1 34 tu lượ ể ru uốc
2.3. Về lĩnh vực quân sự
Việc triển khai chiến lược quân sự hải dương của Trung Quốc không chỉ để phòng thủ lục địa khỏi các nguy cơ tấn công từ biển, mà còn để phục vụ cho các mục tiêu khác như toàn vẹn lãnh thổ, đòi hỏi yêu sách lãnh thổ tại Biển Đông, Hoàng Hải, Hoa Đông. Mặt khác, cả Mỹ và Trung Quốc đang cùng nhắm tới nhiều lợi ích toàn cầu và đang dần tiến tới cạnh tranh khẳng định sức mạnh hải dương của mình trước các vấn đề như Triều Tiên, Đài Loan, Đông Nam Á. Và mặc dù có những lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề an ninh hàng hải, với 95% lượng thương mại của Trung Quốc và 90% của Mỹ dựa vào tuyến đường biển, nhưng xung đột giữa một
sức mạnh hải dương đã được thiết lập là Mỹ và một sức mạnh đang hình thành là Trung Quốc vẫn dễ xảy ra tại Đông Á. Trong khi chưa đủ tiềm lực, Trung Quốc triển khai xây dựng tiềm lực quân sự theo hướng bất đối xứng.
Trung Quốc đang chuyển từ dùng hải quân phòng thủ ven biển sang vươn tới các vùng nước tranh chấp, các tuyến đường biển xa và ngăn không cho lực lượng hải quân Mỹ, Nhật, Ấn tiếp cận gần bờ. Vì vậy, Trung Quốc đang tận dụng phát triển công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo tác chiến để mở rộng khả năng tìm diệt mục tiêu đối phương bằng các loại tên lửa, tàu ngầm, vũ khí vũ trụ và đẩy mạnh khả năng chống tiếp cận đường biển. Để tăng thiệt hại và tốn kém cho các hạm tàu sân bay, tàu nổi của các đối thủ một khi xung đột nổ ra, Trung Quốc đang gia tăng các loại tên lửa đạn đạo, tàu ngầm tấn công giảm âm, các máy bay ném bom tiên tiến thế hệ thứ 4, thứ 5 và tấn công an ninh mạng. Hiện nay quân đội Trung Quốc đang có khoảng 500 máy bay chiến đấu không cần tiếp dầu trên không mà có khả năng tác chiến với bán kính mở rộng tới phạm vi đảo khu vực Đài Loan. Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 như J-31 đã bay thử ngày 31/10/2012; Trung Quốc cũng nâng cấp các máy bay ném bom hỗ trợ đổ bộ H-6 (phiên bản từ TU-16 của Nga), khi được hỗ trợ tiếp dầu trên không, các máy bay tiêm kích và cường kích của Trung Quốc đã có thể tạo ra một bán kính không chiến và ngăn chặn tiếp cận mở rộng ra tới chuỗi đảo thứ 2.
Để vươn xa, Trung Quốc đang thực hiện mục tiêu đa dạng hóa trang bị cho lực lượng hải quân, xây dựng các loại tàu tác chiến theo các hướng tác chiến cận bờ và xa bờ (Sau khi thử nghiệm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc còn đang phát triển loại tàu TYPE 081, là tàu trở trực thăng tấn công như của hải quân phương Tây để mở rộng hoạt động ra khỏi khu vực Đông Nam Á), từ đó tăng dần khả năng kiểm soát từ chuỗi đảo thứ nhất ra chuỗi đảo thứ hai, vùng eo biển Malacca và cả bờ tây Thái Bình Dương (Năm 2012, Hải quân Trung Quốc đã triển khai một đội tàu chiến 7 chiếc, vượt qua chuỗi đảo thứ nhất để
tiến hành hoạt động huấn luyện). Mặt khác, Trung Quốc đang vận dụng luật pháp quốc tế để đưa lực lượng hải quân vươn ra xa hơn nhằm đảm bảo lợi ích hải dương cần thiết của một nước lớn (Sử dụng luật pháp quốc tế, Trung Quốc bắt đầu có các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác mà không có sự cho phép từ những quốc gia ven biển này, điều mà Mỹ đã từng làm với Trung Quốc). Xu hướng, dù chưa mạnh như Mỹ, nhưng Trung Quốc muốn đạt được khả năng triển khai sức mạnh trên toàn cầu trong những hoạt động hải quân có cường độ cao tại một thời điểm nhất định. Đây là điều mà hải quân nh Quốc đã thực hiện tại Nam Thái Bình Dương, khi tổ chức tái chiếm quần đảo Falkland/Malvinas hồi đầu thập niên 1980.
