Giải pháp quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam (Trang 108 - 122)

Chƣơng 3 : TÁC ĐỘNG VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

3.3. Một số kiến nghị và đề xuất

3.3.4. Giải pháp quốc phòng, an ninh

- Xây dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trên biển. Kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, được thể hiện trong chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương và trong các dự án đầu tư lớn nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới. Việc quy hoạch các trung tâm kinh tế tr ng điểm ở ven biển, bố trí cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng (đường sá, bến cảng, sân bay...), cần phải kết hợp hài hòa, vừa phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, vừa phải đảm bảo yêu cầu về quốc phòng - an ninh. Cần xác định các vùng kinh tế ở ven biển là căn cứ, là hậu phương trực tiếp của các vùng biển tr ng điểm, bảo đảm khi cần thiết có thể huy động nguồn lực tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xử lý các tình huống trên biển trong thời bình và khi xảy ra chiến tranh. Trên các đảo, cần đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, căn cứ vững chắc để tiến ra khai thác và hoạt động ở biển xa, đồng thời là tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền; đưa dân từ đất liền ra đảo để phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ. Ngoài ra cần củng cố hệ thống công trình phòng thủ và xây dựng mới một số cơ sở dịch vụ khai thác biển để tăng thêm thành phần dân sự, thành phần kinh tế, tăng tính pháp lý của quyền sở hữu.

- Đầu tư phát triển, hiện đại hóa quân đội đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ biển, đảo trong thời k mới. Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về m i mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Đặc biệt, cần đầu tư thích đáng cho việc hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân để đảm bảo khả năng phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong tình hình mới; đầu tư lớn cho các lực lượng tham gia bảo vệ và quản lý biển đảo như Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Bộ đội biên phòng; ch tr ng đào tạo đội ngũ sỹ quan kỹ thuật, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí, khí tài thế hệ mới. Tích cực củng cố các bãi, đảo hiện ta đang kiểm soát, đặc biệt là các đảo ở khu vực Trường Sa; đầu tư phát triển các căn cứ hải quân và không quân tại các đảo có vị trí gần Trường Sa như Ph Quý, Côn Đảo để

một mặt tăng cường chuỗi phòng thủ trên biển, mặt khác ứng phó nhanh với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra tại khu vực quần đảo Trường Sa. Đầu tư thích đáng, hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực vận hành sử dụng nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của phương tiện KHKT trong tình hình mới. Bộ Quốc phòng xây dựng phương án cụ thể trong các tình huống như: Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm thêm các đảo, đá và khu vực nhà giàn của Ta; xảy ra va chạm giữa các tàu của Ta và các tàu của Trung Quốc tại các khu vực biển, đặc biệt tại các điểm Trung Quốc có thể đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Ta.

- Chủ động đánh giá, xác định các mối đe d a, nguy cơ đối với an ninh quốc gia trong thời k đẩy mạnh hội nhập; trong đó tập trung đánh giá tổng thể môi trường an ninh, chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là những chuyển động mới trong triển khai chính sách đối với khu vực; rà soát và điều chỉnh chính sách phù hợp để tạo bước đột phá trong triển khai chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện; dự báo và triển khai các biện pháp đối phó, xử lý các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Xây dựng kịch bản ứng phó theo những cấp độ căng thẳng của tình hình thực tế, thống nhất các phương án phối hợp hành động và phân công trách nhiệm cụ thể giữa các Bộ, Ngành hữu quan, nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Ban đối ngoại Trung ương Đảng, Ban Biên giới Chính phủ, Bộ Công an và Tổng cục Dầu khí…. Thông qua kênh hợp tác của Bộ Công an, đẩy mạnh công tác phối hợp đấu tranh chống tội phạm từ trung ương tới các địa phương giáp biên giới của hai nước, tập trung vào các loại tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán phụ nữ, buôn lậu vũ khí, ma t y, buôn bán trên biển, đặc biệt là khu vực biển giáp Việt Nam.

- Tích cực tham mưu cho lãnh đạo cơ quan đại diện của ta tại địa bàn làm tốt công tác an ninh nội bộ, chủ động phát hiện âm mưu và hoạt động của CQĐB Trung Quốc … Kiểm soát chặt chẽ số Việt kiều, doanh nghiệp và lưu

