Trong quan hệ Việt Nam-Myanmar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015 (Trang 85 - 95)

CHƢƠNG 1 : CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ

3.3. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

3.3.2. Trong quan hệ Việt Nam-Myanmar

Việt Nam và Myanmar có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, tin cậy lẫn nhau. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trước sau như một kiên trì chính sách ủng hộ Myanmar bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hòa hợp dân tộc; không tán thành chính sách bao vây cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với Myanmar. Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị lâu dài giữa nhân dân hai nước, tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Myanmar ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đổi mới của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, khu

vực. Lãnh đạo cấp cao Myanmar luôn khẳng định “Việt Nam là bạn bè thân thiết, tin cậy của Myanmar; giữa hai nước chỉ có tình hữu nghị và hợp tác, không tồn tại bất cứ vướng mắc gì”.

Ngoài các hoạt động hợp tác song phương, hai nước còn phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương của khu vực và quốc tế như ASEAN; Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV); Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công (GMS); Hợp tác hành lang Đông Tây (EWEC); hợp tác trong diễn đàn các tổ chức quốc tế khác và tại LHQ… Trong thời gian tới, quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar cần tập trung đẩy mạnh một số vấn đề sau:

Một là, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn chính sách giữa hai nước. Việt Nam bắt đầu cải cách đất nước từ lĩnh vực kinh tế trong khi Myanmar lại bắt đầu cải cách từ lĩnh vực chính trị. Cải cách chính trị ở Myanmar đã đạt được khá nhiều thành công trong thời gian qua nhưng nước này chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong cải cách kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có kinh nghiệm và khá thành công trong chính sách dân tộc, tôn giáo trong khi Myanmar đang gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo. Trong chính sách đối ngoại, Myanmar cũng đã giành được thành công nhất định, nhất là trong ứng xử với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc. Đây cũng là một bài học tham khảo cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Để tận dụng được kinh nghiệm của nhau, hai nước nên có các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham vấn chính sách, trước hết là trong giới nghiên cứu, sau đó là đến các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo đất nước.

Hai là, tăng cường hợp tác, ủng hộ nhau trên các diễn đàn khu vực, quốc tế. Trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN đã được thành lập, cạnh tranh của các nước lớn tại khu vực ngày càng gay gắt, các nước lớn không ngừng lôi kéo, ép buộc các nước nhỏ đi theo sự lựa chọn của mình. Việc tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn dàn, hoạt động ngoại giao là hết sức cần thiết, là sự lựa chọn khôn ngoan mang tính chiến lược của các nước nhỏ để tăng cường sức mạnh, bảo vệ độc lập chủ quyền của mình. Với quan hệ hữu nghị truyền thống sẵn có, Việt Nam và

Myanmar cần tiếp tục tăng cường ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau, vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển.

Ba là, tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đi vào thực chất, hiệu quả. Phát huy thế mạnh của mỗi nước trong hợp tác thương mại và đầu tư, nhất là hợp tác trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và xuất nhập khẩu các mặt hàng mà hai nước cần (như hàng tiêu dùng, đồ gia dụng từ Việt Nam và dầu khí, khoáng sản, gỗ từ Myanmar). Tăng cường các hoạt động trao đổi, tiếp xúc giữa hai nước, xây dựng hành lang pháp lý đồng thời cung cấp thông tin về thị trường, môi trường đầu tư và tình hình văn hóa xã hội của mỗi nước cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sang đầu tư kinh doanh; góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.

Trong bối cảnh thế giới, khu vực đang có nhiều biến động, việc xây dựng lòng tin chiến lược, xây dựng các mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tin cậy, bình đẳng cùng có lợi là vấn đề hết sức cần thiết, mang tính chiến lược. Việt Nam và Myanmar với những nét tương đồng về điều kiện hoàn cảnh lịch sử địa lý và mối quan hệ hữu nghị truyền thống, cần tăng cường hợp tác, chia sẻ vì sự phát triển của mỗi nước cũng như vì một cộng đồng chung ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng45.

45 Xem thêm: Trần Khánh (2015), Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Myanmar trong bối cảnh mới, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (179), tr13-17

TIỂU KẾT

Quan hệ Trung Quốc - Myanmar đến năm 2020 dự báo sẽ chưa thể đảo ngược hay có sự biến động lớn. Trung Quốc sẽ vẫn là đối tác chiến lược, là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất tại Myanmar. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không còn giữ được vị trí độc tôn tại Myanmar như trước, ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ tại Myanmar sẽ dần tăng cùng với chính sách ngoại giao cân bằng của Myanmar.

Đối với khu vực Đông Nam Á, quan hệ Trung Quốc-Myanmar có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực này. Trung Quốc thông qua quan hệ với Myanmar để đẩy mạnh quan hệ ngày càng chặt chẽ với ASEAN, hiện thực hóa các chiến lược phát triển của mình. Myanmar với quá trình mở cửa hội nhập và vị thế ngày càng tăng trong khu vực, sẽ có vai trò lớn hơn nữa trong cộng đồng chung ASEAN, trong giải quyết các vấn đề chung cũng như quan hệ của ASEAN với các đối tác lớn trong đó có Trung Quốc.