Để thực thi các chính sách và các mục tiêu của chiến lược biển, Trung Quốc đã áp dụng một cách có hệ thống tổng thể các công cụ sức mạnh biển từ các ngành công nghiệp đóng tàu, các công ty vận tải biển đến các lực lượng biển và hải quân. Mặc dù áp dụng tổng thể các công cụ trên nhưng tham v ng trở thành cường quốc biển của Trung Quốc có thể thấy rõ nhất qua việc phát triển Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PL N). Đây cũng chính là lực lượng quan tr ng nhất đảm bảo sức mạnh biển của Trung Quốc.
Trong thời k Chiến tranh lạnh, tư duy hải quân của Trung Quốc chủ yếu là phòng thủ bờ biển. Đặc biệt trong thập niên 1970-1980, những lực lượng hải quân chiến lược của Trung Quốc chủ yếu đóng ở khu vực bờ biển phía Đông và biên giới phía Bắc do Trung Quốc lo ngại xung đột với Liên Xô. Từ sau Chiến tranh lạnh, tư duy hải quân Trung Quốc đã có sự thay đổi căn bản và chuyển dần sang thế chủ động, ch tr ng vào chất lượng và vận dụng công nghệ hiện đại hơn là ch tr ng dựa vào số đông.
Về cơ cấu lực lượng hải quân, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng lực lượng tàu chiến. Kết cấu lực lượng hải quân cho thấy Trung Quốc đang chuyển dần từ phòng ngự sang chống tiếp cận và cả tấn công, từ biển gần sang biển xa. Cùng với “Bốn phương châm chiến lược”, Trung Quốc đề ra
“Bốn tiêu chí” trong đó tiêu chí đầu tiên chính là “Tạo m i điều kiện để trở thành một siêu cường, bao gồm xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh mẽ, kiểm soát các vùng biển mở và thách thức sự thống trị toàn cầu của Hoa K ”. Để làm được việc đó, Trung Quốc sẽ hoàn thành “Bảy dự án tr ng điểm” phát triển quân sự trong giai đoạn 2010 – 2020, nhấn mạnh đến “Dự án tàu sân bay (dự án 48)”. Từ tháng 9/2012, Trung Quốc đã đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động và hiện nay đang đóng tàu sân bay thứ hai, lớn hơn nhiều so với tàu Liêu Ninh. Theo đó, Trung Quốc sẽ đóng mới và đưa vào trang bị hai tàu sân bay có lượng giãn nước khoảng 60-65 ngàn tấn. Đồng thời, thực hiện một loạt dự án k m theo (tàu hộ tống loại lớn, máy bay tiêm kích trên hạm J-15, trung tâm và căn cứ huấn luyện…) với chi phí khoảng 10 tỷ USD. Việc sở hữu tàu sân bay sẽ gi p Bắc Kinh bảo vệ các tuyến đường biển, đặc biệt là không lực hải quân là một thành phần quan tr ng của các hoạt động can thiệp hiện đại. Bên cạnh đó, sở hữu tàu sân bay là một tuyên bố khéo léo về quyền lực và tham v ng của Bắc Kinh. Nhóm tác chiến dựa vào tàu sân bay luôn được thừa nhận là một hệ thống vũ khí mạnh nhất sau vũ khí hạt nhân. Cùng với tàu nổi, tàu ngầm hạt nhân và máy bay tấn công thì tàu sân bay đi vào hoạt động sẽ là sự bổ sung quan tr ng cho tiềm lực vũ khí của Trung Quốc. Trung Quốc dự định sẽ đóng thêm nhiều tàu ngầm nguyên tử tấn công chiến lược mới bằng việc xây dựng chương trình phát triển tàu ngầm nguyên tử, tiếp tục sản xuất loại tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) mới nhất 094 (lớp Kim), đồng thời có kế hoạch đóng 5 chiếc loại 095 tiên tiến hơn từ nay đến năm 2020, dự kiến chi phí khoảng 500 triệu USD/năm cho việc nghiên cứu phát triển và sản xuất các dự án này, chưa kể chi phí xây dựng căn cứ tàu ngầm và những vấn đề liên quan đến huấn luyện. Mới đây nhất, Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào sử dụng tàu ngầm hạt nhân lớp Tần có độ ồn rất thấp. Trung Quốc còn phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo chống tiếp cận nhằm đẩy lực lượng của các nước đối nghịch ra xa bờ biển Trung Quốc.
