Các mặt công tác xây dựng đảng cộng sản cầm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 (Trang 63)

Tuân thủ các mặt công tác xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin, trong Thường

thức chính trị (1953), Hồ Chí Minh nêu, xây dựng Đảng, có ba mặt: tư tưởng, chính

trị và tổ chức.

Về tư tưởng: “Đảng cần phải phát triển và củng cố. Cần phải phát triển thêm

thành phần công nhân. Cần phải giáo dục những đảng viên mới. Cần phải cải tạo tư tưởng cho đảng viên nông dân và tiểu tư sản trí thức,... Về tư tưởng, nhất định phải học tập lý luận Mác - Lênin... Vì vậy, giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng” [71; tr.279].

Về chính trị, “Đảng phải có chính cương rõ rệt”, phải đề ra “khẩu hiệu chính

trị đúng” phù hợp với mỗi giai đoạn cách mạng để động viên và lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Người đặc biệt nhấn mạnh: “Về đường lối chính trị, Đảng chống khuynh hướng “tả” và khuynh hướng “hữu” [71; tr.280].

Về tổ chức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng phải có kỷ luật rất nghiêm. Kiên

dân chủ tập trung. Phải luôn luôn chỉnh đốn tổ chức, loại bỏ những phần tử xấu ra khỏi Đảng. Phải bồi dưỡng, lựa chọn và dùng cán bộ một cách đúng đắn” [71; tr.280]. Người nhắc nhở, trong lúc thắng lợi, Đảng càng cần thấy rõ khuyết điểm của mình và điều đó chứng tỏ bản chất cách mạng chân chính của Đảng. Người nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sự đoàn kết trong Đảng, nhất là đoàn kết chặt chẽ giữa các đồng chí cán bộ lãnh đạo.

Đảng gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc của Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện. Vì vậy, Đảng cần phải làm cho thành phần đảng viên trong sạch, phải bồi dưỡng và hấp thụ vào Đảng những người tốt

trong giai cấp lao động. Phải nâng cao trình độ lý luận và chính trị của đảng viên.

Phải tăng cường tính tổ chức và tính kỷ luật của đảng viên. Phải phát triển tính

hăng hái và hoạt động chính trị của đảng viên. Vì những lẽ ấy, mà lựa chọn đảng viên là nền tảng của tổ chức Đảng. Người vào Đảng phải thừa nhận Đảng cương và

Đảng chương. Phải tham gia công tác trong một tổ chức của Đảng. Phải tuyệt đối

phục tùng nghị quyết của Đảng. Phải nộp đảng phí.

Tuy nhiên, trong di sản về xây dựng ĐCS cầm quyền trong sạch, vững mạnh, chúng ta nhận thấy, Hồ Chí Minh nhất quán và đặc biệt quan tâm, chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức: từ cán bộ, đảng viên của Đảng đến chính tổ chức là ĐCS.

Hồ Chí Minh phân tích: “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó; còn tính xấu của một người đảng viên, một người cán bộ, sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân” [68; tr.294]. Cán bộ “đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” [68; tr.122].

Vì vậy, vấn đề tư cách, đạo đức đã được Hồ Chí Minh đặt ra từ khi chuẩn bị thành lập Đảng và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Năm 1927,

trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh dành những trang đầu tiên để bàn về Tư cách một người cách mạng, sau đó mới bàn về lý luận đường lối cách mạng.

Năm 1947, chủ đề này được Người đề cập toàn diện và sâu sắc trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Trong đó, Người không chỉ bàn về đạo đức, tư cách của cán bộ, đảng viên mà còn nêu 12 điều tư cách của Đảng chân chính cách mạng: “1.

Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. 2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau. 3. Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương. 4. Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có đúng hay không. 5. Phải luôn luôn xem xét lại tất cả công tác của Đảng. Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. 6. Mỗi công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặt chẽ với dân chúng. Nếu không vậy, thì chẳng những không lãnh đạo được dân chúng mà cũng không học được dân chúng. Chẳng những không nâng cao được dân chúng, mà cũng không biết ý kiến của dân chúng. 7. Mỗi công việc của Đảng phải giữ vững tính cách mạng của nó, lại phải khéo dùng những cách thức thi hành cho hoạt bát. Nếu không vậy thì không biết nắm vững các cách thức tranh đấu và các cách thức tổ chức, không biết liên hợp lợi ích ngày thường và lợi ích lâu dài của dân chúng. 8. Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên. 9. Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo. 10. Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hoá ra ngoài. 11. Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí. Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng. 12. Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị

của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng.