Việt Nam và Myanmar là hai nước cùng trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội; có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Hai nước cùng đang trong quá trình cải cách, chuyển đổi, do đó việc tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc là vấn đề rất thiết thực, cần được quan tâm thúc đẩy. Tăng cường quan hệ giữa hai nước, góp phần trực tiếp phát triển kinh tế xã hội, duy trì môi trường hòa bình, ổn định chung trong khu vực, xây dựng cộng đồng chung ASEAN phát triển, phồn vinh và thịnh vượng.

KẾT LUẬN

Quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015 là điển hình cho mối quan hệ giữa một nước lớn đang trên đà trỗi dậy với một nước láng giềng nhỏ trong quan hệ quốc tế từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Từ những toan tính về lợi ích chiến lược của mình, cả Trung Quốc và Myanmar đều đề cao mối quan hệ song phương, cũng như đặt ra những ưu tiên chính sách đặc biệt hướng tới nhau. Myanmar có vai trò quan trọng đặc biệt trong các chiến lược phát triển của Trung Quốc trong khi Trung Quốc luôn ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Myanmar. Ngoài tình hình nội tại của mỗi nước, quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn này còn chịu sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn tại Myanmar.

Có thể chia quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn này thành hai giai đoạn nhỏ với đặc điểm nổi bật như sau: Giai đoạn 2001-2010, Myanmar thực hiện chính sách đối ngoại "nhất biên đảo", nghiêng hẳn về Trung Quốc; Giai đoạn 2011-2015, Myanmar thực hiện chính sách mở cửa, cân bằng quan hệ, giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nếu như giai đoạn 2001-2010, quan hệ Trung Quốc - Myanmar khá "êm đẹp" với sự phụ thuộc lớn của Myanmar vào Trung Quốc thì từ năm 2011, quan hệ giữa hai nước có sự biến đổi quan trọng theo chiều hướng xấu đi do tác động của quá trình mở cửa, dân chủ hóa tại Myanmar. Trung Quốc cũng đã có những sự điều chỉnh thích nghi kịp thời nhằm duy trì vai trò ảnh hưởng của tại Myanmar, tuy nhiên không còn giữ được vị trí độc tôn như trước. Dấu ấn lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước giai đoạn này là các dự án lớn về hạ tầng, thủy lợi, khai thác khoáng sản của Trung Quốc tại Myanmar trong khi trở ngại lớn nhất là chính sách "thoát Trung" của chính quyền dân chủ mới tại Myanmar.

Nghiên cứu và dự báo về quan hệ Trung Quốc - Myanmar là một vấn đề lớn, đặc biệt trước những biến động không ngừng của tình hình thế giới, khu vực và mỗi nước như hiện nay. Quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar, chính sách của Myanmar

đối với Trung Quốc, tiến trình cải cách mở cửa của Myanmar cũng như sự cạnh tranh của các nước lớn, vai trò của ASEAN… Tuy nhiên, có thể khẳng định trong khoảng 5 năm tới, dù Myanmar có biến đổi đến đâu, ảnh hưởng của Trung Quốc tại nước này vẫn là rất lớn, đặc biệt trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, kinh tế.

Việt Nam và Myanmar có rất nhiều điểm tương đồng, nhất là trong mối quan hệ với Trung Quốc. Có thể nói, Myanmar đã khá thành công trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc trong giai đoạn 2011-2015 trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa, xã hội… Myanmar luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, kiên quyết đấu tranh với những sai phạm, xâm phạm của Trung Quốc, không chịu áp lực nước lớn, khẳng định vị thế quốc gia dân tộc, giữ vững độc lập chủ quyền, lợi ích chiến lược lâu dài cũng như đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Chính sách ngoại giao cân bằng với các nước lớn cũng là một điểm sáng của Myanmar trong giai đoạn này. Đây chính là những kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc cũng như trong việc hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, là thành viên ASEAN, Myanmar có cùng quan điểm với Việt Nam trong nhiều vấn đề lớn liên quan đến Trung Quốc (như vấn đề Biển Đông) và sẵn sàng thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình trên các diễn đàn quốc tế, khu vực. Với mối quan hệ hữu nghị truyền thống và tiềm năng của mỗi nước, Việt Nam và Myanmar cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp vì sự phát triển của mỗi nước cũng như hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung của khu vực Đông Nam Á.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. An Tuấn Việt (2015), Những thách thức Myanmar phải đối mặt trên con đường hội nhập và phát triển, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số 11/2013, tr22-26.

2. Chu Công Phùng, Chủ biên (2011), “Myanmar: lịch sử và hiện tại”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

3. Đoan Hùng (2013), Về tình hình kinh tế Myanmar sau hai năm cải cách,

Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số 3/2013, tr83-88.

