Nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 (Trang 51)

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

Hồ Chí Minh gọi đây là nguyên tắc tổ chức cao nhất, có mối quan hệ chặt chẽ và không đối lập nhau. Tập trung phải trên nền tảng dân chủ và dân chủ phải

dưới sự chỉ đạo tập trung; dân chủ không phải là vô chính phủ, vô tổ chức. Người

giải thích, tập trung trên nền tảng dân chủ nghĩa là các cơ quan lãnh đạo do đảng

viên bầu ra. Nghị quyết và các chính sách của Đảng là do đảng viên thảo luận, gom góp ý kiến, sáng kiến, kinh nghiệm xây dựng nên, được tập thể biểu quyết mà thành chứ không phải ý của riêng cá nhân nào. Thực hiện nguyên tắc này phải theo trật tự

của Đảng là cá nhân phục tùng tổ chức, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương.

Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, nghĩa là mọi đảng viên đều có quyền nêu

ý kiến vào việc xây dựng nghị quyết của Đảng, nhưng không được nói hoặc làm trái với nghị quyết đã được số nhiều biểu quyết. Các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, khoa học, rồi đưa ra để các cấp thảo luận, góp ý kiến… Người khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ (thật thà tự phê bình và phê bình), thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức và tính kỷ luật” [71; tr.287].

- Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Hồ Chí Minh gọi đây là nguyên tắc lãnh đạo, là chế độ lãnh đạo của Đảng. Người giải thích: “ nghĩa của tập thể lãnh đạo rất đơn giản, chân lý của nó rất rõ rệt. Tục ngữ có câu: “Khôn bầy hơn khôn độc là nghĩa đó” [68; tr.619]. Người phân tích, một người dù khôn ngoan, tài giỏi đến đâu cũng chỉ thấy được một mặt hoặc một số mặt của vấn đề. Gom góp ý kiến, sáng kiến, kinh nghiệm của nhiều người sẽ thấy rõ được mọi mặt của vấn đề, khi giải quyết sẽ bớt sai lầm. Thực hiện tập thể lãnh đạo nhằm vừa phát huy trí tuệ tập thể, vừa ngăn ngừa độc đoán, chuyên quyền.

Cá nhân phụ trách nghĩa là khi công việc đã được bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch

xác định rõ ràng, được tập thể nhất trí thông qua và trở thành nghị quyết thì “phải giao cho một người hoặc một nhóm người phụ trách”, phải có người chuyên trách, chuyên sâu trong mỗi lĩnh vực, như thế công việc mới chạy. Thực hiện cá nhân phụ trách là để chống thói ý lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm kiểu “cha chung không ai khóc”. “Tục ngữ có câu: “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” là như thế” [68; tr.620].

Theo Hồ Chí Minh, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung. Người nhấn mạnh: “Làm việc mà không theo đúng cách đó tức là làm trái dân chủ tập trung… Vì vậy, những người cán bộ phải thực hành cho kỳ đúng chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” [68; tr.620]. Người yêu cầu thực hiện nguyên tắc này phải linh hoạt, không thụ động,

không nên “một việc cỏn con” cũng chờ ý kiến tập thể, không dám chịu trách nhiệm, hoặc càng không nên lợi dụng cá nhân phụ trách để chuyên quyền, độc đoán.

- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình

Hồ Chí Minh gọi đây là quy luật phát triển của Đảng. Người thường nói, đảng viên cũng là người, không phải thánh thần, công tác cách mạng cần vừa học vừa làm… Đảng từ trong xã hội mà ra, nên không tránh khỏi những cái xấu của xã hội bên ngoài lây ngấm vào; trong Đảng không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay”. Vì vậy, thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ đảng viên, của tổ chức Đảng là không tránh khỏi. “Thang thuốc” hay nhất để khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm là thực hiện tự phê bình và phê bình. Người nêu trách nhiệm, thái độ của Đảng: “Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, xem xét khuyết điểm đó từ đâu tới rồi tìm mọi cách sửa chữa. Như vậy, mới là một đảng “mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” [68; tr.301]. “Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng” [68; tr.301].

