Về lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam (Trang 55 - 62)

1 34 tu lượ ể ru uốc

2.2. Về lĩnh vực kinh tế

Nền kinh tế biển ngày càng chiếm vị trí quan tr ng trong nền kinh tế Trung Quốc, gồm các ngành chính là nghề cá, vận tải biển, dầu khí, du lịch, đóng tàu, xây dựng hải cảng và khai thác tài nguyên đáy biển. Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế biển trong thập kỷ 1980 là 17%, thập kỷ 1990 là 20%. Ngay từ tháng 05/2003, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra bản “Cương yếu Phát triển kinh tế hải dương toàn quốc”, lần đầu tiên đặt mục tiêu cho việc “từng bước xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc biển”. Trong đó có các mục tiêu như “cường quốc kinh tế biển”, “khoa h c kỹ thuật biển” và “tổng hợp sức mạnh biển”. Còn trong bản “Kế hoạch phát triển kinh tế hải dương Trung Quốc từ năm 2011 đến 2015” [37], do Cục Hải dương quốc gia công bố tháng 01/2013, Trung Quốc đã xác lập mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hải dương hàng năm ở mức 8%, và tới năm 2015 thì tổng giá trị sản lượng kinh tế hải dương sẽ đạt tỷ lệ 10% GDP.

Trong triển khai các mục tiêu của chiến lược biển, Trung Quốc coi tr ng việc đẩy nhanh tốc độ triển khai các chiến lược kinh tế biển theo từng giai đoạn. Theo đó, từ năm 2001 tới 2015, sẽ nâng giá trị kinh tế hải dương

đạt 10% GDP quốc dân, từ năm 2015 tới 2030 lên 18% GDP quốc dân, từ năm 2031 tới 2045 lên 25% GDP quốc dân. Với con số cụ thể, năm 2001, kinh tế hải dương Trung Quốc mới chiếm 3% của GDP, tới 2009 con số này tăng lên hơn 9%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2009 ước đạt hơn 3 ngàn tỷ USD, góp phần đưa thương mại của Trung Quốc tăng nhanh gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP trong một thập niên qua. Như vậy, Trung Quốc đã đạt mục tiêu chặng thứ nhất của quá trình phát triển kinh tế hải dương.

Đối với hoạt động triển khai phát triển kinh tế biển, có sự chỉ đạo đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, trong đó tập trung vào những lĩnh vực chính của kinh tế biển như: (i) Ưu hóa bố cục tổng thể kinh tế biển; (ii) Cải tạo và nâng cao các ngành kinh tế biển truyền thống; (iii) Bồi dưỡng và mở rộng các ngành kinh tế biển mới nổi; (iv) Tích cực phát triển ngành kinh tế dịch vụ biển.

V ưu ố c c tổng thể kinh t biển: Trung Quốc quy hoạch kinh tế

biển trong cả nước thành các khu vực: Vành đai kinh tế biển phía Bắc (bán đảo Liêu Đông, Vịnh Bột Hải, vùng biển và khu vực ven bờ bán đảo Sơn Đông); Vành đai kinh tế biển phía Đông (Giang Tô, Thượng Hải, vùng biển và khu vực ven bờ Triết Giang); Vành đai kinh tế biển phía Nam (Phúc Kiến, đông bằng tam giác sông Chu Giang và hai cánh, Vịnh Bắc Bộ, Hải Nam). Ở cấp độ chính quyền Trung ương, Trung Quốc đưa ra các Quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế biển theo Quy hoạch 5 năm phát triển của quốc gia, ở cấp độ địa phương cũng tập trung xây dựng các Quy hoạch phát triển kinh tế biển địa phương cấp quốc gia (“Quy hoạch phát triển khu kinh tế Quảng Tây - Vịnh Bắc Bộ” (2/2008); “Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Liêu Ninh” (7/2009); “Quy hoạch phát triển kinh tế xanh bán đảo Sơn Đông” (2011), “Quy hoạch phát triển khu kinh tế biển kiểu mẫu Triết Giang” (2/2011) “Quy hoạch phát triển khu kinh tế biển tổng hợp thí điểm

Quảng Đông” (7/2011), “Quy hoạch phát triển khoa h c kinh tế biển thí điểm Thiên Tân” (2011);“Quy hoạch khu công năng biển Tỉnh Hải Nam (2011-2020)” (2012), “Quy hoạch khu công năng biển Thành phố Thượng Hải (2011-2020)” (2012)). Ngoài ra Quốc vụ viện cũng phê chuẩn “Quy hoạch khu công năng biển toàn quốc giai đoạn 2011-2020” (3/2012), sau đó phê chuẩn việc triển khai “Quy hoạch khu công năng biển” đối với 8 tỉnh thành Hà Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Sơn Đông, Quảng Tây, Thiên Tân (10/2012), trong đó ch tr ng việc phát triển kinh tế biển của các khu công năng.