Muốn cho Đảng được vững bền

Mười hai điều đó chớ quên điều nào” [68; tr.289-290].

Tư cách đạo đức của đảng viên, của tổ chức Đảng là yếu tố then chốt để xây dựng Đảng ta trở thành tổ chức chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh. Các tổ chức cơ sở Đảng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ đảng viên. Đồng thời, mỗi đảng viên cần phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức để xứng đáng là người đại diện cho ý chí và quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích tối cao của cách mạng và Tổ quốc: “Chi bộ kém là vì đảng viên và cán bộ không một lòng một dạ phục vụ nhân dân; không lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Một số đảng viên và cán bộ còn mang nặng những thói xấu như tham ô, ích kỷ,… họ đã không làm kiểu mẫu tốt, mà lại nêu gương xấu” [68; tr.205]. Song, mặt khác, Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn đảng viên tốt thì chi bộ phải thường xuyên giáo dục mỗi đồng chí về nhiệm vụ của đảng viên, tư cách của đảng viên, đồng thời giúp đỡ đảng viên tự kiểm điểm mình: “Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho các đồng chí đó” [69; tr.16].

Hồ Chí Minh có cách nhìn biện chứng đối với cán bộ mắc sai lầm, khuyết điểm: “Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau” [68; tr.318]. “Người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm. Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Và càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm” bởi “Sự sửa đổi khuyết điểm, một phần cố nhiên là trách nhiệm của cán bộ đó. Nhưng một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo” [68; tr.323], trách nhiệm của Đảng.

Có thể khẳng định, xây dựng Đảng về đạo đức chính là sáng tạo của Hồ Chí Minh, bổ sung vào những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác xây dựng Đảng. Hồ Chí Minh chỉ rõ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của đạo đức đối với tổ chức, coi đó là đặc trưng, là yêu cầu, nhiệm vụ lớn trong xây dựng một chính đảng cách mạng bởi với Người: “...chính trị là: 1. Đoàn kết. 2. Thanh khiết từ to đến nhỏ” [68; tr.75]. Như vậy, Hồ Chí Minh đã đưa yếu tố đạo đức vào trong chính trị, chính trị gắn liền với đạo đức và văn hóa.

Tiểu kết Chương 2

Thời kỳ 1945 - 1954 là một thời kỳ đặc biệt trong tiến trình lịch sử chống giặc ngoại xâm và bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã thể hiện rõ trí tuệ, bản lĩnh, sự khôn khéo, tài tình,... trong chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, dù trong điều kiện Đảng buộc phải lui vào hoạt động bí mật (1945 - 1951). Là thời kỳ mà dù giữa nhiều bộn bề lo toan, hy sinh, đánh đổi, phải chống thù trong giặc ngoài, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, song Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhãn quan chính trị sắc bén, đã luôn trăn trở, dày công quan tâm, chăm sóc,... nhằm xây dựng một chính đảng cộng sản ở Việt Nam thành một ĐCQ trong sạch vững mạnh, có đầy đủ bản lĩnh, sức chiến đấu trong bối cảnh rút vào hoạt động bí mật, trong thực thi nhiệm vụ hết sức nặng nề: “Kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công” [70; tr.49].

Những quan điểm sâu sắc của Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 nêu trên là sự kế và phát phát triển những quan điểm của chính Người về ĐCS ở các thời kỳ trước đó (chuẩn bị thành lập và thời kỳ Đảng chưa trở thành ĐCQ), đồng thời cũng là cơ sở để sau này, Hồ Chí Minh bổ sung, phát triển, hoàn thiện tư tưởng của Người về ĐCS cầm quyền trong sạch, vững mạnh, “Đảng là đạo đức, là văn minh” thời kỳ 1954 - 1969 sau này.

Chƣơng 3

GIÁ TRỊ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN THỜI KỲ 1945 - 1954 VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG

VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Giá trị lý luận

Lịch sử nhân loại một phần được hình thành bởi sự di chuyển của những dân tộc, của những cộng đồng, những binh đoàn và những bậc Vĩ nhân. Hành trình hơn 30 năm (1911-1941) bôn ba tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một hành trình vĩ đại. Trong hành trình đó, Người nghiên cứu, học tập, hoạt động yêu nước và cách mạng, nên đã trực tiếp kiểm nghiệm nhiều quan điểm. Sự tự nguyện dấn thân vào cuộc sống lao động, làm những công việc rất vất vả, nặng nhọc đã giúp Người bằng cảm nhận trực tiếp để thật thấu hiểu tình cảnh và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp lao động; về yêu cầu cần xây dựng một đảng lãnh đạo quần chúng nhân tiến hành cách mạng và đảng đó phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin

