Khả năng hiện thực hóa của nội dung cầu khiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt (Trang 40 - 42)

2. Các đặc điểm xác định câu cầu khiến tiếng Việt

2.3. Khả năng hiện thực hóa của nội dung cầu khiến.

Một câu cầu khiến bao giờ cũng thể hiện sự biến đổi từ phi hiện thực tính thành hiện thực tính trong một khoảng thời gian từ hiện tại tới tương lai. Nó khơng chỉ phản ánh mối quan hệ giữa câu nói với hiện thực mà cịn phản ánh mối quan hệ giữa hành động của người nói với sự thay đổi hiện thực, làm

xuất hiện một hiện thực mới. Vì thế giá trị giao tiếp đích thực của câu cầu khiến được quy định bởi khả năng hiện thực hóa nội dung cầu khiến. Điều này thể hiện trước hết ở chủ thể tiếp nhận. Đối với câu cầu khiến thì chủ thể tiếp nhận khơng chỉ đơn thuần là người tiếp nhận nội dung câu nói mà sau khi tiếp nhận nội dung câu nói thì chủ thể tiếp nhận sẽ biến thành chủ thể tiềm tàng thực hiện hành động được cầu khiến. Khi nội dung cầu khiến được truyền đạt trực tiếp từ người nói đến người nghe thì người nghe có trách nhiệm thực hiện một hành động phản hồi, người nghe sẽ là chủ thể của hành động phản hồi ấy.

Chủ thể thực hiện và khả năng hiện thực hiện của chủ thể tiếp nhận gắn với tính hiện thực của một câu cầu khiến. Chính vì vậy, tính chân thực của một câu cầu khiến được quy định bởi chủ thể tiếp nhận là con người. Vì chỉ có con người mới có khả năng tiếp nhận hành động cầu khiến một cách có ý thức và cũng chỉ có con người mới có khả năng thực hiện hành động đáp trả lại một cách có ý thức. Nếu con vật có thể thực hiện được một hành động nào đó theo mệnh lệnh của con người (ví dụ những con thú trong rạp xiếc, con trâu đi cày, con chó tìm đồ vật cho chủ...) thì cũng phụ thuộc vào việc con người có huấn luyện được những phản xạ có điều kiện cho chúng hay khơng.

Một nội dung yêu cầu có khả năng hiện thực hóa là nội dung thể hiện một hành động, tính chất hay q trình mà người nghe có thể thực hiện và người nói biết chắc chắn rằng người nghe có khả năng thực hiện được.

Xét những ví dụ dưới đây :

a.Hãy cháy lên ngọn lửa trên cao nguyên! b.Đừng xanh như lá bạc như vôi!

c.Hãy ngủ ngoan đi cây ơi!

Những câu trên không được coi là những câu cầu khiến đích thực mặc dù nó có những dấu hiệu hình thức chỉ ra rằng nó là câu cầu khiến. Nội dung

yêu cầu của các câu cầu khiến này không phải là nội dung theo câu chữ mà câu truyền tải. Người nói khi nói khơng cần biết đến khả năng thực hiện của người nghe cũng như khơng cần tính đến khả năng hiện thực hóa của nội dung cầu khiến theo câu chữ. Chúng tôi cho rằng đây không phải là những câu cầu khiến chân thực, nó khơng xuất hiện trong giao tiếp chân thực hàng ngày mà chỉ xuất hiện trong những văn bản nghệ thuật, trong truyện cổ tích, truyện thần thoại. Và trong những trường hợp như vậy thì chủ yếu chúng mang phong cách tu từ (ẩn dụ, nhân hóa đặc trưng nào đó). Vì vậy mặc dù có những dấu hiệu hình thức nhất định và chủ thể tiếp nhận là con người nhưng chúng vẫn không phải là câu cầu khiến theo nghĩa đích thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)