuyên chế và giành tự do chính trị” [106; tr.48].

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thắng lợi, Đảng Bônsêvích Nga và sau là ĐCS Liên Xô trở thành ĐCQ. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS cầm quyền do V.I. Lê-nin đứng đầu, nhân dân Xô Viết đã giành thắng lợi vĩ đại trước sự can thiệp, bao vây của chủ nghĩa đế quốc và cuộc nội chiến do bọn phản cách mạng gây ra, bảo vệ thắng lợi thành quả cách mạng và thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN đầu tiên trên thế giới.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I. Lênin có nhiều đóng góp cả về lý luận và thực tiễn cho công cuộc xây dựng ĐCS cầm quyền. Luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên” [109; tr.162] đã nêu bật vai trò to lớn của ĐCS bởi “tổ chức những người cách mạng” mà V.I. Lênin đang bàn tới chính là đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã được ông thành lập.

Khái niệm “Đảng cầm quyền” được Lênin nêu ra lần đầu tiên trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành trung ương ĐCS Liên Xô ngày 27/3/1922: “Đảng ta là đảng cầm quyền duy nhất” [115; tr.137]. Từ đó trở đi, trong văn kiện của ĐCS Liên Xô, thuật ngữ ĐCQ được sử dụng rộng rãi. Tuy chỉ có khoảng hơn 6 năm đứng đầu Đảng Bônsêvích Nga cầm quyền (7/11/1917 - 21/01/1924), thời gian không nhiều, nước Nga lại phải trải qua cuộc nội chiến ác liệt, phải thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến nên nhiều vấn đề trong của một ĐCS cầm quyền trong nhiệm vụ xây dựng xã hội mới chưa được V.I. Lênin bàn định kỹ lưỡng, thấu đáo. Ông để lại một số chỉ dẫn sau đây về ĐCS cầm quyền.

Một là, cơ sở hình thành lý luận của một đảng mác-xít chân chính bắt nguồn từ sứ

mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và từ đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. V.I. Lê-nin thường xuyên nêu rõ vấn đề phải “trí tuệ hóa” đội ngũ công - nông nhằm nâng cao vai trò và uy tín lãnh đạo của đảng đối với toàn xã hội: “Người ta chỉ có thể trở thành

người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” [111; tr.362].

Hai là, trong chỉ đạo thực tiễn xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, V.I.

Lê-nin đặc biệt coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và coi đây là nguyên tắc bất di, bất dịch, một nguyên tắc tổ chức căn bản của đảng cộng sản. Người khẳng định: Không thể có một đảng cách mạng chân chính mà lại phủ nhận nguyên tắc tập

trung dân chủ. Nếu không có tập trung thì đảng trở thành một tổ chức biệt phái, hỗn

độn, một “câu lạc bộ tranh luận”; nếu xa rời dân chủ, đảng sẽ bị biến thành một tổ chức chuyên quyền, độc đoán, quan liêu.

Ba là, V.I. Lênin chỉ ra và cảnh báo về những “căn bệnh” đã và đang trở thành

nguy cơ hiện hữu đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội mới mà kẻ thù lợi dụng hòng xóa bỏ mọi thành quả của cách mạng. Đó là những căn bệnh tham nhũng, quan liêu, hối lộ, cơ hội chủ nghĩa, kiêu ngạo cộng sản, xa hoa, lãng phí, “mù chữ”,... Người vạch rõ: “... nếu còn có thể hối lộ được, thì cũng không thể nói đến chính trị được. Trong trường hợp này, thậm chí cũng không thể nói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì cả” [114; tr.218]. “Chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã thành những tên quan liêu. Nếu cái gì sẽ làm tiêu vong chính chúng ta thì chính là cái đó” [116; tr.235]. Vì vậy, đảng cần kiên quyết đấu tranh “không khoan nhượng” để “tẩy sạch” các phần tử tha hóa, biến chất trong tổ chức của mình, nhằm làm trong sạch đảng.