Về năng lực phối kết hợp giữa các lực lượng để phát huy sức mạnh tổng hợp, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các lực lượng khác nhau trên biển nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp của lực lượng hải quân. Trung Quốc phát triển mô hình “kết hợp chiều ngang” giữa các lực lượng dân dự, chấp pháp, bán quân sự và quân sự trong “chiến lược bắp cải”. Tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc cũng rất tích cực triển khai mô hình này, với lực lượng ngư dân là tiền tuyến, hải giám và ngư chính là trung tuyến và hải quân là ngoại tuyến cùng hỗ trợ bảo vệ lợi ích biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Tiến hành hợp nhất các lực lượng chấp pháp vào sự quản lý và chỉ huy thống nhất của Cục Hải Dương Trung Quốc, lần đầu tiên lực lượng chấp pháp của 4 tỉnh duyên hải tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông, lần đầu tiên diễn tập kết hợp giữa hải quân, hải giám, ngư chính ở Hoa Đông. Trong khi đó mô hình “kết hợp chiều d c” để thống nhất giữa các đơn vị trong cùng một lực lượng như diễn tập kết hợp giữa 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải tại Biển Đông.
Về xây dựng căn cứ bên trong và bên ngoài: Trung Quốc đầu tư xây dựng Tam Á, có triển v ng trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc, làm bến đỗ cho nhiều tàu ngầm tấn công hạt nhân và ít nhất 2 tàu sân bay trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa có căn cứ hải quân ở nước ngoài, mặc dù từ năm 2004 một số h c giả phương Tây cho rằng Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng “chuỗi ng c trai” các căn cứ d c theo Ấn Độ Dương sang Trung Đông và vươn tới tận châu u. Có nhiều thông tin cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư nâng cấp một số cảng nước sâu ở Sri-lanca, xây dựng căn cứ quân sự ở Pakistan và ở Vịnh Eden để hỗ trợ hoạt động chống cướp biển Somali, đầu tư hải cảng ở tận Hy Lạp, Palestine, Israel. Gần đây có h c giả Trung Quốc đã kêu g i Trung Quốc thiết lập mạng lưới 18 các căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Điều này gắn chặt với chiến lược “Một vành đai, một con đường” mà Trung Quốc đang rất tích cực triển khai thực hiện. Chiến lược “Một vành đai, một con đường” liên quan chặt chẽ với việc Trung Quốc đã và đang xây dựng mạng lưới các cơ sở hàng hải có tính lưỡng dụng tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Một số h c giả cho rằng chiến lược “Một vành đai, một con đường” không chỉ là sáng kiến kinh tế vì nó có giá trị và hệ lụy chiến lược khá rõ ràng: (i) Trung Quốc luôn có khả năng dùng kinh tế làm vũ khí gây sức ép về chính trị; (ii) Trung Quốc luôn sử dụng tàu b dân sự và bán quân sự để hỗ trợ cho các tranh chấp trên biển liên quan tới chủ quyền lãnh thổ; (iii)
Trung Quốc đi theo con đường của các cường quốc trong lịch sử là trở thành cường quốc hải quân, có căn cứ quân sự và hải quân ở nước ngoài để bảo vệ lợi ích và các tuyến đường thông thương trên biển. Do đó, các hải cảng mới xây hoặc nâng cấp sẽ tạo cho Trung Quốc khả năng “đánh đồng” giữa khía cạnh quân sự của “chuỗi ng c trai” với khía cạnh thương mại của “Một vành đai, một con đường”.
