Về công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam (Trang 70 - 76)

1 34 tu lượ ể ru uốc

2.4. Về công tác tuyên truyền

Trung Quốc hết sức coi tr ng công tác tuyên truyền và xem đây là một phương tiện quan tr ng định hướng dư luận trong nước và quốc tế. Ở trong nước, Trung ương ĐCS Trung Quốc đã chỉ đạo các địa phương tiến hành nhiều hoạt động giáo dục văn hóa biển, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo bàn về các vấn đề liên quan đến triển khai chiến lược biển. Các phương tiện truyền thông, các trang mạng lớn của Trung Quốc cũng thường xuyên đăng các bài viết, phân tích, bình luận về việc triển khai chiến lược biển của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa giáo dục văn hóa biển và các trường trung h c và đại h c, khuyến khích h c sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh ở các

trường đại h c nghiên cứu, viết các đề tài về chiến lược cường quốc biển. Các hoạt động tuyên truyền đã đạt hiệu quả cao, gi p nâng cao một cách toàn diện ý thức của nhân dân về biển, về triển khai chiến lược biển.

Ở bình diện quốc tế, Trung Quốc cũng tăng cường tuyên truyền về chiến lược biển thông qua giao thiệp ngoại giao cũng như tại các hội nghị quốc tế về hải dương. Ngoài ra, Trung Quốc chủ động tham gia các cơ chế quốc tế về quản lý các vùng biển chung. Trung Quốc đã thành lập cơ quan quản lý hai vùng biển Bắc Cực và Nam Cực, trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc. Tại Nam cực, từ năm 2004 Trung Quốc đã thiết lập ba trạm nghiên cứu, liên lạc và giám sát tại ba địa điểm khác nhau, ngoài ra còn có một trạm mang tên Hoàng Giang (Yellow River), được Trung Quốc đặt tại Nauy từ năm 2004 (Ba trạm giám sát của Trung Quốc gồm: Trạm “Vạn Lý Trường Thành” nằm tại đảo King George ở phía Tây của Nam Cực. Trạm “Trung Sơn” nằm tại mỏm cao Larsemann ở phía Đông của Nam Cực. Trạm “Côn Lôn” nằm ở phía điểm “Dome ”, ở phần cao nhất của Nam Cực). Trong tháng 5/2013, Trung Quốc cũng đã cùng với Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore giành được quy chế quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực, nơi được cho là nơi lưu giữ tới 13% trữ lượng dầu và 30% trữ lượng khí đốt của thế giới [4] [43] [36].

Đối với khu vực Biển Đông, về cơ bản Trung Quốc luôn khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” của mình đối với Biển Đông qua các tuyên bố chủ quyền trên báo chí cả trong và ngoài nước lẫn các hội nghị quốc tế. Đây là một lập luận hoàn toàn phi lý, song nó thể hiện rất rõ cách tiếp cận của Trung Quốc, là luôn gắn chủ quyền với dạng chủ quyền - bá quyền trong quá khứ [1]. Gắn vấn đề Biển Đông với chủ quyền quốc gia, Trung Quốc muốn qua đó khẳng định Biển Đông luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời cho đến nay, chủ quyền quốc gia vẫn là nhân tố trung tâm, chỉ đạo tư duy và m i

hoạt động về đối ngoại của Trung Quốc, đồng thời cũng là quan điểm chính thức của Trung Quốc trong quan hệ, ứng xử quốc tế. Từ đầu năm 2008 đến nay, Trung Quốc triển khai nhiều biện pháp để củng cố cơ sở pháp lý của các yêu sách và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về chủ quyền ở Biển Đông, phê phán hành vi của các quốc gia khác cùng với việc nhấn mạnh thái độ kiềm chế và hành vi tự vệ của Trung Quốc. Tiếp theo Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp (1992), Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1998) (Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp (1992) quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả 4 quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1998) một lần nữa chính thức thể hiện quan điểm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng mà h thường g i là “vùng nước phụ cận”), thì cho tới tháng 5/2009 cùng với việc đệ trình lên Liên hợp quốc tuyên bố phản đối Đệ trình Ranh giới ngoài Thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia trên Biển Đông, Trung Quốc lần đầu tiên đã đính k m bản đồ “đường chín đoạn” trong một tuyên bố quốc tế. Trong công hàm ngày 17/4/2011 có mục đích phản đối Công hàm của Philippines trước đó, Trung Quốc cũng đã lồng những tuyên bố mới, thể hiện sự leo thang yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc không chỉ tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn đang sử dụng chiêu bài áp dụng luật quốc tế để mở rộng yêu sách đối với các vùng biển [2]. Sau khi thành lập cái g i là “thành phố Tam Sa” (21/6/2012), Trung Quốc liên tục tiến hành các đợt tuyên truyền sâu rộng cả trong và ngoài nước về vai trò, vị trí và ý nghĩa chiến lược của thành phố này, cho rằng “thành phố Tam Sa” thực tế đã trở thành “thành phố cực Nam” của Trung Quốc. Trung Quốc còn tiến hành các hoạt động như: Công bố kế hoạch xây dựng Nhà lưu trữ tư liệu về “thành phố Tam Sa” (26/6/2012); yêu cầu các công ty lữ hành đẩy mạnh tuyên truyền về tiềm năng du lịch Tam Sa; thành lập Văn phòng thường tr của Tân Hoa Xã

tại đảo Ph Lâm (25/8/2012); công bố bản đồ chi tiết về “thành phố Tam Sa”; phát hành sách giới thiệu về cơ sở và bộ máy hành chính của “thành phố Tam Sa”; thành lập Đài phát thanh Nam Hải có phạm vi phát sóng bao phủ toàn bộ Biển Đông; lắp đặt thiết bị truyền hình vệ tinh trên một số đảo, bãi ở Hoàng Sa; dự kiến phát hành Nhật báo Tam Sa trong năm 2013... Nhân dịp kỷ niệm 1 năm thành lập Tam Sa, Trung Quốc đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phô trương thành tựu và các hoạt động liên quan, cho đăng tải nhiều bài viết, phân tích cổ vũ, kích động tinh thần người dân “hướng về Tam Sa”.