Bốn là, V.I. Lênin chỉ ra một số PTLĐ của ĐCQ. ĐCS cầm quyền lãnh đạo

toàn xã hội không chỉ bằng cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, sách lược, mà còn phải thông qua vai trò tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Trọng trách của ĐCS là lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội trên mọi phương diện. Các vấn đề về đường lối, thể chế, và nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước,... thuộc về trách nhiệm của đảng và “dĩ nhiên toàn bộ công tác đó của đảng được tiến hành thông qua các Xôviết” [110; tr.181]. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội thông qua sự vận động, thuyết phục, qua việc tổ chức cho quần

chúng tham gia quản lý nhà nước: “CNXH sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân”[114; tr.152]. ĐCS cầm quyền phải trở thành người lãnh đạo, người cổ vũ, tổ chức sự sáng tạo đó. Đảng thực hiện quyền lãnh đạo thông qua sự gương mẫu của đội ngũ đảng viên.

Đặc biệt, V.I. Lênin đã đề cao vai trò của ĐCS trong phong trào giải phóng

dân tộc ở các nước thuộc địa. Tháng 7/1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin. Bản Sơ thảo này của Lênin như luồng sáng mới chiếu rọi vào trí tuệ và tâm hồn của Nguyễn Ái Quốc, đem đến cho Người một nhãn quan chính trị mới.

Sự kiện đọc được bản sơ thảo của V.I. Lênin, cùng với những hoạt động sát cánh với các tầng lớp công nhân, trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa, cùng đồng bào mình trên đất Pháp trước đó, là tiền đề có tính quyết định việc Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) và thành lập ĐCS Pháp, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII tổ chức ở thành phố Tua (Tours), tháng 12/1920. Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập ĐCS Pháp và cũng trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Có thể khẳng định, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là về ĐCS là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định nhất tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền, đặc biệt là học thuyết về đảng kiểu mới của V.I. Lênin.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2.1. Thực tiễn hoạt động lãnh đạo cuả các đảng chính trị trên thế giới mà Hồ Chí Minh trải nghiệm

Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được coi “là một nhà hoạt động chính trị đã đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất về thực tế của các thuộc địa cũng như của các nước tư bản đế quốc chủ yếu trong những thập niên đầu thế kỷ XX” [49; tr.27].

Nước Pháp - dù là một nước đế quốc nhưng vẫn là một quốc gia có truyền thống dân chủ ở châu Âu - nơi người Việt yêu nước có cơ hội để tiếp xúc với trào lưu tư tưởng mới, trong đó, có chủ nghĩa Mác - Lênin. Những năm tháng ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc làm nhiều việc để sống nhưng chủ yếu bằng nghề in phóng ảnh, song do việc làm không ổn định, giá sinh hoạt lại đắt đỏ, nên cuộc sống của Nguyễn Ái Quốc gặp nhiều khó khăn. Nguyễn Ái Quốc thường chỉ đi làm buổi sáng, buổi chiều Người đến thư viện, hoặc đi dự các buổi mít tinh, các buổi nói chuyện chính trị để nâng cao hiểu biết. Tại các buổi mít tinh, các buổi sinh hoạt chính trị, Nguyễn Ái Quốc cũng tham gia phát biểu ý kiến, tranh luận và Người thường khéo léo lái sang vấn đề thuộc địa, nhằm lên án chủ nghĩa thực dân.

Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc có cơ hội tiếp cận “Sơ thảo lần thứ nhất luận

cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Luận cương của

Lênin chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, họp từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920 tại thành phố Tua (Pháp) cùng với những người cách mạng chân chính của nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán hành tham gia Quốc tế III Quốc tế cộng sản. Sự kiện này đã đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người: từ chủ nghĩa yêu nước đến với CNCS. Cũng bắt đầu từ đây, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào sứ mệnh quan trọng: truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; sáng lập và rèn luyện ĐCS Việt Nam.

Ngày 12/12/1921, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Đảng bộ quận Xen (Seine), nơi Người cư trú và được bầu là đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I ĐCS Pháp, họp từ ngày 25 đến 30/12/1921 tại Mácxây. Đại hội bầu Nguyễn Ái Quốc làm phụ tá của Chủ tịch Đại hội. Nguyễn Ái Quốc phát biểu cám ơn các đại biểu đã quan tâm đến những người bản xứ, qua đó Người khẳng định: “Chỉ có trong CNCS người ta mới thấy tình hữu ái thực sự và quyền bình đẳng, và cũng chỉ có nó chúng ta mới có thể thực hiện sự hoà hợp và hạnh phúc ở chính quốc và ở các thuộc địa” [104, tr.148].

