Vị ngữ cầu khiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt (Trang 35 - 38)

2. Các đặc điểm xác định câu cầu khiến tiếng Việt

2.1. Vị ngữ cầu khiến

Vị trí vị ngữ trong câu cầu khiến theo chúng tơi là quan trọng nhất vì đây là vị trí khơng thể vắng mặt. Mặt khác, nội dung cầu khiến mà người nói

muốn truyền đạt tới người nghe được tập trung biểu hiện ở vị trí này. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đặc điểm này là đặc điểm đầu tiên khi nghiên cứu.

Đặc điểm từ loại của các đơn vị nằm ở vị trí này thường là động, tính từ.

Thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp các câu cầu khiến có danh từ đảm nhiệm chức vụ này. Hoặc cũng có những trường hợp ở vị trí này ta bắt gặp một vị từ tình thái. Ví dụ:

a.Nước! Nước!

b.Các bạn ơi, ca nhạc chút cho vui đi. c.(Để em đưa anh đi.)

Đừng. Anh đi một mình.

Thực ra câu a) là một câu tỉnh lược động từ cịn lại bổ ngữ, câu b) thì danh từ “ca nhạc” được dùng với ý nghĩa như một động từ chỉ hành động. Câu c) là câu tỉnh lược động từ, chỉ cịn lại vị từ tình thái.

Thực chất nội dung cầu khiến ở đây vẫn là một sự thay đổi trạng thái, tính chất hoặc sự thực hiện hay khơng thực hiện một hành động q trình nào đó. Những trường hợp ở vị trí này là các danh từ hoặc các vị từ tình thái thì đó chỉ là sự tỉnh lược nhờ hồn cảnh giao tiếp.

Ví dụ: Để em đưa anh đi. Đừng. Anh đi một mình. Ta có thể khơi phục như sau: Để em đưa anh đi .

Em đừng đưa. Anh đi một mình.

Chúng ta cần lưu ý rằng, trường hợp chỉ cịn vị từ tình thái cầu khiến chỉ xảy ra đối với hành vi ngăn cản bởi vì hành động của người nghe đã sắp xảy ra hoặc đang xảy ra vì thế người nói khơng cần nhắc lại nội dung hành

động đó nữa mà chỉ cần thể hiện bằng vị từ tình thái mà thơi. Chính ngữ cảnh đã tạo điều kiện cho lối nói tỉnh lược này.

Cũng chính vì vậy mà số lượng câu cầu khiến có vị ngữ là danh từ và chỉ có vị từ tình thái làm vị ngữ là rất ít, mà chủ yếu vẫn là sự đảm nhiệm của động từ và tính từ. Tuy nhiên về số lượng, hai từ loại này là không bằng nhau. Câu cầu khiến là loại câu mà người nói mong muốn người nghe thực hiện hoặc không thực hiện hoặc ngừng thực hiện một hành động, một q trình, một trạng thái nào đó. Qua tư liệu chúng tơi khảo sát thì số lượng tính từ tham gia vào vị trí này là ít hơn rất nhiều so với các động từ. Mặt khác, không phải động từ nào trong tiếng Việt cũng có khả năng đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu cầu khiến.

Tác giả Nguyễn Thị Quy khi bàn về các vị từ hành động trong tiếng Việt cũng cho rằng, khi tham gia vào những kết cấu cầu khiến với tư cách làm bổ ngữ chỉ nội dung sự cầu khiến cho các vị từ cầu khiến của vị từ là do tính chất chủ ý [+chủ ý] đưa lại.

Theo chúng tơi, đã là cầu khiến thì bao giờ cũng hướng tới con người, chờ đợi sự đáp lại bằng hành động hoặc biến đổi. Con người là đối tượng duy nhất có khả năng hiểu hành vi cầu khiến của người khác và có ý thức thực hiện hành động phản hồi. Vì vậy, các động từ xuất hiện ở vị trí vị ngữ của câu cầu khiến bao giờ cũng là các động từ [+chủ ý], con người có khả năng khống chế, điều khiển được các hành động đó. Những vị từ khơng có tính chất khống chế thì khơng có khả năng đảm nhận chức năng ở vị trí này.

Như vậy, không phải tất cả các động từ chỉ hoạt động của con người đều có khả năng đi vào câu cầu khiến. Trong thực tế, có những hoạt động con người dễ có khả năng khống chế, kiểm sốt được (ví dụ: ăn, ngủ, nói, cười, đi,

viết... ) hoặc những trạng thái con người có thể điều chỉnh được ở một mức độ

những hoạt động trạng thái mà con người khơng thể điều khiển được mặc dù đó là hoạt động diễn ra do chính bản thân mình, bản thân có thể ý thức được (ví dụ: ốm, chết, vấp, ngất, trở dạ, sốt, nói mê, hắt xì, có, cịn, cao, thấp, đẹp,

tốt, xấu, béo, gầy...). Những vị từ như vậy hồn tồn khơng có khả năng

chuyển tải nội dung mệnh lệnh trong câu cầu khiến. Ví dụ:

a.Hãy ngủ đi b.*Hãy vấp đi!

c.*Hãy béo lên, đừng gầy đi!

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)