Quan hệ Trung Quốc-Myanmar trước năm 2001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015 (Trang 28 - 33)

CHƢƠNG 1 : CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ

1.3. Quan hệ Trung Quốc-Myanmar trước năm 2001

Trung Quốc và Myanmar từ xa xưa đã có giao lưu nhiều mặt, quan hệ giữa nhân dân hai nước từng được lịch sử coi là “láng giềng anh em”. Ngày 17/12/1949, Myanmar là nước Đông Nam Á không cộng sản đầu tiên thừa nhận sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 08/6/1950. Năm 1954, hai nước đã đề ra 5 quy tắc chung sống hòa bình. Những năm tiếp theo, dựa trên tinh thần “thương lượng hữu nghị, cùng nhượng bộ”, hai nước đã giải quyết ổn thỏa vấn đề biên giới mà lịch sử để lại. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều thăng trầm, có thể chia thành 4 thời kỳ : (1) Từ 1950 – 1962: Chung sống hòa bình ; (2) Từ 1962 – 1971: Quan hê ̣ xấu đi ; (3) Từ 1971 – 1988: Cải thiện quan hệ ; (4) Từ 1988 đến 2001: Quan hê ̣ thân thiê ̣n13.

1.3.1. Giai đoạn 1950 1962

Sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Myanmar tích cực ủng hộ Trung Quốc thay thế Đài Loan làm Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, nhưng phản đối việc Trung Quốc đưa quân vào Tây Tạng. Năm 1956, xảy ra tranh chấp biên giới căng thẳng giữa hai nước . Sau đó, hai bên tích cực giải quyết 4 khu vực tranh chấp ở vùng biên giới giữa bang Kachin với Khu tự tri ̣ Tây Ta ̣ng , giữa bang Shan với tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

Ngày 25/1/1960, Thủ tướng Ne Win thăm Trung Quốc . Ngày 28/1/1960, hai bên ký kết Hiệp định biên giới và Hiê ̣p ước hữu nghi ̣ không xâm lược lẫn nhau, cam

13 Chu Công Phùng, Chủ biên (2011), “Myanmar: lịch sử và hiện tại”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Tr176

kết thừa nhâ ̣n chủ quyền của nhau , giải quyết các vấn đề xảy ra bằng biện pháp hòa bình, không tham gia mô ̣t liên minh quân sự nào để chống la ̣i nhau , phát triển các quan hê ̣ kinh tế, văn hóa theo tinh thần hữu nghi ̣ và hợp tác.

Trong chuyến thăm Myanmar tháng 01/1961 của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, hai bên đã phê chuẩn các Hiê ̣p ước và Hiê ̣p đi ̣nh đã ký kết năm 1960. Thủ tướng Chu Ân Lai thông báo cho Myanmar vay tiền và viê ̣n trợ kỹ thuâ ̣t. Kể từ đó, hai nước không tồn tại vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ, nhưng quan hệ song phương tiềm ẩn khó khăn về vấn đề người Hoa ở Myanmar và các hoạt động của đảng cô ̣ng sản Miến Điê ̣n được Trung Quốc hâ ̣u thuẫn.

1.3.2. Giai đoạn 1962 -1971

Trong thời kỳ cầm quyền của chính phủ quân sự Ne Win , nô ̣i chiến trong lãnh thổ Myanmar càng gay gắt hơn với sự tham gia của lực lượng vũ trang đảng cô ̣ng sản Miến Điê ̣n và tàn qu ân Quốc dân đảng ta ̣i Myanmar . Đồng thời cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc tác động mạnh đến Myanmar khiến quan hệ

Myanmar – Trung Quốc nhanh chóng xấu đi.

Từ tháng 01/1950, ngay sau khi thất bại tại lục địa Trung Quốc, tàn quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch tràn sang thiết lập căn cứ trong lãnh thổ phía Bắc Myanmar. Mỹ và Đài Loan sử dụng lực lượng Quốc dân đảng để chống lại Trung Quốc. Dựa vào sự tiếp tế từ Đài Loan bằng đường hàng không, lực lượng Quốc dân đảng còn trực tiếp trồng và sản xuất thuốc phiện làm nguồn tài chính cho các hoạt động quân sự của chúng.