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thành thật tự phê bình khuyết điểm của mình; giấu giếm khuyết điểm giống như người ốm giấu bệnh không uống thuốc, “không chết cũng la lết quả dưa”. Phải thành thật nhận khuyết điểm và sửa chữa, đồng thời, phải phê bình khuyết điểm của đồng chí mình. Không “thương yêu cán bộ” theo kiểu “nuông chiều thả mặc” mà phải nghiêm khắc phê bình những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ đảng viên, giúp họ sửa chữa; không phải theo lối “nhà có dâu dại, rể khờ” giấu không cho gặp bà con,... Tự phê bình và phê bình phải thực hiện thường xuyên như rửa mặt hàng ngày.

Mục đích của tự phê bình và phê bình là để mình tiến bộ, đồng chí mình tiến bộ; làm “cái ác” dần mất đi, “cái thiện” nảy nở, sinh sôi để làm việc tốt hơn. Tinh thần, thái độ tự phê bình và phê bình là phải coi trọng tự phê bình trước. Muốn phê bình người khác phải tự biết mình phải quấy chỗ nào, phải hiểu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Thực hiện tự phê bình và phê bình phải công khai, dân chủ, có tổ chức; phải triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt; phải cụ thể, chính xác, “nói

có sách, mách có chứng”; phê bình phải trên tình đồng chí, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, theo đúng kỷ luật Đảng, không dùng những lời lẽ mỉa mai, chua cay, đâm thọc, đập cho tơi bời, “không được trù dập người phê bình”; “phê bình việc làm chứ không phê bình người”.

Tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng, cơ quan tổ chức đồng thời phải tự phê bình trước quần chúng. Hồ Chí Minh từng động viên, khuyến khích: Dân ta rất tốt, ai có khuyết điểm mà thành thật tự phê bình trước dân, quyết tâm sửa chữa thì dân sẵn sàng tha thứ.

Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với vấn đề Đảng tự chỉnh đốn, tự đổi mới, nhất là khi cách mạng gặp khó khăn, khi chuyển giai đoạn. Hồ Chí Minh quán triệt, chỉnh đốn Đảng là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi thực hiện phải khoa học, từng bước, có chỉ đạo, theo đúng qui trình, có trọng tâm để tránh hữu khuynh hoặc tả khuynh, làm rối loạn tổ chức. Nguyên tắc và quy trình được Người khái quát: “Chỉnh đốn cán bộ trước rồi mới chỉnh đốn chi bộ. Chỉnh đốn tư tưởng trước rồi mới chỉnh đốn tổ chức. Chỉnh huấn cán bộ cao cấp phải do Trung ương trực tiếp lãnh đạo vì đó là mấu chốt của việc chỉnh đốn toàn Đảng” [70; tr.398]. Đây là vấn đề còn nguyên giá trị lý luận và tính thời sự hiện nay.

- Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng

Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, của Đảng ta. Hồ Chí Minh thường nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công; đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn thắng lợi. Nhờ đoàn kết nhất trí mà Đảng tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người. Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương tới các chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [70; tr.398]. “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người” [69; tr.17].

Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết nhất trí phải theo đúng Điều lệ, kỷ luật Đảng, có lý có tình, không xuôi chiều, thủ tiêu đấu tranh. Cách thức để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ, để đảng viên tham gia bàn bạc đến nơi đến chốn những vấn đề hệ trọng của Đảng; đoàn kết phải gắn

với tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên; không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa các nhân,... Có như vậy, Đảng mới vững mạnh.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng là nồng cốt cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

2.4. Nhiệm vụ và phƣơng thức lãnh đạo Đảng

2.4.1. Về nhiệm vụ

Bản chất, lý tưởng của Đảng là không thay đổi trong mọi chặng đường cách mạng nhưng nhiệm vụ của Đảng ở mỗi chặng đường là khác nhau. “Khi chưa có chính quyền, nhiệm vụ chính của các cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là lật đổ chính quyền của bè lũ thực dân, phong kiến, thiết lập chính quyền của nhân dân. Phương thức lãnh đạo, công tác chủ yếu của Đảng là giáo dục, thuyết phục vận động, tổ chức quần chúng, đưa quần chúng vào đấu tranh giành chính quyền” [39; tr.166]. Khi đã có chính quyền, nhiệm vụ mới của cách mạng là đấu tranh bảo vệ và xây dựng chế độ mới, xã hội mới nhằm bảo đảm quyền lợi của của đông đảo quần chúng nhân dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.

