Về lĩnh vực hành chính, pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam (Trang 49 - 55)

1 34 tu lượ ể ru uốc

2.1. Về lĩnh vực hành chính, pháp lý

Đẩy mạnh triển khai chiến lược biển theo chủ trương, chính sách của Ban lãnh đạo Trung Quốc, với mục đích khẳng định chủ quyền trên các đảo, quần đảo, khu vực mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của các nước khác, Trung Quốc đã rất tích cực trong việc thành lập các cơ quan hành chính và triển khai các hoạt động quản lý hành chính trên thực địa, rõ ràng nhất là việc Trung Quốc thành lập trái phép cái g i là “thành phố Tam Sa” bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 21/6/2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam. Ngay sau khi tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa”, Trung Quốc đã tập trung hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy lãnh đạo, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai các hoạt động “quản lý hành chính” trên thực địa.

V hoàn thiện b máy tổ ch lã đ o c “t p ố S ”:

Ngày 17/7/2012, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam đã thông qua quyết định thành lập “Hội đồng Nhân dân Tam Sa”. Tiếp đó, ngày 21/7/2012, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam đã ra quyết định thành lập bộ máy chính quyền và tiến hành bầu cử các vị trí lãnh đạo chủ chốt; ngày 24/7/2012, tỉnh Hải Nam đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển cho các cơ quan của “thành phố Tam Sa”, và lấy ngày 24/7/2012 là ngày thành lập của thành phố này. Hiện tại, bộ máy nhân sự của “thành phố Tam Sa” gồm: Phù Giang (nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam) làm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân; Tiêu Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Khoa h c kỹ thuật tỉnh Hải Nam) làm Thị trưởng kiêm Bí thư Thành ủy; La Nghị Cương (nguyên Chánh án Tòa án Hình sự tỉnh Hải Nam) làm Chánh án Tòa án Nhân dân và Trần Á Xuân (cán bộ Viện Kiểm sát tỉnh Hải Nam) làm Viện trưởng Viện Kiểm sát “thành phố Tam Sa”.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc (25/7/2012) cũng bổ nhiệm đại tá Thái Hỷ Hồng làm Tư lệnh, đại tá Liêu Triều Nghị làm Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự “thành phố Tam Sa”. Trước đó, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập “Khu vực cảnh giới và phòng thủ quân sự Tam Sa” với lực lượng triển khai là một đơn vị cấp sư đoàn tại đảo Ph Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa; yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự “thành phố Tam Sa” sớm hoàn thiện cơ cấu chỉ huy, thông tin liên lạc, trinh sát…

ườ đầu tư x y d sở h tầ v đư ười dân ra các đảo sinh sống:

Sau khi thành lập “thành phố Tam Sa”, Trung Quốc tích cực đầu tư, xây dựng các cơ sở hạ tầng tại đây: (i) Tại đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã xây dựng và nâng cấp 10 tuyến đường chính, 8 tuyến đường phụ và 7 đường nhánh với tổng chiều dài 12km; dự kiến chi hơn 10 tỷ NDT (1,5 tỷ USD) để thực hiện một số dự án cảng biển, tòa thị chính, cơ sở hậu cần quân sự, trung tâm hỗ trợ hoạt động khai thác và quản lý biển, trạm phát điện năng lượng mặt trời, nhà máy l c nước biển; Tờ Nhân Dân nhật báo (1.2014) đăng bài cho biết tại Ph Lâm đã có khu thương mại “tương tự như Vương Phủ Tỉnh (một trong những phố mua sắm nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh)”, theo đó, khu thương mại nằm trên con đường mang tên Bắc Kinh ở Ph Lâm, có siêu thị, bệnh viện, bưu điện, máy r t tiền…; ngày 14/6/2014, Trung Quốc tuyên bố khởi công xây dựng công trình trường h c tại đây với tổng diện tích 4.650 m2 và vốn đầu tư hơn 5,7 triệu USD; (ii) Phát triển mạng lưới các trạm quan sát khí tượng và lắp đặt thiết bị truyền hình vệ tinh tại một số đảo, bãi đá ở Hoàng Sa; khai trương “Mạng thông tin dự báo hải dương Tam Sa”; (iii) Khai thông dịch vụ mạng CDMA 3G trên đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc g i là Vĩnh Thử) và dự kiến sẽ mở thêm 7 trạm dịch vụ mạng 3G tại các đảo, bãi xung quanh để cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho binh lính và tàu cá Trung Quốc hoạt động tại khu vực; đưa vào sử dụng trạm

phát sóng 4G tại đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa, cho đến nay, sóng điện thoại đã được phủ trên bảy đảo thuộc Hoàng Sa gồm đảo Ph Lâm, đảo Quang Ảnh, đảo Cây, đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn, đảo Quang Hòa và đảo Linh Côn; (iv) Đặc biệt từ giữa năm 2014 đến nay, Trung Quốc tiến hành bồi đắp, xây dựng quy mô rất lớn tại các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn, Xu bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã hoàn thành các cơ sở hạ tầng và tiến hành thử nghiệm đường băng xây dựng tại bãi đá Chữ Thập, hiện nay chuẩn bị hoàn thành hai đường băng nữa tại bãi đá Vành Khăn và Xu Bi.