Suốt 2 thập kỷ 50 - 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, hoạt động của lực lượng Quốc dân đảng gây nhiều khó khăn cho chính phủ và quân đội Myanmar. Quân đội Myanmar mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhưng không tiêu diệt được lực lượng Quốc dân đảng. Đến đầu thập kỷ 70, sau khi Trung Quốc thay thế Đài Loan tham gia Hội đồng bảo an LHQ và bình thường hóa quan hệ với Mỹ, lực lượng Quốc dân đảng tại Myanmar tan rã dần, một số trở về Đài Loan, một số trở thành người bản địa, số còn lại trở thành thổ phỉ buôn bán thuốc phiện ở vùng Tam giác vàng.

Bên cạnh đó, Đảng cộng sản Miến Điện (thành lập năm 1939) xây dựng được lực lượng quân sự khá lớn và kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ các dân tộc

thiểu số phía Tây và Bắc Myanmar . Đảng cộng sản Miến Điện đươ ̣c Đảng cô ̣ng sản Trung Quốc ủng hộ về chính trị , quân sự và tài chính . Xung đô ̣t quyết liê ̣t giữa quân đội chính phủ Myanmar với đảng cộng sản Miến Điện kéo dài suốt 4 thâ ̣p kỷ , gây nhiều tổn thất về người và của cho Myanmar .

Giữa thập niên 60 của thế kỷ XX , quan hê ̣ Myanmar - Trung Quốc xấu đi nhanh chóng do hoa ̣t đô ̣ng quá khích của lực lượng người Hoa đe do ̣a an ninh chính trị của Myanmar . Các nhóm sinh viên, học sinh gốc Hoa tại các trường ho ̣c Myanmar và lực lượng thanh thiếu niên người Hoa ở nhiều đi ̣a phương Myanmar bị ảnh hưởng mạnh của cuộc cách mạng văn hoá tại Trung Quốc , muốn thực hiện “cách ma ̣ng văn hóa vô sản” ta ̣i Myanmar . Các nhóm sinh viên , thanh thiếu niên và các phần tử quá khích gốc Hoa thành lập các đội "Hồng vệ binh " tiến hành các hoạt động “ta ̣o phản” tại mô ̣t số thành phố lớn và nhiều khu vực miền Bắc Myanmar. Họ tuyên truyền tư tưởng cách mạng vô sản, đập phá, phóng hỏa các cửa hàng cửa hiệu , nhà máy , gây đình trệ sản xuất , nhất là sản xuất nông nghiệp ở các Bang , Vùng phía Bắc Myanmar .

Trước tình hình đó , chính phủ Myanmar đã tố cáo và yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hậu quả gây ra. Hai bên tiến hành các cuộc khẩu chiến kết tội lẫn nhau . Làn sóng chống Trung Quốc tại Myanmar nổi lên trên phạm vi toàn quốc. Năm 1967, Chính quyền Myanmar phải huy động quân đội , cảnh sát và tốn nhiều công sức mới có thể dẹp yên các cuộc nổi loạn của n gười Hoa, hàng trăm người Hoa bị thiệt mạng trong các cuộc xung đột , nhiều người bi ̣ bắt giam và bi ̣ tru ̣c xuất về Trung Quốc.

Quan hệ giữa hai nước thời kỳ này xuống đến mức thấp nhất . Từ năm 1967 - 1970, Myanmar chủ động ngừng quan hệ giao lưu với Trung Quốc.

1.3.3. Giai đoạn 1971 - 1988

Sau cách mạng văn hóa , Trung Quốc chủ đô ̣ng cải thiện quan hệ với Myanmar thông qua các kênh ngoa ̣i giao nhà nước và ngoa ̣i giao nhân dân . Trên thực đi ̣a, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phối hợp với lực lượng biên phòng Myanmar ngăn chă ̣n tàn quân Quốc dân đảng trốn cha ̣y sang Vân Nam , đồng thời Trung Quốc giảm dần ủng hộ Đảng cô ̣ng sản Miến Điê ̣n.

Năm 1971, Trung Quốc thay thế Đài Loan trở thành Ủy viên thường trực Hô ̣i đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Năm 1972, Trung Quốc đón Tổng thống Mỹ Nixon. Mỹ chấp nhâ ̣n đề nghi ̣ của Trung Quốc ngừng phối hợp với Đài Loan chi viê ̣n lực lượng Quốc dân đảng ta ̣i Myanmar. Tàn quân Quốc dân đảng tại Myanmar suy yếu và tan rã.

