Những dấu hiệu hình thức đánh dấu câu cầu khiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt (Trang 44 - 48)

2. Các đặc điểm xác định câu cầu khiến tiếng Việt

2.5. Những dấu hiệu hình thức đánh dấu câu cầu khiến

Như trên chúng tơi đã nói, trong tiếng Việt khơng phải chỉ có các câu có dấu hiệu hình thức là cầu khiến mới có thể thực hiện mục đích cầu khiến. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các kết cấu nghi vấn, cảm thán, trần thuật đều có khả năng thực hiện được chức năng cầu khiến trong những ngữ cảnh nhất định. Tiếng Việt khơng có phạm trù ngữ pháp “thức” và các dấu hiệu hình thức đánh dấu các phạm trù ngữ pháp rất nghèo nàn nhưng trong cấu trúc cú pháp của câu bao giờ cũng phải có chỗ dành cho những phương tiện ngôn ngữ (chẳng hạn như một số từ ngữ nào đó) giúp ta quy câu về một kiểu nhất định gắn với một mục đích phát ngơn (lực ngơn trung) điển hình. Và câu cầu khiến cũng khơng nằm ngồi bối cảnh chung như vậy.

Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tơi chỉ xin khảo sát những câu cầu khiến đích thực, những câu mà hiệu lực tại lời (lực ngôn trung) thống nhất với dấu hiệu hình thức.

Theo chúng tơi, dấu hiệu hình thức để xác định câu cầu khiến như sau: - Các vị từ tình thái và các động từ tình thái đứng ở đầu câu: hãy, đừng,

chớ, nên, cần, phải...

Ví dụ:

a.Cậu hãy ở nhà ăn cơm đã. Cháu đi nấu bây giờ.

(CHR-HP-32) b.Khơng nên đánh lừa mình như thế.

(ĐK-ĐR-94)

Vị trí của những dấu hiệu này trong phát ngơn là ngay sau chủ ngữ ngôi thứ hai hoặc ngôi gộp. Đối với những phát ngôn vắng mặt phương tiện chủ ngữ thì nó đứng ngay ở đầu câu.

- Các tiểu từ tình thái cuối câu: đi, với, xem, nào.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Chi trong cơng trình “Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu khiến trong câu tiếng

Việt”, Luận văn thạc sĩ (1998), thì các tiểu từ tình thái cuối câu có ý nghĩa

tình thái cầu khiến là: đi, với, xem, đã, thơi, nào, nhé. Tuy nhiên, theo quan

điểm nghiên cứu của mình, chúng tơi chỉ xác định các tiểu từ đi, với, xem, nào là các tiểu từ được coi là dấu hiệu hình thức đánh dấu câu cầu khiến.

Ví dụ: Cậu ăn cơm đã!

Phát ngơn này có thể là một phát ngơn có ý nghĩa cầu khiến nhưng ý nghĩa cầu khiến không phải được suy ra một cách trực tiếp từ tiểu từ “đã” mà được suy ra một cách gián tiếp từ ý nghĩa chung, khái quát mà tiểu từ này mang lại cho phát ngơn. Đó là ý nghĩa ưu tiên của việc thực hiện hành động này so với hành động khác. Với “P đã”, người nói muốn người nghe thực hiện một hành động P trước một hành động P’ nào đó. Người nói cho rằng nên

thực hiện hành động P’ trước, P’ có thể là một hành động tiên quyết để thực hiện P.

“Nhé” cũng có ý nghĩa cầu khiến đối với một phát ngơn như “Cậu ở lại đây chơi với mình một lát nhé”. Tuy nhiên, ở một phát ngôn như “Cậu về nhé” thì khó có thể xác nhận là một câu cầu khiến. (Nếu hiểu là cầu khiến, trong trường hợp “cậu” chỉ người nghe, tức là khách, thì hóa ra là chủ đuổi khách!). Bất luận chủ ngữ “cậu” là người nói hay người nghe, thì câu trên đây nên được hiểu như là một lời từ biệt hay một lời dặn dò.

Tương tự như vậy đối với tiểu từ “thơi”. “P thơi” cấu tạo phát ngơn có ý nghĩa cầu khiến về hành động P nhưng tiểu từ “thôi” tiền giả định rằng người nghe (hoặc cả người nói) đang thực hiện một hành động P’ nào đó. Người nói cho rằng cần phải chấm dứt hành động P’ nào đó để thực hiện hoặc mới có điều kiện để thực hiện P.

- Các động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến: cấm, yêu cầu, mời, xin, ra lệnh, đề nghị, khuyên, cho...

Ví dụ: a.Con mời bố mẹ xơi cơm. b.Cấm hút thuốc!

c.Đề nghị mọi người phát biểu ý kiến của mình.

- Các động từ có ý nghĩa cầu khiến khác: hộ, giúp (giùm), để, nhớ. Ví dụ: a.Anh giải giúp em bài tập này.

b.Để em tiễn anh.

c.Mai nhớ mang sách nhé.

3. Tiểu kết

Từ những điều trình bày ở trên, có thể kết luận quan niệm của chúng tơi về câu cầu khiến như sau:

Về mặt nội dung: cầu khiến là phát ngơn mà người nói nói ra nhằm hướng người nghe đến việc thực hiện một hành động, đạt đến một trạng thái, một q trình nào đó. Người nói u cầu người nghe thực hiện một hành động phản hồi (hành động ngôn ngữ hoặc phi ngơn ngữ). Chính vì vậy nên đối tượng hướng đến của câu cầu khiến phải là con người.

Về hình thức: các phát ngơn cầu khiến phải chứa đựng những dấu hiệu hình thức nhất định như: các vị từ tình thái, các tiểu từ tình thái cuối câu hoặc các động từ ngữ vi để chỉ ra rằng nó là câu cầu khiến.

Cuối cùng thì một phát ngơn có nội dung và hình thức như trên cũng phải được đặt trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, đặt trong mối liên hệ giữa người nói (người viết) và người nghe (người đọc) cũng như đặt trong mối liên hệ với những câu xuất hiện trước và sau nó.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)