Cùng với việc khẳng định chủ quyền, Trung Quốc còn chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” để đẩy nhanh triển khai chiến lược biển. Trung Quốc ra sức vận động các nước liên quan chấp nhận chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, từ hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như dự báo bão, cứu hộ, cứu nạn, nghiên cứu khoa h c với mục tiêu cuối cùng là khai thác dầu khí và tài nguyên. Trong nỗ lực thuyết phục các quốc gia SE N chấp nhận chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, Trung Quốc đã tỏ ra là một bên có thiện chí trong việc th c đẩy hòa bình khu vực. Một mặt, Trung Quốc đã cổ s y cho việc cùng khai thác và hy v ng tiến trình này được nhanh chóng thực hiện với lời hứa “cùng thắng” cho tất cả các bên. Mặt khác, Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ ký kết Tuyên bố ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC) với SE N vào năm 2002 tại Campuchia. Cùng với DOC là các tuyên bố của Trung Quốc “hứa hẹn” sẽ tuân thủ đ ng tinh thần của DOC và Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS). Ngoài ra, Trung Quốc còn ký kết “Điều ước hợp tác hữu hảo Đông Nam Á”, điều này sẽ tăng cường hơn nữa sự tin cậy giữa Trung Quốc với SE N [13]. Năm 2004, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc ký hiệp định thăm dò chung với Công ty Dầu khí Philippines. Năm 2005, công ty dầu khí của ba quốc gia Trung Quốc, Việt Nam và Philippines tiếp tục ký “Hiệp định Công tác địa chất hải dương chung ba bên tại khu vực Biển Đông”.

Trung Quốc phản đối yêu sách của các quốc gia khác cùng với các nỗ lực nhằm đa phương hóa và quốc tế hóa tranh chấp, đặc biệt Trung Quốc tiếp tục kiên định lập trường giải quyết tranh chấp với từng nước SE N và không muốn các nước chia sẻ thông tin về các cuộc đàm phán liên quan tới Biển Đông giữa từng nước với Trung Quốc. Trong cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước, quan chức Bắc Kinh tuyên bố với quan chức Mỹ rằng h coi Biển Đông thuộc phạm vi “lợi ích cốt lõi” của h . Sau diễn đàn RF 17 (2010) tại Hà Nội, trong một thông cáo đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26/7/2010, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói: “Nếu Biển Đông trở thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương, sẽ chỉ khiến cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn và giải pháp sẽ khó khăn hơn... Thực tiễn quốc tế cho thấy cách tốt nhất để giải quyết các bất đồng, tranh chấp đó là các bên liên quan đàm phán song phương trực tiếp”. Bên cạnh đó, báo chí Trung Quốc có một chiến dịch phê phán mạnh mẽ Việt Nam và Mỹ “thông đồng” với mục tiêu quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Thậm chí, nhiều tờ báo Trung Quốc còn cho rằng Việt Nam tìm cách liên minh với Mỹ để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tiểu ết chương 2

Tóm lại, từ thực tiễn hoạt động cụ thể của Trung Quốc ở Biển Đông có thể thấy h đang tiến lên mạnh mẽ theo “quy luật” của các siêu cường trong lịch sử quan hệ quốc tế, đó là phát triển sức mạnh biển với hải quân làm trung tâm dựa trên các yếu tố cứng (dân số, địa lý, tiềm lực kinh tế) và nhất là yếu tố mềm (nhận thức, chính sách và bộ máy). Nói cách khác, Trung Quốc đang hội tụ đủ các khía cạnh để triển khai hiệu quả chiến lược biển, trở thành cường quốc biển, nhất là từ góc độ ý thức của giới cầm quyền và các chính sách triển khai thực hiện. Kết hợp với tiềm lực kinh tế to lớn và một nền chính trị tập trung, Trung Quốc đã xây dựng và có thể huy động nguồn lực để triển khai một chiến lược biển toàn diện. Kết quả là sức mạnh biển tổng hợp của Trung Quốc, nhất là sức mạnh hải quân, đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa đạt được vị thế của một cường quốc biển tầm thế giới, ngay cả ở phạm vi khu vực, năng lực hải quân Trung Quốc vẫn chưa đủ mạnh để áp đảo trong khu vực và thế giới; hơn nữa quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược biển của Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất. Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc mới ở tầm vóc của một cường quốc khu vực, với mục tiêu “phòng vệ biển gần”, hoạt động chủ yếu ở Biển Đông và phía bên trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất. Nhưng trong thời gian tới, tình hình này sẽ thay đổi khi thế và lực của Trung Quốc tiếp tục mạnh lên. Rõ ràng, tất cả các chiến lược và chương trình hành động của Trung Quốc về ngoại giao, kinh tế, quân sự đều được kết hợp chặt chẽ, thực thi trên tất cả các mặt trận và nhất quán phục vụ cho chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)