Năm 1978, Trung Quốc thực hiê ̣n công cuô ̣c cải cách mở cửa . Để thu hút nguồn vốn đầu tư và kỹ thuâ ̣t tiên tiến của Mỹ , Phương Tây ; đồng thời trấn an những nước có hiềm khích với Trung Quốc trong “cách ma ̣ng văn hó a”, Đặng Tiểu Bình đi thăm một số nước Đông Nam Á trong đó có Myanmar , công khai tuyên bố Trung Quốc ngừng ủng hô ̣ các Đảng cô ̣ng sản Đông Nam Á . Trong chuyến thăm Myanmar cuối năm 1978, tại Thủ đô Yangon , Đặng Tiểu Bình cam kết không ủng hô ̣, giúp đỡ Đảng cộng sản Miến Điện . Hành động này của Trung Quốc phần nào khôi phu ̣c “lòng tin” của chính phủ Myanmar . Kể từ đó Đảng cộng sản Miến Điện mất đi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và suy yếu dần. Cuối năm 1986 quân đội Myanmar mở chiến dịch Pan Saing truy quét tiêu diê ̣t căn cứ cuối cùng của Quân đội Đảng cộng sản Miến Điện tại khu vực Kokang phía Bắc Bang Shan , chấm dứt gần 50 năm tồn ta ̣i của Đảng cô ̣ng sản Miến Điê ̣n.

1.3.4. Giai đoạn 1988 - 2001

Quan hệ Myanmar - Trung Quốc được cải thiện và phát triển kể từ cuối năm 1988 sau khi chính quyền của Thủ tướng Ne Win bi ̣ lâ ̣t đổ bởi cuô ̣c đảo chính quân sự ngày 18/9/1988. Chính quyền quân sự của Thủ tướng Saw Maung tiếp nhâ ̣n quản lý đất nước đang khủng hoảng kinh tế và rối ren về chính tri ̣, lại bị Mỹ và nhiều nước Phương Tây ngừng viê ̣n trợ phát triển . Vì vậy, Myanmar có nhu cầu cải thiện quan hệ với Trung Quốc để giải quyết hai nhiệm vụ cấp bách: (1) Nhanh chóng mở rộng và hiện đại hoá quân đội để đối phó với nhiều nhóm vũ trang nổi dậy chống chính phủ Liên bang tại các khu vực miền Bắc (Bang Shan), miền Đông và Đông Nam (Bang Kayin, Kayah, Bang Mon); (2) Tìm nguồn tài chính để khắc phu ̣c cuộc khủng khoảng kinh tế trong nước.

Phía Trung Quốc cũng nhanh chóng thiết lập mối quan hệ tốt đối với chính phủ Myanmar và trở thành chỗ dựa tin câ ̣y của Hội đồng Khôi phục Pháp luật và Trật tự nhà nước (SLORC), sau đó là Hội đồng Hòa bình và Phát triển quốc gia (SPDC). Hai

bên đã thể chế hóa quan hệ thương mại bằng Hiệp định buôn bán biên giới ký giữa tỉnh Vân Nam với các bang phía Bắc Myanmar (ngày 05/8/1988). Quan hệ hai nước được tăng cường sau các thỏa thuận năm 1989 và 1991 về việc Trung Quốc bán vũ khí, máy bay chiến đấu, tàu chiến cho quân đội Myanmar trị giá 2 tỷ USD trong vòng 5 năm. Năm 1994, Trung Quốc bán tiếp cho Myanmar 400 triệu USD vũ khí . Trung Quốc cũng giúp Myanmar thực hiện mục tiêu củng cố, mở rộng và hiện đại hóa quân đội từ 180.000 quân lên 500.000 quân. Với sự giúp đỡ về vũ khí của Trung Quốc, đến đầu năm 1997, chính quyền quân sự Myanmar đã kiểm soát được hầu hết các vùng lãnh thổ Myanmar vốn bị các nhóm vũ trang ly khai chiếm đóng làm căn cứ . Nhiều nhóm vũ trang li khai đã đầu hàng chính phủ, những nhóm vũ trang chống đối còn lại phải dạt ra nước ngoài hoặc chuyển sang hình thức chống phá bằng chiến tranh du kích.