4. Đức Linh (2012), Tiến trình cải cách dân chủ tại Myanmar, Tạp chí Sự kiện và nhân vật, số 225 - 9/2012, tr34-37.

5. Dương Thị Ngọc Vân (2011), Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay, Luận văn Thạc sĩ QHQT, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

6. Lê Văn Mỹ, Trần Hải Yến (2015), Cạnh trạnh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ở Myanmar trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (179)/2015, tr13-21.

7. Lê Văn Quỳnh Trang (2014), Cải cách ở Myanmar và những tác động tới QHQT của Myanmar, Luận văn Thạc sĩ QHQT, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

8. Nguyễn Duy Dũng, Chủ biên (2013), “Myanmar: Cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn”, NXB Từ điển Bách khoa.

9. Nguyễn Khánh Nguyên Sơn (2016), Chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar từ sau Chiến tranh lạnh đến 2015, Luận án Tiến sĩ QHQT, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại Giao.

10. Nguyễn Thu Mỹ (2016), Đàm Huy Hoàng, Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Myanmar từ năm 2009 đến nay, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 33, Quý I/2016, tr39-45.

11. Nguyễn Văn Khu (2012), Quan hệ Mỹ - Myanmar trong chiến lược can dự vào khu vực Đông Nam Á của Mỹ, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số 10/2012, tr7-10.

12. Nguyễn Văn Thăng (2015), Mỹ gia tăng ảnh hưởng ở Myanmar, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số 6/2015, tr13-16.

13. Phạm Kim Điền (2015), Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI (2001-2011), Luận văn Thạc sĩ QHQT, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

14. Phạm Thanh Tịnh, Chủ biên (2014), “Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Myanmar”, NXB Văn hóa thông tin.

15. Sở Thụ Long, Kim Uy (2008), Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc, NXB Thời sự, Trung Quốc.

16. Thông Tấn xã Việt Nam (2015), Quan hệ Trung Quốc-Myanmar kể từ sự chuyển giao chính trị của Naypyidaw, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, tháng 12/2015, tr46-71.

17. Thông Tấn xã Việt Nam (2015), Triển vọng hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Myanmar và giá trị chiến lược của nó, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 290-TTX, ngày 07/11/2015, tr9-14.

18. Thông Tấn xã Việt Nam (2015), Trung Quốc có can dự vào đàm phán hòa bình ở Myanmar hay không, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 289-TTX, ngày 06/11/2015, tr19-24.

19. Thông Tấn xã Việt Nam (2016), Aung San Suu Kyi: Chìa khóa để dỡ bỏ hơn nữa các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Myanmar, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, số 063-TTX, ngày 15/3/2016, tr6-9.

20. Thông Tấn xã Việt Nam (2016), Cục diện chính trị của Myanmar, Philippines và Việt Nam và xu hướng chính sách đối với Trung Quốc, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, số 041-TTX, ngày 22/02/2016, tr1-6.

21. Thông Tấn xã Việt Nam (2016), Myanmar: Con đường dân chủ đầy chông gai, Tài liệu tham khảo đặc biệt chuyên đề tháng 4/2016.

22. Thông Tấn xã Việt Nam (2016), Myanmar: Liệu NLD có thể cầm quyền thuận lợi, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, số 029-TTX, ngày 01/02/2016, tr1-5.

23. Thông Tấn xã Việt Nam (2016), Myanmar: Tương lai đầy rủi ro và hy vọng, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, số 064/065-TTX, ngày 16/3/2016, tr8-13.

24. Thông Tấn xã Việt Nam (2016), Quan hệ Myanmar - Trung Quốc, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, số 064/065-TTX, ngày 16/3/2016, tr13-22; 17/3/2016, tr9-19.

25. Thông Tấn xã Việt Nam (2016), Thăm Trung Quốc trước Mỹ: Phải chăng Aung San Suu Kyi đang lựa chọn đứng về một bên, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 217-TTX, ngày 23/8/2016, tr1-6.

26. Trần Khánh (2012), Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ ở Myanmar: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (91) - 12/2012, tr131-151.

27. Trần Khánh (2015), Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar trong bối cảnh mới, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (179)/2015, tr3-12.

28. Trần Khánh, Chủ biên (2014), “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh”, NXB Thế giới.

29. Trần Quốc Hùng (2014), Trung Quốc điều chỉnh quan hệ với Myanmar,

Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số 9/2014, tr19-21.

30. Trần Quốc Hùng (2015), Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh can dự vào Myanmar trước thềm bầu cử năm 2015, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số 8/2015, tr13-17.

Tiếng Anh

1. Beijing Review.com.cn, “China-Myanmar Relations forge ahead six decades on”, http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2010-05/31/content.

2. Chenyang Li and James Char (2015), China-Myanmar relations since Naypyidaw’s political transition: How Beijing can balance short-term interests and

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015 (Trang 85 - 95)