Triển vọng quan hệ Trung Quốc-Myanmar đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015 (Trang 72 - 77)

CHƢƠNG 1 : CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ

3.1. Triển vọng quan hệ Trung Quốc-Myanmar đến năm 2020

Quan hệ Trung Quốc - Myanmar đến năm 2020 tiếp tục bị chi phối bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó chính sách đối với Trung Quốc của Chính quyền mới Myanmar do đảng NLD lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Mặc dù hai bên có những điểm chung về lợi ích chiến lược, song có thể thấy rằng vị thế của Myanmar ngày nay đã khác trước, trở thành một trong những chiến trường chính trong cuộc đọ sức giữa các nước lớn. Sự thay đổi tình hình chính trị Myanmar, sự leo thang xung đột sắc tộc, các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Myanmar bị phản đối và việc Mỹ điều chỉnh quan hệ với Myanmar chắc chắn sẽ làm gia tăng tính phức tạp, tạo ra thách thức đối với quan hệ giữa hai nước. Do sự cạnh tranh của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, ưu thế truyền thống của Trung Quốc tại Myanmar đang ngày càng bị de dọa. Tuy nhiên, có thể thấy, quan hệ Trung Quốc - Myanmar chưa thể đảo ngược, vì một số lý do sau:

Một là, quan hệ Trung Quốc - Myanmar có cơ sở lâu bền. Hai nước có chung 2.210 km đường biên giới; cư dân hai nước sang sinh sống ở bên kia biên giới, văn

hóa tương đồng, tập tục gần gũi, nhân dân hai nước từ lâu đã chung sống hòa thuận. Trung Quốc đã nhiều năm kiên trì, ủng hộ Myanmar thúc đẩy dân chủ pháp trị, phát triển kinh tế quốc dân, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ thống nhất đất nước. Lãnh đạo cấp cao của hai nước luôn duy trì các chuyến viếng thăm lẫn nhau, cùng nhất trí làm sâu sắc hơn tình hữu hảo song phương, quyết tâm xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trung Quốc vẫn luôn coi Myanmar là một đối tác quan trọng của họ. Kết thân với Myanmar, Trung Quốc sẽ hạn chế được chính sách xoay trục, tăng cường sự hiện diện ở châu Á của Mỹ, đồng thời có thể tranh thủ thêm sự ủng hộ trong vấn đề Biển Đông. Hợp tác với Myanmar cũng giúp Trung Quốc giữ ổn định vành đai an ninh và đẩy mạnh phát triển kinh tế ở khu vực phía Nam giáp biên giới với Myanmar, đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người Hoa cũng như các nhà đầu tư Trung Quốc ở Myanmar. Trung Quốc còn xem Myanmar là một lá bài địa chiến lược quan trọng giúp Trung Quốc hướng ra Ấn Độ Dương, rút ngắn quãng đường vận chuyển dầu khí từ Trung Đông.

Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc cần Myanmar để thực hiện các chiến lược của mình, hoàn thành tham vọng “vươn ra biển lớn”; Myanmar cần Trung Quốc để phát triển kinh tế và ổn định quốc phòng an ninh. Sau những khó khăn do sự phản đối của người dân Myanmar và việc đình chỉ một số dự án lớn của Trung Quốc tại nước này, chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar đã có sự điều chỉnh thích hợp, mang lại những kết quả nhất định, dần lấy lại niềm tin của người dân cũng như chính quyền Myanmar. Hợp tác kinh tế thương mại song phương đã tăng trưởng trở lại.

Hai là, chính sách của chính quyền mới ở Myanmar do Đảng NLD lãnh đạo đối với Trung Quốc sẽ không có sự thay đổi mang tính căn bản, và chưa thể đảo ngược. Điều này xuất phát từ hai lý do chính: Thứ nhất, xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc của Myanmar. Một điều rõ ràng là việc củng cố và phát triển quan hệ với Trung Quốc sẽ góp phần duy trì hòa bình, độc lập, thực hiện hòa giải dân tộc, thúc đẩy nhu cầu phát triển toàn diện, phù hợp với lợi ích căn bản của Myanmar. Gần nửa thế kỷ qua, sự viện trợ và ủng hộ của Trung Quốc luôn có tác dụng cực kỳ quan