Trong tác phẩm “Thường thức chính trị” (1953), Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám thành công, ta lập ra Chính phủ mới, quân đội, công an, tòa án, pháp luật mới của nhân dân để chống kẻ địch trong và ngoài, và để giữ gìn quyền lợi của nhân dân” [71; tr.262]. Theo đó, Đảng lãnh đạo Nhà nước và sử dụng chính quyền nhà nước như một công cụ, một phương tiện có hiệu lực, hiệu quả để quản lý xã hội, tổ chức và huy động mọi tiềm lực, mọi lực lượng của toàn xã hội để đạt những mục tiêu do cách mạng đặt ra. Khi có chính quyền, cùng với phương thức vận động quần chúng, “Đảng có thêm phương thức lãnh đạo, quản lý xã hội, tổ chức và huy động lực lượng quần chúng bằng biện pháp hành chính, pháp lý thông qua bộ máy nhà nước” [39; tr.166].

Người còn giải thích cặn kẽ: “Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo, vì:

- Dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn.

- Vì phải xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội cho nên Đảng vẫn phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng, để đưa nhân dân lao động đến thắng lợi hoàn toàn” [71; tr.274].

Sau nhiều thương lượng và nhân nhượng nhưng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, nhân dân Việt Nam lại bắt buộc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ. Vì vậy, Hồ Chí Minh xác định: “Nhiệm vụ của Đảng Lao động Việt Nam là kiên quyết lãnh đạo toàn dân đi đến: KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI, KIẾN QUỐC THÀNH CÔNG” [70; tr.49]. Nhiệm vụ này còn được Người nêu lại trong nhiều điện, thư gửi lãnh đạo Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam, các vị chức sắc các tôn giáo, lang đạo vùng dân tộc thiểu số, các nhà công thương nhằm động viên tinh thần yêu nước, kêu gọi đoàn kết, hăng hái tham gia kháng chiến, kiến quốc: “Hiện nay, tất cả các đảng chỉ có một đường chính trị chung: Kiên quyết trường kỳ kháng chiến, để tranh lấy thống nhất và độc lập cho Tổ quốc..., chỉ có một chính sách là đại đoàn kết” [60; tr.196].

2.4.2. Phương thức lãnh đạo

Ở chương V của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về “Cách lãnh đạo” của Đảng. Người đưa ra một quan niệm rất đầy đủ, xác thực về “lãnh đạo đúng”. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng nghĩa là:

“1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.

2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong.

3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng mới giúp được” [68; tr.325].

Đến 1953, trong Thường thức chính trị, ở mục 34- ĐẢNG LAO ĐỘNG

LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC (A), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu vấn đề “Đảng dùng cách gì và làm thế nào để lãnh đạo?” rồi Người tự trả lời: “1- Đảng đã

truyền bá lý luận Mác - Lênin vào trong nhân dân ta... 2- Trong mỗi giai đoạn cách

mục tiêu và kế hoạch đấu tranh... 3- Kinh qua đảng viên và các tổ chức của Đảng, Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng, lãnh đạo các đoàn thể cách mạng của quần chúng....” [71; tr.276-278]. Tuy thật ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc, đặt nền móng hình thành phương thức lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1945 - 1954 nói riêng, cũng như sự hoàn thiện về PTLĐ của Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung:

Thứ nhất, quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị nên Đảng lãnh đạo nhà

nước cũng như toàn xã hội bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn. Để chỉ dẫn cho cán bộ, Hồ Chí Minh đưa ra cách thức hoạch định đường lối: “gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, và làm cho nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước” [68; tr.330-331].

Thứ hai, ĐCQ nhưng “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và

lực lượng đều ở nơi dân” [69; tr.232], “Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có

quần chúng thì không làm gì được” [70; tr.76] nên Đảng lãnh đạo bằng phương pháp thuyết phục, vận động, tổ chức quần chúng. Đảng “phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng,... bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành” [69; tr.233].

Trong Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa (ngày 20/ 2/1947), Hồ Chí

Minh yêu cầu, người cán bộ, bằng mọi hành động thực tế của mình phải làm cho dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục: “...Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Nhưng có

những việc dân không muốn mà phải làm như tản cư, nộp thuế, những việc ấy phải giải thích cho dân rõ. Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết” [68; tr.69]. Đảng “Lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân” [69; tr.432].

Thứ ba,Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, kiểm soát. Hồ Chí Minh nhấn

mạnh: “...muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng

không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm

soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 (Trang 51)