Về hợp tác quốc tế trên lĩnh vực hải quân: Trung Quốc chưa tham gia nhiều hoạt động hợp tác quân sự quốc tế, nhất là các hoạt động diễn tập quân sự với các nước lớn khác do năng lực còn hạn chế và lo ngại bị lộ các điểm yếu. Trung Quốc chủ yếu tự tiến hành diễn tập và tập trận song phương với một số đối tác, chủ yếu với Nga. Ngoài ra, hải quân Trung Quốc tham gia một số cuộc diễn tập và tuần tra chung ở quy mô nhỏ với hải quân một số nước láng giềng như Hàn Quốc, Pakistan, Việt Nam. Từ năm 2008, Trung Quốc lần đầu tiên tham gia hoạt động quốc tế chống cướp biển Somali tại Vịnh den, tham gia diễn tập chung ở Địa Trung Hải. Bên cạnh các cuộc tập trận và diễn tập chung song phương, Trung Quốc đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động ngoại giao quốc phòng ở khu vực; tham gia tích cực hơn vào các hoạt động hợp tác, xây dựng lòng tin như tìm kiếm cứu nạn.
Trong triển khai chiến lược quân sự tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc ch tr ng tăng cường năng lực và hiện đại hóa hải quân; tăng cường duy trì hải quân tại khu vực nhằm kiểm soát tình hình và s n sàng tham gia giải quyết tranh chấp khi cần thiết; duy trì và sử dụng các lực lượng bán quân sự như tàu hải giám, các tàu đánh bắt cá được trang bị vũ khí kết hợp với các lực lượng điều tra, khai thác tài nguyên tại Biển Đông.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt các hoạt động quân sự quy mô lớn tại khu vực Biển Đông, như xây dựng mở rộng căn cứ hải quân quy mô lớn cho tàu ngầm hạt nhân và tàu mặt nước tại đảo Hải Nam [14]. Đặc biệt, hải quân Trung Quốc đã đưa ra khái niệm “biên giới lợi ích” và tuyên bố “biên giới lợi ích Trung Quốc đến đâu thì sứ mệnh của hải quân Trung Quốc cần phải bảo vệ đến đó” [9]. Điều này khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại về một Trung Quốc s n sàng sử dụng các biện pháp quân sự để giải quyết các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Việc Trung Quốc ngày càng tăng cường duy trì hải quân tại khu vực song song với nâng cao năng lực tác chiến của hải quân đã cho thấy mục tiêu của nước này nhằm mục đích chiếm ưu thế trong cuộc tranh chấp với các nước tại Biển Đông. Hành động này còn gi p Trung Quốc kiểm soát tình hình và s n sàng tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi nước này cho là cần thiết. Xa hơn, tiềm lực quân sự của Trung Quốc bao gồm hải quân sẽ gi p Trung Quốc tạo nên một vành đai vững chắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các thành quả kinh tế, tạo cơ sở cho Trung Quốc gia tăng can dự vào những vấn đề tại Biển Đông, khu vực Đông Nam Á và xa hơn là khu vực CÁ - TBD.
Những hoạt động tăng cường quân sự của Trung Quốc từ việc hiện đại hóa hải quân, tăng cường đề ra các chiến lược hải quân mới đến việc thực hiện các các cuộc tập trận, bắn đạn thật tại Biển Đông (được đẩy mạnh từ năm 2010 cho đến nay) đã chứng tỏ Trung Quốc đang tìm cách mở rộng vùng không gian lãnh thổ, thực thi chiến lược biển nhằm mở rộng ảnh hưởng từ
khu vực Biển Đông ra toàn bộ vùng biển khu vực CÁ - TBD. Hàng năm, Trung Quốc đã “công khai” ngân sách quốc phòng của mình, tuy nhiên hầu hết các nhà phân tích chiến lược trên thế giới đều cho rằng các con số này không đ ng sự thật, chi tiêu quốc phòng thực chất của Trung Quốc lớn hơn nhiều số liệu công bố. Theo báo cáo của cơ quan Tình báo Mỹ, ngân sách quốc phòng thực tế của Trung Quốc cao gấp 2-2,5 lần so với con số công bố, năm 2013 đạt tới 250 tỷ USD, chưa kể ngân sách an ninh nội địa. Đây có thể là chiến lược của Trung Quốc nhằm khiến các quốc gia khác không biết rõ thực lực quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là hải quân như thế nào để nhằm răn đe các quốc gia khác.
Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường các biện pháp can dự vào vùng biển tranh chấp và những vùng biển nằm trong đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia. Sức ép quân sự của Trung Quốc lên các quốc gia trong khu vực được thể hiện rõ rệt qua việc Trung Quốc đơn phương ra