Ngày 29/12/1921, Nguyễn Ái Quốc được mời trình bày dự thảo Nghị quyết về CNCS và các thuộc địa. Người nhấn mạnh: “Nhưng điều mà người ta có thể trông đợi ở Đại hội Mácxây, trước hết là Đại hội tán thành nguyên tắc thành lập một cơ quan đặc biệt phụ trách chính sách về thuộc địa của Đảng, tiếp đó là uỷ quyền cho Ban lãnh đạo thấy rõ: 1/ Tiếp tục và mở rộng nhiệm vụ chuẩn bị đã được khởi đầu. 2/ Trình bày ở Đại hội sau của Đảng một luận cương về thuộc địa đã được nghiên cứu nghiêm túc để Đại hội thảo luận đến nơi đến chốn sao cho từ đó Đảng có một chính sách thuộc địa rõ ràng, có phương pháp và thiết thực”[64; tr.480].

Sau đại hội, Nguyễn Ái Quốc đề nghị Ban lãnh đạo Đảng thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa, có nhiệm vụ giúp Đảng cập nhật thông tin về tình hình các thuộc địa, đề xuất các chính sách đấu tranh với giai cấp tư sản và bọn thực dân, thiết thực giúp đỡ và phối hợp đấu tranh với các dân tộc thuộc địa,.v.v.. kiến này được chấp thuận và Nguyễn Ái Quốc được chỉ định tham gia ban đó.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ĐCS Pháp, họp ở Pari, từ ngày 21 đến ngày 24/10/1922, vấn đề thuộc địa vẫn không có trong chương trình nghị sự. Trên diễn đàn của đại hội, Nguyễn Ái Quốc lên tiếng phê bình ĐCS Pháp chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa. Và theo đề nghị tích cực của Nguyễn Ái Quốc, Đại hội biểu quyết thông qua: Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa do Ban Nghiên cứu thuộc địa đệ trình, trong đó nhấn mạnh: “Vì hoà bình thế giới, vì tự do và sự no ấm của mọi người, những người bị bóc lột thuộc mọi nòi giống, chúng ta hãy đoàn kết lại và đấu tranh chống bọn áp bức!” [64; tr.495]. Những hoạt động tích cực, có hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần I và Đại hội II của ĐCS Pháp đã góp phần đánh dấu một bước tiến mới trong nhận thức và trong hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa, đồng thời thúc đẩy ĐCS Pháp đi đúng tư tưởng chỉ đạo của Lênin về vấn đề thuộc địa.

Tham gia đều đặn các buổi sinh hoạt và các hoạt động ngoại khoá của câu lạc bộ Phôbua, nhận thức chính trị và xã hội của Nguyễn Ái Quốc ngày một nâng cao. Từ những hoạt động phong phú đó, Người có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về đời sống chính trị, xã hội, về tổ chức và hoạt động ĐCS Pháp, của bộ máy của Nhà

nước Pháp, về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Pháp và những bất công trong lòng xã hội Pháp. Đồng thời, Người nhận thức rõ hơn về con đường, mục tiêu và

những phương thức để đấu tranh giải phóng của nhân dân ở các thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc nắm bắt được những điều kiện CNCS có thể thực hiện được ở châu Á, đặc biệt là cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi trước, không hoàn toàn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Từ đó, nhân dân thuộc địa có thể đóng góp sức mình, giúp đỡ những người anh em phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn: “...chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy... Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại” [73; tr.138].

Nguyễn Ái Quốc là người đóng vai trò chính trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam song không phải là duy nhất và “có thể khẳng định rằng sự tự tạo một vốn liếng lý luận sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin của những người yêu nước Việt Nam, chủ yếu nhờ kinh điển và văn kiện lớn của ĐCS Pháp xuất bản trong những năm 20,30… Số người xuất sắc về lý luận chính trị, triết học, văn học nghệ thuật xuất thân bằng sự tự học Mác - Lênin qua sách phát hành của ĐCS Pháp có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 (Trang 27)