Khi đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng, Trung Quốc tích cựu đưa dân ra các đảo sinh sống và triển khai các hoạt động thăm quan du lịch đến “thành phố Tam Sa”. Truyền thông Nhật cho biết vào năm 2012, Trung Quốc công bố số cư dân của h sống trên đảo Ph Lâm là 4.000 người, trong đó khoảng 2/3 là lính. Trung Quốc cũng triển khai chính sách hỗ trợ tài chính, áp dụng nhiều chương trình phát triển để chiêu dụ người dân chuyển từ đại lục ra sống tại đảo Ph Lâm. Theo một số ngư dân sinh sống tại đảo Ph Lâm, chính quyền cho biết nếu người dân sống hơn 6 tháng mỗi năm tại đảo thì hàng ngày có thể kiếm 35 nhân dân tệ (khoảng 5,6 USD), nếu ở lâu hơn thì trợ cấp sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai các tuor du lịch đến quần đảo Hoàng Sa. Ngày 28/4, tàu du lịch Coconut Princess (Gia Hương công ch a) của Công ty vận tải biển eo biển Hải Nam đã ngang nhiên chở hơn 200 người Trung Quốc từ Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam) ra du lịch trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đẩy m nh các ho t đ ng quản lý hành chính, chấp pháp trên biển:

Trung Quốc đã cấp phát chứng minh nhân dân và thẻ cư tr đợt đầu cho người dân “thành phố Tam Sa” (17/7/2013) [30]; công bố thành lập Ủy ban công tác và Ủy ban quản lý nhóm đảo Vĩnh Lạc (quần đảo Lưỡi Liềm) thuộc “thành phố Tam Sa” (22/7/2013) [44]; Sở Công thương “thành phố Tam Sa”

(21/7/2013) đã cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho 5 doanh nghiệp Trung Quốc trong các lĩnh vực hàng không, cấp nước, ngư nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng; hãng hàng không Trung Quốc Meiya Air mở đường bay thẳng từ thành phố Tam Á (Hải Nam) tới “thành phố Tam Sa” nhằm thu hút khách du lịch [45]. Trung Quốc còn đóng các tàu tiếp tế “Tam Sa 01”, “Tam Sa 02” để vận chuyển nguyên vật liệu giữa các đảo trong phạm vi “thành phố Tam Sa” [47] [50] [63]. Đáng ch ý, Trung Quốc đã hợp nhất các lực lượng chấp pháp biển vào Cục Hải dương quốc gia và tăng cường công tác tuần tra, giám sát, nhiều lần xua đuổi, bắt giữ tàu cá các nước hoạt động trong phạm vi quản lý của “thành phố Tam Sa”.

Song song với việc tiến hành thành lập các cơ quan hành chính, quản lý hành chính tại các khu vực biển xung quanh, Trung Quốc cũng rất tích cực ban hành, áp dụng các điều luật, quy định để củng cố cơ sở pháp lý cho các yêu sách cũng như hoạt động quản lý, khai thác của Trung Quốc tại các vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của mình, trong đó có cả các khu vực biển, đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của các nước khác, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.

Về triển khai luật pháp hải dương, Trung Quốc đã xây dựng một số luật cơ bản về biển như Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1998), Luật bảo vệ hải đảo (3/2010)... phục vụ cho triển khai chiến lược biển. Tháng 6/2012, Trung Quốc ban hành “Điều khoản về quản lý, dự báo, giám sát hải dương” để quản lý các hoạt động vận tải, đánh bắt, khai thác tài nguyên biển. Tháng 8/2013, Trung Quốc khai trương Hệ thống giám sát hải đảo toàn quốc, cung cấp các thông tin về thời tiết, hoạt động chấp pháp, giao thông hàng hải, tình hình các vùng biển, đảo... Ngày 20/8/2015, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Quy hoạch khu chức năng đặc thù biển toàn quốc” [38] nhằm tăng cường quản lý nhà nước toàn diện về phát triển, khai thác và bảo tồn nguồn tài nguyên, khoáng sản và các nguồn lợi