h c sinh ở Trung Quốc; giáo dục nâng cao lòng yêu nước và nhận thức đ ng đắn những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước Việt – Trung, tránh để các thế lực bên ngoài kích động chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại quan hệ Việt - Trung. Bộ giáo dục đào tạo cần phối hợp Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Ban, ngành liên quan xây dựng quy chế quản lý lưu h c sinh tại Trung Quốc. Phải quan tâm gi p đỡ lưu h c sinh khi gặp khó khăn, thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi để khơi dậy tình cảm quê hương, đất nước, ngăn chặn âm mưu lôi kéo của CQĐB Trung Quốc. Cần hỗ trợ các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ban hành ấn phẩm định k để thông qua đó tuyên truyền, định hướng cho hoạt động của h . Ngoài ra, còn phải nắm chắc hoạt động của các tổ chức thanh niên, sinh viên trong nước, không để h có những hành động quá khích như biểu tình, đập phá và hành hung người Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước và gây khó khăn cho việc xử lý của các cơ quan chức năng liên quan. Theo dõi chặt chẽ cộng đồng người Hoa, sự liên kết giữa cộng đồng người Hoa ở Việt Nam với các nước trong khu vực, phát hiện và nắm các động thái của Trung Quốc nhằm điều khiển cộng đồng người Hoa ở Việt Nam xâm hại đến lợi ích và NQG Việt Nam. Chủ động đề ra các phương án ứng phó với các vấn đề liên quan đến người Hoa, như biểu tình, gây rối, đầu cơ lũng đoạn thị trường…

- Đẩy mạnh công tác thu tin, nắm tình hình, tập trung phát hiện sớm âm mưu, ý đồ triển khai chiến lược biển của Trung Quốc có liên quan đến lợi ích và ANQG Việt Nam; những hành động cụ thể triển khai chiến lược biển của Trung Quốc gây nguy hại cho Việt Nam như khẳng định chủ quyền “phi pháp” tại các diễn đàn quốc tế, xua đuổi tàu cá, bắt giữ ngư dân Việt Nam, khai thác khoáng sản, đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo, đưa phương tiện vũ khí ra các đảo đã chiếm đóng..., đặc biệt ch ý phát hiện sớm âm mưu đánh chiếm thêm các đảo, đá hoặc nhà giàn của Việt Nam.

Tiểu ết chương 3

Với tham v ng trở thành cường quốc biển, trong những năm tới Trung Quốc sẽ th c đẩy mạnh mẽ triển khai chiến lược biển, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông. Chiến lược biển của Trung Quốc sẽ tác động mạnh đến quan hệ quốc tế, khu vực từ các cấp độ bao quát như khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến cấp độ hẹp hơn bao gồm các quốc gia SE N, một số nước lớn trên thế giới và quan tr ng nhất là Việt Nam. Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc sẽ khiến Việt Nam chịu sự tác động đáng kể liên quan đến chủ quyền quốc gia, các lợi ích chính đáng theo luật phát quốc tế và các cơ hội phát triển cho Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã, đang và sẽ lấy thực hiện chính sách “cân bằng quan hệ giữa các nước lớn”, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” làm phương châm chỉ đạo trong triển khai chính sách đối ngoại cũng như đối phó với chiến lược biển của Trung Quốc. Việt Nam có thể trở thành một quốc gia biển mạnh hay không có liên quan mật thiết với Trung Quốc nhìn từ góc độ cơ hội và thách thức. Đảm bảo và củng cố vị thế tại khu vực Đông Nam Á và quan tr ng hơn là gìn giữ những gì thuộc về chủ quyền chính đáng của mình là điều thôi th c Việt Nam trong nỗ lực hoạch định một chiến lược biển hợp lý để tăng cường vị thế của mình, đảm bảo cho quan hệ Việt - Trung đi đ ng quỹ đạo và tạo cơ hội tốt th c đẩy vấn đề Biển Đông được giải quyết thỏa đáng. Tất cả điều này sẽ gi p cho Việt Nam xây dựng, củng cố được môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

ẾT LUẬN

Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, là một quốc gia ven biển với bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong ph , dồi dào, có những tuyến hàng hải sôi động và quan tr ng bậc nhất thế giới đi qua, cho nên việc Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc biển và tích cực triển khai thực hiện mục tiêu này là điều tất yếu. Trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc đã hội đủ các điều kiện cả trong và ngoài nước, tiềm lực kinh tế, quốc phòng to lớn, mức độ tập trung chính sách cao độ, tạo dựng được vị thế và ảnh hưởng mạnh mẽ tại khu vực CÁ-TBD và trên thế giới, Trung Quốc đã, đang và sẽ th c đẩy mạnh mẽ triển khai chiến lược biển, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông, bởi Biển Đông được coi là điểm khởi đầu và cũng là khu vực quan tr ng nhất với tham v ng trở thành cường quốc biển của Trung Quốc.