làm cốt. Nhận định về điều này, tờ Washington Post, có số phát hành và ảnh hưởng

lớn nhất ở Mỹ viết: “Không một nhà hoạt động lớn nào trong thập kỷ cách mạng dân tộc đầy sôi động này lại có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thực hiện nhiều sách lược đường lối với nhiều thách thức to lớn như vị lãnh tụ cộng sản Việt Nam - ông Hồ Chí Minh. Con người mảnh khảnh, nhưng đôi mắt tinh anh sáng rực, đã trải qua nhiều nghề nghiệp, từ khi còn là bồi bàn trên tàu thủy, rồi làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, thợ rửa ảnh và trở thành nhà tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên những nhân vật đương thời” [124].

19 năm trên cương vị Chủ tịch ĐCS Việt Nam và 24 năm làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh tiếp tục rèn luyện và dìu dắt Đảng hoàn thành những trọng trách lớn trước dân tộc. Không chỉ thông qua hoạt động thực tiễn phong phú mà Hồ Chí Minh còn viết nhiều để đáp ứng những yêu cầu hướng dẫn, rèn luyện cán bộ, xây dựng Đảng,... để chỉ ra chiến lược, sách lược xây dựng và phát triển xã hội, đất nước.

Các tác phẩm nổi bật Hồ Chí Minh viết trong thời kỳ 1945 - 1954 như: Tuyên

ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945); Chính phủ là công bộc của dân (19/9/1945); Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích

(26/9/1945); Sao cho được lòng dân (12/10/1945); Thư gửi UBND các Kỳ, tỉnh, huyện

và làng (17/10/1945); Nhân tài và kiến quốc (14/11/1945); Tự phê bình (28/1/1946); Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ (01/3/1947); Thư gửi các đồng chí Trung Bộ (1947), Sửa đổi lối làm việc (10/1947); Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng (15/4/1949); Cần kiệm liêm chính (6/1946); Dân vận (15/10/1949); Người đảng viên Đảng Lao động Việt Nam phải thế nào? (1951); Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2/1951); Thường thức chính trị (1953); Báo cáo tại Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (15/7/1954),... Hồ Chí Minh đã đưa ra

hệ thống quan điểm về ĐCS Việt Nam cầm quyền ở một thời kỳ đặc biệt biệt trong tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng thời kỳ 1945 - 1954, trở thành cơ sở để sau này, Người từng bước bổ sung, hoàn thiện tư tưởng toàn diện và sâu sắc của mình về ĐCS Việt Nam cầm quyền, về công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “đảng là đạo đức, là văn minh” ở thời kỳ 1954 - 1969.

Khi bàn tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954, có nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời kỳ đất nước ta phải vừa kháng chiến, vừa kiến quốc nên Hồ Chí Minh không có nhiều thời gian, tâm huyết cho việc nghiên cứu về Đảng. Song, với cách hiểu của tác giả, trước khi trở thành một nhà lý luận, một nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh trước hết là một nhà cách mạng thực tiễn với những hoạt động hết sức phong phú. Ở Hồ Chí Minh, chúng ta không nên và không thể khu biệt đâu là tư tưởng, đâu là hoạt chỉ đạo cách mạng thực tiễn. Tư tưởng, đạo đức đến phong cánh Hồ Chí Minh là một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng, nhất quán “nói đi đôi với làm”, “làm rồi mới nói”,... thì rõ ràng những chỉ đạo cách mạng trong thực tiễn thể hiện tư tưởng của Người và ngược lại, tư tưởng của Người dẫn dắt, soi sáng thực tiễn đó.

Lý giải cho việc, tại sao Hồ Chí Minh lại quan tâm đến những vấn đề về thể chế, về nhân dân, về cán bộ, về quyền lực,... khi cuộc chiến tranh chống Pháp đang

ở giai đoạn khó khăn nhất?”, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho rằng: “Đối với các nhà quân sự,... thì họ hình dung ra các lớp lang của cuộc chiến tranh và phân chia cuộc kháng chiến ra nhiều giai đoạn: giai đoạn phòng ngự, giai đoạn cầm cự, giai đoạn phản công. Còn Hồ Chí Minh ở địa vị cao hơn đã hình dung ra trật tự của quá trình hình thành và phát triển nhà nước của một nước Cộng hòa. Đấy là tâm trạng chủ đạo của Hồ Chí Minh. Phải nói rằng chúng ta đã may mắn có được một vị lãnh tụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 (Trang 63)