trọng đối với việc duy trì ổn định chính trị, bảo vệ an ninh quốc gia và giải quyết khó khăn kinh tế của Myanmar. Trung Quốc là nước láng giềng lớn nhất, là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Myanmar. Sau khi lên cầm quyền, đảng NLD phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề là duy trì cục diện chính trị ổn định, thúc đẩy tiến trình hòa bình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhanh chóng cải thiện sinh kế của người dân… Muốn giải quyết được những vấn đề này, Myanmar cần duy trì môi trường xung quanh hòa thuận với các nước láng giềng, thu hút nguồn vốn và công nghệ từ các nước khác. Việc bà Aung San Suu Kyi - Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar, chọn Trung Quốc thay vì Mỹ trong chuyến công du ngoài ASEAN đầu tiên (từ 17-21/8/2016) cho thấy ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu của chính quyền Myanmar thời gian tới là phát triển quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc. Bà Aung San Suu Kyi từng nhiều lần nhấn mạnh “Một Myanmar dân chủ không nhằm vào Trung Quốc” và hy vọng Myanmar có thể tìm kiếm sự hợp tác mật thiết hơn với Mỹ song vẫn duy trì được “quan hệ hữu hảo” với Trung Quốc. Thứ hai,

mặc dù Đảng NLD giành chiến thắng vang dội và giành quyền lãnh đạo đất nước, nhưng vai trò, ảnh hưởng cũng như thực quyền của quân đội tại Myanmar vẫn vô cùng lớn. Hiến pháp Myanmar năm 2008 quy định những đặc quyền lớn dành cho Quân đội như39: (1) Quân đội được dành riêng 25% số ghế ở cả Thượng viện và Hạ viện, đồng thời thiết lập một ngưỡng là 75% số phiếu tán thành trở lên cho việc sửa đổi Hiến pháp; (2) Người đứng đầu Các lực lượng vũ trang thay vì Tổng thống là Tổng Tư lệnh Quân đội; (3) 6/11 thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia – nơi quyết định các chính sách an ninh và đối ngoại chính – là người của Quân đội; (4) Tổng Tư lệnh – với sự phê chuẩn của Tổng thống và Quốc hội – có quyền ban hành tình trạng thiết quân luật khi có bất ổn hay mối đe dọa đến an ninh, Quân đội có quyền kiểm soát chính phủ khi nào họ xét thấy cần thiết; (5) Quân đội vẫn điều hành ba bộ quyền lực nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Biên giới. Việc kiểm soát Bộ Nội vụ đảm bảo cho quyền lực Quân đội đối với toàn bộ an ninh trong

nước và chính quyền địa phương; (6) Quân đội có quyền kiểm soát các khu vực sản xuất kinh tế quan trọng thông qua các công ty quốc phòng lớn; (7) Quân đội có quyền dành riêng và nắm giữ các vùng đất lớn cho các hoạt động cả về quân sự và kinh tế. Quân đội Myanmar được coi là phe thân Trung Quốc, có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Do đó, Chính quyền của Đảng NLD khó có thể có sự thay đổi lớn chính sách đối với Trung Quốc; hoặc nếu cố tình đi quá giới hạn, khả năng điều hành đất nước là rất khó khăn, không loại trừ nguy cơ đảo chính quân sự nếu như quyền lợi của Quân đội không được đảm bảo.

Ba là, sự cải thiện quan hệ Mỹ - Myanmar cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của Ấn Độ, Nhật Bản… khó có thể triệt tiêu sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar. Quan hệ Mỹ - Myanmar sau thời gian cải thiện và phát triển nhanh chóng đã chững lại. Sau “thời kỳ trăng mật” kéo dài gần ba năm, “thành quả dễ dàng có được” trong quan hệ Mỹ - Myanmar đã không còn. Chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Myanmar cũng đứng trước cục diện “tiến thoái lưỡng nan”, thay vào đó Mỹ áp dụng chính sách “có điều chỉnh” linh hoạt hơn, chuyển từ khích lệ là chính sang gia tăng sức ép. Bất đồng giữa hai nước tăng lên, quan hệ Mỹ - Myanmar có phần bị đình trệ. Trong tương lai gần, chính sách của Mỹ đối với Myanmar có thể sẽ có những điều chỉnh nào đó cho phù hợp với tình hình mới, nhưng vẫn đứng trước rất nhiều ràng buộc khó khăn về cả đối nội và đối ngoại, quan hệ hai nước khó có thể có được bước đột phá mới. Đối với Myanmar, Mỹ không phải là động cơ chính khiến Myanmar tiến hành cải cách, càng không phải nhân tố then chốt nhất để Myanmar hoàn thành thành công dân chủ hóa. Triển vọng cải cách của Myanmar vẫn được quyết định bởi chính nước này.

