Tác động của quan hệ Trung Quốc-Myanmar đến khu vực Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015 (Trang 77 - 82)

CHƢƠNG 1 : CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ

3.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc-Myanmar đến khu vực Đông

Đông Nam Á là một trong những khu vực mà cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn gia tăng ảnh hưởng. Bước sang thế kỷ XXI, Đông Nam Á càng nổi lên là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn bởi Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, tiềm lực kinh tế của đại đa số các quốc gia trong khu vực liên tục tăng trưởng ở mức cao, các hình thức liên kết và hợp tác giữa các thành viên trong khối ASEAN không ngừng được đẩy mạnh, tạo cho khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những ưu thế này đã đưa Đông Nam Á trở thành một mảnh đất có vị trí quan trọng trong chiến lược vươn rộng ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu đồng thời thực hiê ̣n chiến lược kiềm chế lẫn nhau của cả Mỹ và Trung Quốc. Đối với Mỹ, Đông Nam Á là một bàn đạp để Mỹ cô lập, kiềm chế sự trỗi dậy cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, bảo vệ an ninh và quyền lợi của Mỹ trong khu vực. Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á càng trở nên quan trọng và không thể thiếu cho thực hiện hàng loạt các chiến lược

ngắn hạn và dài hạn của nước này. Trung Quốc coi đây là một mắt xích quan trọng cho chiến lược tiến xuống châu Đại Dương, nhằm đẩy lùi vai trò của Mỹ sang phía bên kia bờ Thái Bình Dương. Đồng thời đây cũng là khu vực có ý nghĩa sống còn đối với chiến lược tăng cường vai trò quốc tế, gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, phá vỡ thế bao vây, cô lập của Mỹ.

Để có được “vùng đệm” trọng yếu Đông Nam Á này , Trung Quốc đã và đang từng bước thực hiện nhiều bước đi quan trọng, mà cụ thể là tăng cường mối quan hệ với từng nước ở Đông Nam Á trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại, quân sự, văn hóa… Thời gian gần đây, Trung Quốc đang đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với ASEAN nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và lôi kéo một số nước ASEAN ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Quan hệ Trung Quốc - ASEAN được thắt chặt và triển khai trên nhiều lĩnh vực. ASEAN hiện là đối tác thương ma ̣i lớn thứ 3 của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nước đầu tiên xây dựng khu thương mại tự do với Đông Nam Á và liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009 đến nay. Trung Quốc - ASEAN đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nền tảng hợp tác về kinh tế - thương mại và đầu tư, tạo khuôn khổ mới về kết nối hợp tác giữa hai bên, góp phần đưa Trung Quốc và ASEAN trở thành một trong các hình mẫu hợp tác thành công giữa ASEAN và các đối tác chiến lược. Hai bên liên tục tổ chức các Hội nghị, diễn đàn, hội chợ như: Hô ̣i nghi ̣ thượng đỉnh về Phát triển và Hợp tác tài chính Trung Quốc - ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Trung Quốc - ASEAN; Hô ̣i nghi ̣ về Hợp tác thương ma ̣i và đầu tư xuyên biên giới ; Hô ̣i chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO)… nhằm giao lưu, thúc đẩy hợp tác kinh tế. Về hợp tác an ninh - quốc phòng, đây là một thành tố quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN. Trung Quốc muốn cùng ASEAN hợp tác để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực, khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục điều phối và hợp tác với ASEAN trong các cơ chế đa phương như Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) và Diễn đàn khu vực (ARF); ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong các cơ chế liên quan và cùng xây dựng cấu trúc hợp tác an ninh khu vực mang tính chất mở, minh bạch và bình đẳng. Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung

Quốc - ASEAN còn tồn tại một số khó khăn, đặc biệt là bất đồng giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Bất đồng giữa Trung Quốc và ASEAN trong vấn đề Biển Đông chủ yếu xuất phát từ chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương trực tiếp với nước liên quan của Trung Quốc và việc hai bên không đạt được đồng thuận trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông, nhất là nội dung cũng như cách thực thi Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Chính vì vậy, Trung Quốc đang tích cực sử dụng sức ảnh hưởng chính trị và tiềm lực kinh tế lớn để vận động ngoại giao, viện trợ kinh tế cho một số nước ASEAN, tìm cách làm sâu sắc thêm những bất đồng trong ASEAN về vấn đề Biển Đông. Trước sự cám dỗ của Trung Quốc, một số nước ASEAN đã “không giữ được mình”, chấp nhận sự lệ thuộc và nghe theo sự sắp xếp của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Điển hình là việc Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ về việc đạt được thỏa thuận với Lào, Campuchia và Brunei về vấn đề Biển Đông; tìm mọi cách để một số nước ASEAN ủng hộ lập trường của mình trong vấn đề Biển Đông nhằm chia rẽ ASEAN và tìm cách đẩy tranh chấp Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự tại các diễn đàn đa phương do ASEAN tổ chức. Một dẫn chứng tiêu biểu vào năm 2012, khi Campuchia với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN đã thể hiện mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, thẳng thừng bác yêu cầu đưa vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung trong Hội nghị cấp cao ASEN, khiến Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần đầu tiên không ra được thông báo chung.