V cải t o, nâng cao hiệu quả c a các ngành kinh t biển truy n thống:

Trung Quốc thông qua các kế hoạch 5 năm và các chính sách cụ thể, khuyến khích đổi mới sáng tạo kỹ thuật, đẩy nhanh việc cải tạo, nâng cấp các ngành kinh tế biển truyền thống như nghề cá, công nghiệp đóng tàu, dầu khí, nghề muối và công nghiệp hóa muối, nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm cũng như giá trị phụ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Quy hoạch phát triển nghề cá 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) (2011) yêu cầu xây dựng ít nhất trên 200 cảng cá cấp 1, nâng cao chất lượng sản lượng thủy sản, đưa tổng lượng thủy sản hàng năm đạt 60 triệu tấn, trong đó các thủy sản nuôi trồng đạt trên 75%, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lên trên 100 triệu ha; nâng hàm lượng kỹ thuật trong các sản phẩm thủy sản lên trên 58%... Quy hoạch phát triển trung dài hạn công nghiệp tàu thuyền (2006-2015), Quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng công nghiệp tàu thuyền, Quy hoạch phát triển công nghiệp tàu thuyền 5 năm lần thứ 12 (2011-2015)…

V đầu tư, ở r ng các ngành kinh t biển m i nổi: Trung Quốc đề ra

chính sách phát triển các khu công nghiệp cấp quốc gia, đưa ra những đột phá lớn về mặt kỹ thuật, căn cứ vào yêu cầu của thị trường, đầu tư và phát triển các ngành kinh tế mới nổi như ngành chế tạo thiết bị công trình biển, ngành lợi dụng nước biển, các ngành chế tạo sản phẩm sinh vật, dược phẩm biển

cũng như ngành tái tạo năng lượng biển (“Cương yếu quy hoạch khoa h c kỹ thuật biển (2008-2015)” (2008) đề ra các yêu cầu đưa ứng dụng khoa h c kỹ thuật vào phát triển kinh tế biển, khoa h c kỹ thuật chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế biển…; “Quy hoạch phát triển trung dài hạn ngành chế tạo thiết bị công trình biển (2011-2020)” tập trung phát triển và nâng cao khả năng chế tạo các thiết bị công trình biển ứng dụng trong các lĩnh vực như khai thác dầu khí, phát triển hỗ trợ nghề cá, cảng biển, chế tạo các thiết bị làm ng t nước biển công xuất 100.000 tấn/ngày…). .

V các ngành dịch v biển: Th c đẩy phát triển ngành giao thông vận

tải biển, ngành du lịch biển, ngành văn hóa biển, tích cực phát triển ngành dịch vụ tài chính, ngành dịch vụ công có liên quan về biển (“Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) yêu cầu nâng cao năng lực vận tải biển, đặc biệt là năng lực vận tải viễn dương, xây dựng các cảng biển tầm cỡ quốc tế như Thượng Hải, Thiên Tân, Đại Liên…, xây dựng đội ngũ tàu thuyền phục vụ vận tải biển).…

Gần đây nhất, Quốc vụ viện Trung Quốc (20/8/2015) đã ban hành “Quy hoạch khu chức năng đặc thù biển toàn quốc” nhằm tăng cường quản lý nhà nước toàn diện về phát triển, khai thác và bảo tồn nguồn tài nguyên, khoáng sản và các nguồn lợi khác ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc. Quy hoạch đã đề ra những nguyên tắc cơ bản, phân khu chức năng và các mục tiêu: (i) uy t : kết hợp khai thác với bảo vệ môi trường; hạn chế cường độ và quy mô khai thác ở các vùng biển gần, đẩy mạnh khai thác ở các vùng biển xa. (ii) u đượ xá đị d t e : Căn cứ vào mục đích khai thác để chia thành 03 loại (gồm khu phục vụ xây dựng thành thị, khu sản xuất ngư nghiệp và khu dịch vụ môi trường sinh thái); căn cứ vào chức năng để chia thành 4 loại (gồm khu vực ưu tiên khai thác, khu khai thác tr ng điểm, khu khai thác hạn chế và khu cấm khai thác). (iii) uy