khác ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc. Quy hoạch đã đề ra những nguyên tắc cơ bản, phân khu chức năng, các mục tiêu, đồng thời phân công chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, chính quyền các cấp, các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong việc quán triệt và triển khai thực hiện. Quy hoạch là cơ sở pháp lý quan tr ng để các ban ngành, địa phương của Trung Quốc tăng cường xây dựng, triển khai các kế hoạch phục vụ thực hiện chiến lược biển chung của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc đã có những bước điều chỉnh công tác quản lý và chấp pháp hải dương ở tầm vĩ mô để thống nhất chỉ đạo đối với 17 cơ quan đầu mối có trách nhiệm thực thi việc chấp pháp biển của Trung Quốc. Song hành với hoàn thiện cơ cấu, Trung Quốc cũng ban hành nhiều quy định cụ thể đối với nghề cá, vận tải biển, phòng vệ biển như “Điều khoản về quản lý, dự báo, giám sát biển” ra ngày 1/6/2012, hoặc “Thông tư về việc tăng cường thêm một bước công tác quản lý biển và các vấn đề liên quan” (Thông tư số 24, ra năm 2004, điều số 10 quy định về việc “tăng cường hóa cơ chế phối hợp chấp pháp trên biển” của Quốc vụ viện Trung Quốc).

Tại khu vực Biển Đông, từ lâu Trung Quốc đã đẩy mạnh luật pháp hóa về biển, xây dựng ban hành nhiều văn bản pháp quy khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ khu vực Biển Đông như: Văn kiện của Bộ ngoại giao Trung Quốc (1980) về “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa); “Chương trình khai thác biển” và “Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHND Trung Hoa” (1998); chương trình “Dự án 908 về điều tra tổng hợp biển gần” (2004); chính thức đưa ra yêu sách về “đường lưỡi bò” trong đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao với Việt Nam (cuối năm 2007); Trung Quốc thông báo “Cương yếu quy hoạch phát triển sự nghiệp biển quốc gia” và “Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc” (2008); Ban hành Luật bảo vệ hải đảo (3/2010).

Trung Quốc cũng đã đưa vào Luật để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, điều 2 “Luật lãnh hải và các vùng phụ cận của nước CHND Trung Hoa” (thông qua ngày 25/2/1992 tại k h p lần thứ 24 Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 7) quy định, “Lãnh thổ của nước CHND Trung Hoa bao gồm phần đất liền của nước CHND Trung Hoa, các đảo duyên hải, Đài Loan và các đảo quy thuộc bao gồm cả đảo Điếu Ngư, Quần đảo Bành Hồ, Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc nước CHND Trung Hoa”. Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1998) một lần nữa chính thức thể hiện quan điểm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và đều có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng, Trung Quốc thường g i là “vùng nước phụ cận”.

Từ đầu năm 2007 đến giữa năm 2010, Trung Quốc tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để củng cố cơ sở pháp lý cho các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Tiếp theo Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp (1992), Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1998), tới tháng 5/2009 cùng với việc đệ trình lên Liên hợp quốc tuyên bố phản đối Đệ trình Ranh giới ngoài Thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia trên Biển Đông, Trung Quốc lần đầu tiên đã đính k m bản đồ “đường lưỡi bò” trong một tuyên bố quốc tế, công khai yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc đối với 80% diện tích Biển Đông.

Đáng ch ý, bắt đầu từ năm 1998 đến nay, hàng năm Trung Quốc đều đơn phương đưa ra và áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông. Điều đáng nói là Trung Quốc không chỉ cấm đánh bắt cá ở vùng biển thuộc chủ quyền của nước này mà bao gồm cả vùng biển Việt Nam, thuộc chủ quyền của Việt Nam và một số nước trong khu vực. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông nhưng đẩy lên một cấp độ mới quyết liệt hơn, trắng trợn hơn với thời hạn cấm dài hơn nửa tháng và phạm vi mở rộng hơn (những năm gần đây “lệnh cấm” được

áp dụng từ ngày 16/5-01/8), đồng thời đẩy mạnh tuần tra kiểm soát nhằm thực thi hiệu quả lệnh cấm, khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, tổ chức nhiều đợt tàu ngư chính, hải giám tuần tra, kiểm soát, xua đuổi, bắt giữ tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa và vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ gây hoang mang, lo lắng cho ngư dân Việt Nam va các nước trong khu vực.

Có thể thấy với chủ trương đẩy mạnh triển khai chiến lược biển, trong những năm qua Trung Quốc rất tích cực thực hiện các biện pháp nhằm củng cố cơ sở pháp lý đối với các yêu sách chủ quyền và hoạt động quản lý, khai thác tài nguyên tại các khu vực biển của Trung Quốc, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc coi biện pháp pháp lý là cơ sở vững chắc để triển khai chiến lược biển trên các lĩnh vực khác như kinh tế, quân sự...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)