Là thành viên ASEAN, Myanmar có vai trò tác động quan trọng trong quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc. Như đã phân tích ở trên, Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với ASEAN và đang tìm cách chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông, lôi kéo từng nước ASEAN theo lập trường của mình. Với cơ chế hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận, chỉ cần một nước trong khối không nhất trí, ASEAN sẽ gặp khó khăn và không thể có được tiếng nói chung (trường hợp Campuchia năm 2012 nêu trên là một ví dụ). Việc Myanmar suy yếu và phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong hơn hai thập niên qua đã khiến ASEAN phải đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề đoàn kết nội khối, lôi kéo Myanmar hội nhập sâu trong Hiệp hội; chịu sức ép của Mỹ, EU lên ASEAN nhằm kiềm chế và ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của

Trung Quốc; nguy cơ ASEAN trở thành “thuộc địa kiểu mới” do chính sách khai thác cạn kiệt tài nguyên thô trong hợp tác của Trung Quốc…

Năm 2014, Myanmar được ASEAN lựa chọn làm Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội. Đây là một bước đi thể hiện chính sách “tiếp xúc mang tính xây dựng” của ASEAN đối với Myanmar. Với khẩu hiệu trong năm Chủ tịch luân phiên là “Tiến lên trong sự đoàn kết hướng tới một cộng đồng ASEAN hòa bình và thịnh vượng” cho thấy Myanmar đã thực sự hòa nhập vào đời sống của ASEAN và quyết tâm cùng với các thành viên Hiệp hội xây dựng một cộng đồng ASEAN hòa bình và thịnh vượng42. Trên cương vị chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2014, Myanmar đã tuyên bố vấn đề tranh chấp trên biển Đông là một trong những vấn đề chính được thảo luận tại các Hội nghị của ASEAN và cho công bố đến bốn thông cáo về tình hình tại Biển Đông (nhiều nhất từ trước đến giờ). Đây là động thái thể hiện sự nhìn nhận khách quan của Myanmar đối với các vấn đề khu vực, không bị chi phối bởi nước khác. Tại Hội nghị này, với việc ASEAN đưa ra tuyên bố chung bày tỏ “lo ngại về những diễn tiến gần đây ở biển Đông làm căng thẳng khu vực” đã thể hiện vai trò của chủ tịch luân phiên của Myanmar. Đồng thời, nó cũng phần nào thể hiện sự ủng hộ của Myanmar đối với Việt Nam trong vấn đề này43. Tiếp đó, trong Thông cáo ngày 13/7/2016 về phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Myanmar đã kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, tránh các hành động đe dọa hay sử dụng vũ lực. Thông cáo viết: "Myanmar sẽ tiếp tục làm việc với các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc để thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả, dựa trên nguyên tắc đồng thuận, về Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất bộ quy tắc ứng xử (COC)". Mặc dù Trung Quốc bác bỏ bản án, Myanmar vẫn luôn gắn bó với nguyên tắc tôn trọng luật pháp, kể cả trong quan hệ đối ngoại. Như vậy, có thể thấy quan điểm của Myanmar về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, thể hiện quan điểm trung lập, không chịu sức ép của Trung Quốc đồng thời tương thích với các nguyên tắc chung của ASEAN.

42 Chi tiết tại bài viết: Myanmar and politics of Asean slogans, đăng trên

http://www.nationmultimedia.com/opinion/Myanmar-and-politics-of-Asean-slogans-30213438.html

Myanmar là một phần quan trọng trong đại kế hoạch “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với mục tiêu xây dựng hạ tầng và hoạt động thương mại trải dài từ Châu Á tới Châu Phi và Châu Âu. Trung Quốc đã triển khai rất nhiều dự án lớn tại Myanmar, điển hình là đường ống dẫn dầu từ Myanmar tới vùng Tây Nam Trung Quốc, cho phép Trung Quốc nhập dầu thô từ Trung Đông và Châu Phi mà không cần vận chuyển bằng đường biển qua Malacca và Biển Đông. Mặc dù được hưởng lợi không nhỏ từ các dự án trên, song Chính quyền Myanmar rất thận trọng, có thời điểm đã kiên quyết đình chỉ một số dự án của Trung Quốc do tác động xấu đến môi trường và xã hội. Đối với các thỏa thuận hợp tác khu vực như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Khu vực Tự do Thương mại ASEAN - Trung Quốc (CAFTA), Myanmar đều tham gia với tư cách thành viên ASEAN tuy nhiên ở mức độ hạn chế do những điều kiện nội tại của nước này.

Bên cạnh đó, quan hệ Trung Quốc - Myanmar tốt đẹp cũng góp phần trực tiếp tạo môi trường hòa bình ổn định chung trong khu vực. Trung Quốc là quốc gia có chung đường biên giới với nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Myanmar. Khu vực biên giới Trung Quốc - Myanmar đang tồn tại rất nhiều vấn đề mâu thuẫn về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột bùng phát. Trung Quốc còn bị cáo buộc hậu thuẫn cho một số nhóm vũ trang ly khai tại đây, khiến vấn đề càng trở nên khó giải quyết đối với Chính phủ Myanmar. Các cuộc giao tranh bùng phát các năm 2012, 2013, 2015 đã khiến quan hệ hai nước có lúc trở nên căng thẳng. Đây cũng là một trong những nguy cơ gây bất ổn đối với khu vực Đông Nam Á.

Cùng với xu thế chung hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới, khu vực, Myanmar đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào các hoạt động chung, từng bước nâng cao vai trò vị thế của mình trên các diễn đàn khu vực, quốc tế. Sự tăng cường phối hợp giữa Myanmar với các nước ASEAN đóng vai trò rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của tổ chức này, cũng như mối quan hệ của ASEAN với các đối tác lớn trong đó có Trung Quốc. Myanmar là một cửa ngõ

để Trung Quốc đi vào ASEAN, là một trong những đối tượng Trung Quốc muốn lôi kéo để tác động ngược trở lại ASEAN nhằm đạt được mục đích của mình trên con đường phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015 (Trang 77 - 82)