Với định hướng gia tăng kiểm soát, hiện diện, tiến tới độc chiếm toàn bộ Biển Đông, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai chiến lược biển trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự… và trên thực địa với cường độ mạnh mẽ hơn, thái độ quyết đoán hơn. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường, đảm bảo 5 hiện diện tại khu vực Biển Đông gồm hành chính, pháp lý, chính trị, ngoại giao và tuyên truyền, trước mắt là tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố cơ sở pháp lý, tiến tới triển khai trang thiết bị quân sự và đưa người dân ra sinh sống tại các đảo nhân tạo vừa xây dựng trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những động thái này của Trung Quốc sẽ đặt ra thách thức gay gắt đối với nhiệm vụ giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.

Trước âm mưu, ý đồ và những hành động sẽ triển khai sắp tới của Trung Quốc, điều quan tr ng nhất là Việt Nam cần kiên định chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và linh hoạt, kiên trì khẳng định và tìm m i cách bảo vệ

chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển tại khu vực Biển Đông. Ngoài ra, ch ng ta cần tạo m i điều kiện thuận lợi, triển khai các chính sách ưu đãi và tăng cường đầu tư để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng, triển khai các chiến lược, kế hoạch liên quan, s n sàng đối phó với tác động tiêu cực từ việc triển khai chiến lược biển của Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, đặt biệt là các nước lớn, thể hiện mạnh mẽ vai trò của Việt Nam trong cộng đồng SE N, một mặt gi p nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tận dụng ảnh hưởng, sự ủng hộ của các nước lớn, hướng việc giải quyết tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ trên Biển Đông theo hướng có lợi cho ta.

Bên cạnh đó, ch ng ta cần tổ chức tốt công tác nghiên cứu khoa h c, tổng kết lịch sử những vấn đề liên quan đến Trung Quốc và việc triển khai chiến lược biển của Trung Quốc, những tác động và giải pháp ứng phó của Việt Nam, kịp thời r t ra bài h c kinh nghiệm để tham mưu cho các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước ứng phó kịp thời với ảnh hưởng tiêu cực từ việc triển khai chiến lược biển của Trung Quốc, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại khu vực Biển Đông, xây dựng môi trường xung quanh hòa bình, ổn định, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta./.

TÀI LIỆU THAM HẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Đặng Lan nh (3/1012), “Quan niệm về chủ quyền của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế.

2. Nguyễn Thị Lan nh (6/2011), “Về những yêu sách mới của Trung Quốc trên biển Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc.

3. Hồ Bác (6/2012), “Chính sách Hải quyền Trung Quốc”, Nhà xuất bản Tân Hoa Xã.

4. Báo Nhà khoa h c mới, (5/2013) “Trung Quốc giành được vị trí quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực”.

5. Đỗ Minh Cao (2010), “Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến an ninh thế giới”.

6. Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (4/2013), “Quy hoạch sự nghiệp phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12”.

7. Nguyễn Đình Luân (3/2015), “Năm đặc điểm của tư duy về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế.

8. Nguyễn Đình Liêm (11/2011), “Triển v ng quan hệ Trung-Việt trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc.

9. Lê Văn Mỹ (3/2015), “Bước đầu tìm hiểu về ngoại giao láng giềng của Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc.

10. Lê Văn Mỹ (2014), “Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI”.

11. Nguyễn Công Minh (2013), “Một số nét về chính sách ngoại giao láng giềng mới của Trung Quốc”.

12. Nhà xuất bản kinh tế - khoa h c, Trung Quốc (2007), “Chiến lược phát triển biển của Trung Quốc”.

13. Nhà xuất bản Khoa h c xã hội, Hà Nội, “Trung Quốc - 25 năm cải cách, mở cửa: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

14. Nguyễn Quang Ng c (6/2011), “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX: Tư liệu và sự thật lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc.

15. Đảng Nhuệ Phong, Tăng Thần, Hồng Yến (5/2008), “Cục diện chiến lược ngoại giao Trung Quốc - Láng giềng quan tr ng hàng đầu”, Tạp chí Thông tin Khoa h c xã hội, Trung Quốc.

16. Nguyễn Huy Quý (3/2006), “Những động thái của quan hệ Trung - Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc.

17. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (10/2011), “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc”.

18. Tuần báo Kinh tế Trung Quốc (9/2010), “Vì sao tôi đề nghị xây dựng chiến lược cường quốc biển quốc gia”.

19. Hoàng nh Tuấn (2014), “Báo cáo Tình hình Biển Đông và cách ứng phó của ta”.

20. Vương Th Thành (2013), “Tổng luận Chiến lược cường quốc biển Trung Quốc”, Nhà xuất bản tạp chí Khoa h c điện tử Trung Quốc.

21. Thông tấn xã Việt Nam (11/2012), “Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18”, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trình bày.

22. Thông tấn xã Việt Nam (01/2010), “Nhận thức về chiến lược biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam (Trang 108 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)