Năm 1992, sau khi hai nước xây dựng cơ chế ngoại giao đã tiến hành 7 cuộc gặp gỡ cấp thứ trưởng. Tháng 01/1998, hai nước ký Hiệp định về miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ. Năm 1993, hai nước đã khôi phục hiệp định xây dựng Tổng lãnh sự quán (Myanmar đã xây dựng Tổng lãnh sự quán của mình tại Côn Minh và Trung Quốc xây dựng Tổng lãnh sự quán của mình tại Mandalay). Tháng 3/1997, hai nước ký kết Hiệp định Quản lý và Hợp tác khu vực biên giới hai nước, đồng thời triển khai hợp tác chống ma túy tại khu vực biên giới.

Về quân sự, sau cuộc bạo động cuối năm 1988 tại Myanmar, Trung Quốc đã giúp đỡ Myanmar xây dựng và nâng cấp các căn cứ quân sự như: Căn cứ Hải quân tại Yangon, Pathein, Sittway, Mergui, Moulmein, Kyaukpyu, đảo Dừa Lớn; căn cứ Không quân tại Yangon, Meiktila, Bhamo, Namsan; căn cứ trinh sát kỹ thuật tại Sittway, Kyaukpyu, Hainggyi có tác dụng kiểm soát các hoạt động của đối phương ở vùng vịnh Bengal và biển Andaman; Căn cứ trinh sát kỹ thuật trên Đảo Dừa Lớn và Zadetkyi có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của đối phương ở vùng biển Andaman, Bắc Ấn Độ Dương và đặc biệt là các hoạt động ở cửa ngõ eo biển Malacca, có liên quan trực tiếp tới an ninh nhiều nước như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore. Các căn cứ này còn nắm tình hình tàu bè qua lại khu vực Trung Đông.

Quân đội Myanmar đã nhập từ Trung Quốc rất nhiều vũ khí trang bị, hầu hết trang thiết bị quân sự của Quân đội Myanmar là do Trung Quốc cung cấp. Ngoài việc cung cấp vũ khí, Trung Quốc còn huấn luyện lực lượng bộ binh và hải quân, xây dựng các căn cứ quân sự cho Quân đội Myanmar. Đầu năm 1990, Trung Quốc đã cung cấp 1-2 tỉ USD các loại vũ khí cho Myanmar gồm các loại máy bay chiến đấu F-2, tàu tuần tiễu, xe tăng, các loại vũ khí hạng nhẹ, pháo phòng không, tên lửa… Tháng 01/1991, Myanmar nhập 6 tàu chiến Hainan tốc độ nhanh và 4 chiếc còn lại nhập vào đầu năm 1993 cùng rất nhiều tàu cỡ nhỏ hơn (tàu Hainan có trọng tải 375 tấn, dài 59m và đạt vận tốc 30 hải lý, sử dụng súng 2 nòng 57mm và 25mm gắn ở đầu và đuôi tàu). Cuối năm 1996, Myanmar và Trung Quốc ký kết hiệp ước trao đổi tình báo, theo đó, Trung Quốc huấn luyện tình báo tín hiệu (SIGINT) cho sĩ quan Hải quân và Không quân Myanmar. Năm 1997-1998, Trung Quốc đã cung cấp cho Myanmar 22 máy bay tấn công mặt đất A-5M. Trong các năm 1998 - 1999, Không quân Myanmar đã mua 12 máy bay K-8 của Trung Quốc, hiện loại máy bay này đang được biên chế tại Căn cứ không quân Taungoo thuộc Sư đoàn Pegu.

Từ cuối thâ ̣p kỷ 90 thế kỷ XX , để giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc , Myanmar đã mở rô ̣ng quan hê ̣ với Nga , Ấn Độ , Nhật Bản , gia nhâ ̣p ASEAN , khuyến khích thế giới bên ngoài đầu tư vào Myanmar ; mua vũ khí hiện đại của Nga, Ấn Độ để phá thế độc quyền của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự tại Myanmar .

Có thể thấy, cùng với quá trình phát triển xã hội, lịch sử quan hệ Trung Quốc - Myanmar đã trải qua nhiều thăng trầm. Cho đến thập niên cuối của thế kỷ XX, hai nước có quan hệ gắn bó chặt chẽ trong đó Trung Quốc giữ vai trò chủ động, là đối tác quan hệ chủ yếu, “bảo trợ” cho Myanmar trước sự bao vây cấm vận của Mỹ và phương Tây. Myanmar là “sân sau”, là đồng minh chiến lược của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015 (Trang 28 - 33)