không gian biển hợp lý, trong đó hình thành cơ cấu bảo vệ tài nguyên ngư nghiệp ở các ngư trường truyền thống, xác lập cơ cấu khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên. (iv) ư : Triển khai thực hiện Quy hoạch theo phương châm “gần dự trữ, xa khai thác”. Quy hoạch cũng đã đề ra những chính sách, biện pháp cụ thể về thuế, đầu tư, sản xuất, phát triển ngành nghề, nguồn nhân lực và việc bảo vệ môi trường để tạo điều kiện cho việc triển khai Quy hoạch; đồng thời phân công chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, chính quyền các cấp, các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong việc quán triệt và triển khai thực hiện Quy hoạch. Quy hoạch đã thể hiện quyết tâm của Ban lãnh đạo Trung Quốc đẩy nhanh triển khai chiến lược biển nhằm sớm đưa Trung Quốc vươn lên thành cường quốc biển.

Trung Quốc có 14 tỉnh, thành phố, đặc khu ven biển với dân số chiếm khoảng 40% tổng nhân khẩu, diện tích chiếm gần 20% tổng diện tích, tuy nhiên hiện nay GDP của 14 tỉnh này đã vượt quá 60% tổng GDP của cả Trung Quốc, và tới năm 2030 có thể vượt quá 70% GDP [24]. Hiện nay, các tỉnh, thành phố lớn ven biển của Trung Quốc như Thượng Hải, Quảng Tây đang đưa vào thực hiện những kế hoạch kinh tế biển to lớn. Thượng Hải phấn đấu tới năm 2020 phát triển thành một trung tâm vận tải biển và cung ứng lớn của quốc tế. Quảng Tây đưa ra “Kế hoạch sắc xanh”, đẩy mạnh việc xây dựng khu vực vịnh Bắc Bộ thành một cửa ngõ lớn ra biển ở phía tây nam [20].

Nhiều chuyên gia cho rằng, một quốc gia khi có nền kinh tế hải dương chiếm tỷ lệ 5% GDP, quốc gia này đã là nước lớn hải dương, nếu chiếm từ hơn 10 đến 15% GDP thì đã là cường quốc hải dương [18]. Nếu so sánh với mốc thời gian cho các kế hoạch kinh tế hải dương của Trung Quốc, quãng thời gian từ 2015 đến 2030 sẽ là khoảng thời gian để Trung Quốc vươn dậy thành cường quốc hải dương ít nhất là về kinh tế.

Tuy nhiên mức độ tăng trưởng vẫn chưa như mong muốn như sản xuất dầu khí (do cầu trong nước giảm và do chính sách kiểm soát sản xuất dầu

khí), ngành sản xuất muối, vận tải biển và đánh cá. Người phát ngôn Cục hải dương quốc gia Tần Thanh Phong cho biết, các ngành này đều đang gặp phải khó khăn về công nghệ để vừa nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường tài nguyên biển. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phải đương đầu với tình trạng nước biển dâng. Nguyên nhân là do ở cấp độ tổng thể, chính sách phát triển kinh tế biển của Trung Quốc vẫn ở các nét khái quát. Phát triển kinh tế biển được hiểu là “nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, lấy bảo hộ môi trường sinh thái hải dương làm nhiệm vụ chủ đạo trước mắt, lấy xây dựng hải quân mạnh làm giai đoạn tiếp sau, lấy pháp luật làm căn cứ, thực hiện việc phối hợp giữa hải quân và lục quân, liên kết động viên các địa phương, phối hợp toàn diện, hợp tác cùng thắng, xây dựng chiến lược phát triển hải dương đặc sắc Trung Quốc”. Một số chiến lược cụ thể về nghề cá, dầu khí, giao thông vận tải biển chưa được phát triển theo cấp ngành cũng như phối hợp ở cấp độ quốc gia.