Trong khi ảnh hưởng của Ấn Độ, Nhật Bản đối với Myanmar không thực sự nổi trội thì Trung Quốc đã có sự điều chỉnh kịp thời trong chính sách đối với Myanmar, mang lại hiệu quả tích cực, dần lấy lại niềm tin của Chính phủ cũng như người dân Myanmar đối với Trung Quốc. Theo thống kê của Chính phủ Myanmar, đến tháng 8/2016, đầu tư của Trung Quốc vào Myanmar đạt 25,4 tỷ USD, chiếm 40% toàn bộ đầu tư nước ngoài mà Myanmar có được từ năm 1988 đến nay, gấp 3,5

lần tổng của các nước phương Tây như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu cộng lại40. Từ năm 2011-2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc-Myanmar lần lượt tăng 73,2%, 1,8% và 35,6% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2014, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt 24,97 tỷ USD, tăng 144,9% so với năm 2013, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar. Vai trò của Trung Quốc đối với đầu tư Myanmar, với việc cải thiện cơ sở hạ tầng Myanmar là rất lớn, trong khi đa số các dự án cơ sở hạ tầng này các doanh nghiệp phương Tây không muốn tham gia vì nguyên nhân tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư thấp. Hợp tác kinh tế và thương mại song phương vừa là nhu cầu phát triển chung, vừa là động lực và chất xúc tác cho sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Có thể thấy, quan hệ Trung Quốc - Myanmar đã có lịch sử hàng nghìn năm, Trung Quốc đã gây dựng được ảnh hưởng rất lớn trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, để thay thế vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar không phải là chuyện một sớm một chiều. Tuy nhiên, quan hệ Trung Quốc-Myanmar trong thời gian tới cũng sẽ có sự thay đổi nhất định, do ảnh hưởng của quá trình mở cửa, dân chủ hóa tại Myanmar cũng như chính sách đối ngoại của chính quyền mới tại nước này. Chính sách đối ngoại dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bà Aung San Suu Kyi sẽ thúc đẩy mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài và quan trọng hơn, sẽ hướng về phương Tây, nơi có thể tìm kiếm các quan hệ đối tác song phương nhằm phục vụ xây dựng lại đất nước. Trước đây, các khoản đầu tư đơn phương của Trung Quốc tại Myanmar được khuyến khích dù chúng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển quốc gia và nghiêm trọng hơn, làm bùng lên những căng thẳng sắc tộc ở các khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Tuy nhiên, Myanmar đã thay đổi thái độ, rõ ràng Myanmar đã trở nên thận trọng hơn đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc, bất chấp những lời hứa "hào phóng và ngon ngọt" của nước này. Trong tương lai, Myanmar có thể phải cân bằng các mục tiêu bành trướng của Trung Quốc thông qua các khoản đầu tư vào nước này với phương Tây và các nước Đông Nam Á khác.

40 Thông Tấn xã Việt Nam (2016), Thăm Trung Quốc trước Mỹ: Phải chăng Aung San Suu Kyi đang lựa chọn đứng về một bên, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 217-TTX, ngày 23/8/2016, tr2.

Con đường mà bà Aung San Suu Kyi chọn cho Myanmar là trung lập. Vì thế, bà được cho là sẽ phát triển quan hệ hợp tác với cả Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, cân bằng quan hệ và dùng các mối quan hệ này để làm đối trọng giúp Myanmar đạt được lợi ích cao nhất có thể. Về phía Trung Quốc , trước thực tế mới ở Myanmar , nước này cũng đã thể hiện rằng họ nhanh chóng thích nghi với tình hình mới tại quốc gia láng giềng, và có những điều chỉnh để cải thiện mối quan hệ này. Trên thực tế, việc Myanmar “hướng Tây” sẽ không làm mất đi mối quan hệ láng giềng thân thiện lâu năm giữa Trung Quốc và Myanmar. Nhưng chắc chắn rằng, Trung Quốc sẽ không còn chiếm vị trí độc tôn tại Myanmar như trước41.

3.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc - Myanmar đến khu vực Đông Nam Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015 (Trang 72 - 77)