Tại khu vực Biển Đông, cách tiếp cận trên lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc có thể xem là cách tiếp cận theo hướng khá mềm dẻo nhằm sử dụng kinh tế để bắc cầu cho các hoạt động ngoại giao và xoa dịu phần nào quan ngại của các nước trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn. Mục tiêu của Trung Quốc là muốn thông qua hợp tác, liên kết kinh tế khu vực để mở rộng biên giới mềm, mở rộng không gian kinh tế ra toàn khu vực nhằm đạt được mục đích “cùng khai thác Biển Đông”. Chiến lược về kinh tế của Trung Quốc tại Biển Đông chính là “chủ động đề xuất và xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực” thông qua các kế hoạch hợp tác trung và dài hạn. Có thể khái quát các bước đi của Trung Quốc như sau:

Một là, Trung Quốc chủ động xây dựng thể chế hợp tác SE N 1, hoạt động có hiệu quả trong thể chế SE N 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và phát huy lợi thế trong khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN.

Hai là, triển khai sáng kiến hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) mở rộng bao gồm cả hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc để từ đó xây dựng các trục đường xuyên Á, mở rộng không gian của nền kinh tế.

Ba là, ủng hộ và tích cực triển khai sáng kiến hợp tác xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc (“Hai hành lang” tức là hai hành lang kinh tế “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” và “Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” còn “một vành đai” là “vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ”).

Bốn là, đề xuất ý tưởng chiến lược về hợp tác kinh tế vùng vịnh Bắc Bộ mở rộng. Ý tưởng này lần đầu tiên được Bí thư Khu ủy Quảng Tây Lưu K Bảo đưa ra tại Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng Vịnh Bắc Bộ tổ chức tại Nam Ninh ngày 10/7/2006. Hàm ý của chiến lược hợp tác kinh tế vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng là thiết lập một hạng mục hợp tác tiểu vùng mới, sâu hơn trong khuôn khổ hợp tác Trung Quốc – SE N. Hợp tác tiểu vùng mới này có đặc điểm nổi bật là đẩy mạnh hợp tác trên biển giữa Trung Quốc và SE N. Ngoài ra, chiến lược hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ còn được kết hợp với nhiều chiến lược khác như: (i) Kết hợp với chiến lược khai thác miền Tây Trung Quốc, hình thành cửa ngõ riêng của khu vực Tây Nam Trung Quốc thông qua các tuyến đường biển có thể kết nối với các nước phát triển hơn tại Đông Nam Á; (ii) Kết hợp với chiến lược năng lượng, nhằm hướng các bên hữu quan thiết lập kênh cung cấp năng lượng và tài nguyên chiến lược mới; (iii) Kết nối với tiến trình triển khai “Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - SE N”, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải thu h t các quốc gia Đông Nam Á đầu tư mậu dịch vào đây; (iv) Kết hợp với chiến lược tăng cường khai thác tiểu vùng với các nước xung quanh của Trung Quốc, mở rộng vành đai Vịnh Bắc Bộ vượt ra ngoài khuôn khổ hợp tác vùng biển giữa Việt Nam với Trung Quốc, đến các nước SE N, bao trùm cả Biển Đông; (v) Kết hợp với chiến lược tổng thể mở cửa của Trung Quốc, tạo cho khu vực Tây Nam Trung Quốc một cửa ngõ thông ra

biển thuận lợi, tạo điều kiện cho chủ đầu tư, thương nhân và doanh nghiệp các nước Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới đầu tư vào Trung Quốc. Ý tưởng hợp tác kinh tế vùng vịnh Bắc Bộ mở rộng sau đó đã được phát triển thành “Chiến lược M – Một trục hai cánh”. Trong kế hoạch hợp tác “một trục hai cánh”, rõ ràng Trung Quốc tập trung chỉ đạo triển khai “cánh” trên biển. Trung Quốc thể hiện là người cầm chịch, chủ động sắp xếp cuộc chơi và đặt các nước trong khu vực vào thế bị động. Các mục tiêu chính của Trung Quốc là: (i) Khai thác tuyến đường vận chuyển huyết mạch qua Biển Đông và eo biển Malacca, cạnh tranh với Mỹ và Nhật Bản trên các tuyến vận tải chủ yếu này; (ii) Vươn ra đại dương để mở rộng không gian phát triển, khai thác các nguồn lợi từ biển để khắc phục các thiếu hụt về tài nguyên trong nước, nhất là về năng lượng và nguyên liệu, gia tăng khai thác dầu khí và tài nguyên biển theo hướng “xa trước, gần sau”; (iii) Thông qua kinh tế để tăng cường ảnh hưởng về chính trị và an ninh, vận dụng m i kênh hợp tác để mở rộng lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng biển liền kề; (iv) Đưa các chương trình hợp tác đã có với SE N trên tuyến biển (cả đa phương và song

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)